6 dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 nguy hiểm cần đưa tới bệnh viện

Dấu hiệu mắc Covid19 nguy hiểm ở trẻ

Mới đây Bộ Y tế đã có Quyết định 5155 QĐ BYT ngày 08/11 năm 2021 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em.

Theo đó, tại Quyết định 5155/QĐ-BYT 2021 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Bộ y tế đã đưa ra các dấu hiệu Covid19 ở trẻ em chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện. Cụ thể như sau:

- Thở nhanh;

- Khó thở, cánh mũi phập phồng;

- Rút lõm lồng ngực;

- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống;

- Tím tái môi đầu chi;

- SpO2 < 95%.

Ngoài ra, với 08 triệu chứng sau đây của trẻ cần báo ngay cho nhân viên y tế:

- Sốt > 38 độ C;

- Đau rát họng, ho;

- Tiêu chảy;

- Trẻ mệt, không chịu chơi;

- Tức ngực;

- Cảm giác khó thở;

SpO2 < 96%;

- Ăn/bú kém.

Khi điều trị trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ tại nhà, trường hợp điều trị không dùng thuốc cần lưu ý:

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.

- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

- Theo dõi:

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu khuyến cáo phụ huynh trong trường hợp cần đưa con đến bệnh viện hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để trẻ được thăm khám kịp thời. Cha mẹ cần tránh tình trạng “lựa chọn bệnh viện” không cần thiết vì Bộ Y tế đã giao các bệnh viện/ viện nhiệm vụ thăm khám, tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trẻ khi mắc COVID-19 thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn, song vẫn xuất hiện một số nguy cơ gây tăng nặng. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.

Theo đó, trẻ mắc COVID-19 dễ bị nặng nếu như gặp các vấn đề như trẻ sinh non, cân nặng thấp, mắc tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gene, béo phì, bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt, bệnh tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, HIV, điều trị corticoid kéo dài, bệnh thận mạn, ung thư, bệnh hồng cầu hình liềm…

"Đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh nặng lên, còn lại nhiều trường hợp phải căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để quyết định có cần cho trẻ nhập viện hay không”, PGS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.153
0 Bình luận
Sắp xếp theo