Dịch vụ công ích thiết yếu là gì?
TÌm hiểu về dịch vụ công thiết yếu
Dịch vụ công ích thiết yếu là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm khi mà mới đây Công an thành phố Hà Nội đã đề xuất các nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường ở Hà Nội từ 6/9 trong đó có các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu.
1. Thế nào là dịch vụ công ích thiết yếu?
Sau đây là một số khái niệm về dịch vụ công ích thiết yếu theo các văn bản quy phạm pháp luật Hoatieu xin mời các bạn tham khảo:
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014
Theo luật sư Phạm Hải Long, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, các văn bản quy phạm pháp luật có đề cập đến một số khái niệm về dịch vụ công ích thiết yếu như Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
Theo Khoản 4, Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, định nghĩa dịch vụ công ích là:
Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc sản phẩm, dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).
2. Dịch vụ nào là công ích thiết yếu?
Theo công văn 2601/KGVX do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 3/4/2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng đã quy định rõ những cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình thuộc danh mục hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.
Danh sách này gồm nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu.
Ngoài ra, danh mục hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu còn có cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc; cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm; chứng khoán, bưu chính viễn thông, dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, khám chữa bệnh, tang lễ.
Những đơn vị trên được hoạt động tại các địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và là các đơn vị thuộc nhóm do công an cấp xã cấp giấy đi đường (nhóm 6).
3. Dịch vụ công ích thiết yếu bao gồm những gì?
Sau đây là một số dịch vụ công ích thiết yếu bảo đảm an sinh xã hội mà doanh nghiệp nhà nước cung cấp quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP:
a) Dịch vụ bưu chính công ích;
b) Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
c) Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;
d) Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
e) Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;
g) Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng);
h) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm về danh sách các dịch vụ công ích tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP.
4. Đơn đề nghị cấp giấy đi đường từ 6/9
Mời các bạn tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy đi đường từ 6/9 tại Đây.
5. Hướng dẫn cấp giấy đi đường cho người làm dịch vụ công ích thiết yếu
- Bước 1: Các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên hệ với các sở, ngành chủ quản (Sở Công thương, GTVT, Xây dựng, TTTT, LĐ TB-XH, NN&PTNT…) để gửi đơn (qua email) kèm theo 03 file Danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường, gồm: Danh sách cá nhân (theo Biểu mẫu số 03); Danh sách người điều khiển xe mô tô và danh sách người điều khiển xe ô tô (theo Biểu mẫu số 02) (Công an Thành phố sẽ cung cấp cho các sở, ngành chủ quản biểu mẫu để thống nhất trong toàn Thành phố).
- Bước 2: Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu; căn cứ vào diện đối tượng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của UBND Thành phố; các cơ quan chủ quản tổ chức xét duyệt (đồng ý hoặc không đồng ý) và gửi kết quả xét duyệt tới các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, cá nhân có nhu cầu. Đồng thời, gửi danh sách đã phê duyệt (theo 03 file Danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường, gồm: Danh sách cá nhân (theo Biểu mẫu số 03); Danh sách người điều khiển xe mô tô và danh sách người điều khiển xe ô tô theo Biểu mẫu (theo Biểu mẫu số 02) tới Phòng Cảnh sát Giao thông để cấp Giấy đi đường.
- Bước 3: Căn cứ vào danh sách đề nghị của các cơ quan chủ quản, Phòng Cảnh sát Giao thông cấp Giấy đi đường, cụ thể:
+ Cấp Giấy đi đường có mã nhận diện đối với người điều khiển ô tô và gửi tới các cơ quan chủ quản (qua email đã được hệ thống xác nhận). Các cơ quan chủ quản chuyển Giấy đi đường có mã nhận diện cho các các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt để tổ chức in ra giấy và sử dụng.
+ Cấp Giấy đi đường có mã nhận diện (có ký, đóng dấu) cho các cá nhân và người điều khiểu mô tô. Đồng thời, gửi Giấy đi đường tới các cơ quan chủ quản để gửi trả cho các các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt.
Chi tiết các biểu mẫu mời các bạn xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:
Jenifer Hoang
- Ngày:
Dịch vụ công ích thiết yếu là gì?
30/09/2021 3:34:00 CHTheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Lịch đăng ký dự thi công chức các cơ quan thi hành án dân sự năm 2024
-
Xé giấy kết hôn có bị phạt không 2025?
-
Hướng dẫn treo Quốc kỳ đúng quy định nhân dịp 2/9/2025
-
Biểu mẫu Thông tư số 32/2023/TT-BCA file Doc
-
Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông năm 2025
-
Đơn giá bồi thường cây trồng TP HCM
-
Thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn nào?
-
(Đầy đủ) Bộ sách giáo khoa Lớp 6 Cánh Diều online 2025
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Cách tra Mã định danh học sinh 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Khi nào học sinh thi học kì 2?
-
Quy định chào trong quân đội 2025
-
Đối tượng ưu tiên tuyển sinh 2024
-
Quy tắc chính tả i và y
-
Yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2025
-
Bản đăng ký Chương trình hành động cá nhân năm 2025 (mẫu 1, 2,3)
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Tra cứu khu vực ưu tiên 2024 mới nhất
-
Thí sinh tự do thi lại đại học 2025 như thế nào?
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán 2025
-
Thi đánh giá năng lực mặc đồ gì?
-
Cách tính tuổi vào lớp 1 theo quy định mới nhất 2025