Đậu nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2 năm 2024

Đậu nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2 năm 2024 Nguyện vọng đại học là một bước quan trọng trong cuộc đời mỗi người học sinh, đánh dấu sự lựa chọn hướng đi trong tương lai. Tuy nhiên, không phải lúc nào những nguyện vọng đầu tiên cũng trở thành hiện thực do sự thay đổi về mong muốn, yêu thích của mỗi thí sinh. Trong trường hợp này, các thí sinh đã đặt niềm tin và hy vọng vào nguyện vọng thứ hai của mình, bởi họ tin rằng đó cũng là một cơ hội đáng giá để khám phá và phát triển bản thân.

Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu về vấn đề đỗ nguyện vọng 1 Đại học nhưng muốn học nguyện vọng 2 Đại học tại bài viết này!

Đậu nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2 năm 2024

1. Đỗ nguyện vọng 1 là gì?

Nguyện vọng 1 được hiểu là là nguyện vọng đăng ký vào một trường có ngành học mà bạn mong muốn, yêu thích. Nguyện vọng này sẽ được xét tuyển đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đại học, cao đẳng, được trường chấm điểm tuyển sinh và trên hệ thống tuyển sinh.

Đỗ nguyện vọng 1 là một thuật ngữ được sử dụng trong hệ thống tuyển sinh của Việt Nam và các quốc gia khác.

Trong quy trình tuyển sinh, thí sinh được yêu cầu xếp hạng các nguyện vọng học tập của mình theo thứ tự ưu tiên. Đỗ nguyện vọng 1 đề cập đến nguyện vọng ưu tiên hàng đầu của thí sinh, tức là trường mà thí sinh mong muốn nhập học nhất. Nếu thí sinh đạt điểm đủ để đỗ vào nguyện vọng 1, thì thí sinh có cơ hội cao nhất để được nhận vào trường đại học đó. Tuy nhiên, nếu không đạt được điểm yêu cầu cho nguyện vọng 1, thí sinh vẫn có cơ hội được xét tuyển vào các nguyện vọng khác trong danh sách ưu tiên của mình.

2. Nếu đỗ NV1 nhưng muốn học NV2 năm 2024?

Nhiều thí sinh đã đặt câu hỏi liệu nếu họ đỗ vào nguyện vọng 1 nhưng không muốn học và muốn học ở trường nguyện vọng 2? Nếu đậu nguyện vọng 1 thì có được xét nguyện vọng 2? Hoặc có thể chọn một trường học khi đỗ tất cả các nguyện vọng?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về ban hành quy chế tuyển sinh Đại học, tuyển sinh Cao đẳng ngành giáo dục mầm non:

3. Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Như vậy, thí sinh chỉ được phép đỗ vào một nguyện vọng duy nhất, cao nhất trong danh sách ưu tiên.

Điều này có nghĩa là khi thí sinh đã đỗ vào nguyện vọng 1, hệ thống tuyển sinh sẽ dừng lại và không xét tiếp các nguyện vọng phía sau. Trường hợp thí sinh không đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tiếp tục xét đến nguyện vọng 2... và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết danh sách nguyện vọng.

Nếu đỗ NV1 nhưng muốn học NV2 năm 2024?
Nếu đỗ NV1 nhưng muốn học NV2 năm 2024?

Do đó, không có trường hợp thí sinh đỗ tất cả các nguyện vọng và được phép chọn trường để học. Thí sinh không thể học một ngành có nguyện vọng ưu tiên thấp hơn trong cùng một đợt xét tuyển đầu tiên.

Trong trường hợp thí sinh đỗ vào trường nguyện vọng 1 nhưng không muốn học và muốn học ở trường nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, thí sinh có thể từ chối nhập học vào trường nguyện vọng 1. Khi thí sinh không xác nhận nhập học theo thời gian quy định, thì được coi là thí sinh từ chối nhập học vào trường đó.

Sau đó, thí sinh có thể theo dõi xem trường nguyện vọng 2 có xét tuyển bổ sung do thiếu chỉ tiêu hay không. Nếu có, thí sinh có thể nộp hồ sơ theo quy định riêng của trường đó. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào may mắn vì thông thường những ngành "hot" hoặc "top" của trường thường đã xét đủ chỉ tiêu từ đợt xét tuyển đầu tiên. Các ngành, các trường xét tuyển bổ sung thường được xem là những ngành, những trường kén thí sinh.

3. Trượt nguyện vọng 1 có được xét nguyện vọng 2 không?

Như đã phân tích tại Mục 2, thí sinh sẽ được xét lần lượt từng nguyện vọng theo thứ tự từ ưu tiên nguyên vọng đầu tiên, khi trượt nguyện vọng 1 thì sẽ được xét tới nguyện vọng 2 và nếu trượt thì tiếp tục xét đến khi trúng tuyển nguyện vọng.

Bên cạnh đó, trong quá trình xét tuyển, sẽ có thêm việc xét thứ tự nguyện vọng đối với các thí sinh có số điểm thi ngang nhau ở cuối danh sách trúng tuyển. Đây là tiêu chí phụ được quy định trong đề án riêng của mỗi trường (Tiêu chí phụ có thể là thứ tự nguyện vọng, điểm môn thi cụ thể hoặc dựa trên kết quả học tập bậc THPT,…).

4. Đậu nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2 xét học bạ được không?

Theo quy định, nếu đỗ nguyện vọng 1 Đại học nhưng muốn học nguyện vọng 2 Đại học thì có thể xét học bạ ở trường nguyện vọng 2 được không?

Khi thí sinh đỗ nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2, thí sinh sẽ có thể thực hiện đăng ký xét tuyển đợt 2 ở trường, ngành mà thí sinh đặt nguyện vọng 2 qua hình thức nộp hồ sơ theo quy định riêng của trường đó như đã đề cập tại mục 2 của bài viết.

Trong việc nộp hồ sơ riêng theo quy định của trường nguyện vọng 2, có hình thức xét học bạ bởi đây được coi là hình thức xét tuyển riêng.

Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý rằng việc nộp hồ sơ riêng, xét học bạ tại trường nguyện vọng 2 sẽ diễn ra vào "Xét tuyển đợt 2" khi trường nguyện vọng 2 chưa đủ chỉ tiêu. Một trong những điều kiện thí sinh có thể xét tuyển đợt 2 là "Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng chưa nộp phiếu điểm cho trường đã xét tuyển để xác nhận nhập học vẫn được tham gia đăng ký xét tuyển đợt 2", đồng nghĩa với việc thí sinh đậu nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2.

5. Tại sao điểm nguyện vọng 2 cao hơn nguyện vọng 1 khi xét tuyển Đại học?

Điểm nguyện vọng 2 cao hơn nguyện vọng 1 không phải là trường hợp hiếm gặp trong các kỳ xét tuyển Đại học, lý giải cho điều này có thể vì một số lý do sau:

Số lượng thí sinh đăng ký: Nhiều thí sinh tuy xếp nguyện vọng ở vị trí thứ 2 nhưng đây cũng là một ngành học "hot" hay là một trường đại học được nhiều thí sinh ưu tiên lựa chọn, thì số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 sẽ tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn, kéo theo điểm chuẩn của nguyện vọng 2 cũng tăng theo.

Điểm thi của thí sinh: Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến mức điểm chuẩn. Nếu đa số thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 có điểm thi cao hơn so với những người đăng ký nguyện vọng 1, thì hiển nhiên điểm chuẩn của nguyện vọng 2 sẽ cao hơn.

Chỉ tiêu tuyển sinh mỗi ngành, mỗi trường: Nếu một ngành học nào đó có chỉ tiêu tuyển sinh thấp, trong khi số lượng thí sinh đăng ký lại cao, thì điểm chuẩn của ngành đó sẽ rất cao, bất kể là nguyện vọng 1 hay 2. Tùy từng trường Đại học, mỗi trường sẽ điều chỉnh lại mức điểm chuẩn ngành học đó sao cho phù hợp, thậm chí mức điểm chuẩn có thể tăng cao bất chợt so với các năm trước đó.

Trên đây là giải đáp của Hoatieu.vn về Đậu nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2 năm 2024. Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết về Hỏi đáp Pháp luật của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
5 10.020
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm