CSGT có quyền phạt người chạy xe vào đường cong không bật xi nhan?

Cảnh sát có được bắt lỗi không bật xi nhan ở đoạn đường cong?

CSGT có quyền phạt người chạy xe vào đường cong không bật xi nhan? Không xi nhan khi rẽ vào đường cong bị phạt bao nhiêu? Đây là những thắc mắc của nhiều bạn đọc giả gửi tới, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết được ban hành theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Ở TP.HCM có một số đường cua phải không có đường cắt ngang như: đường Xa lộ Hà Nội (đoạn khu công nghệ cao, Q.9), đường Phổ Quang (quận Tân Bình), vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân),... người dân khi ôm cua phải theo hướng cong của đường có phải bật đèn xi nhan hay không?

Cảnh sát có được bắt lỗi không bật xi nhan ở đoạn đường cong?

Tới đoạn đường cong mà không có đường giao nhau thì người tham gia giao thông không cần bật đèn xi nhan

Nhiều bạn đọc đã thắc mắc, nếu không bật xi nhan thì có bị CSGT phạt hay không?

Đi thêm một đoạn, tại đoạn đường cong lại có thêm 1 chốt CSGT nữa nhưng thanh niên này bật xi nhan nên không bị thổi. Tuy nhiên, có một người lạ mặt chạy theo. Người đăng tải clip thông tin CSGT thường xuyên thổi phạt người tham gia giao thông lỗi không bật xi nhan ở đoạn đường cong này.

Đoạn clip nhanh chóng được hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình luận trên các trang mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng đi tới đoạn đường cong thì không phải bật xi nhan, hơn nữa việc CSGT đứng ở đoạn đường cong để xử phạt là rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông cũng như chính bản thân các CSGT đang làm nhiệm vụ.

Theo lãnh đạo một đội CSGT thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM), không có quy định nào quy định việc CSGT phải lập chốt tại khu vực nào và không được lập chốt ở khu vực nào.

CSGT khi lập chốt và dừng phương tiện phải đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông.

Dĩ nhiên, CSGT khi lập chốt và dừng phương tiện phải đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông. Còn khi CSGT thực hiện các chuyên đề đặc biệt có nhiều CSGT tham gia trong đó có tổ trưởng, lãnh đạo đội đi cùng thì phải chọn những nơi đoạn đường rộng và không gây ùn tắc khi dừng phương tiện.

Trước đó, trong văn bản gửi cho các báo đài về những điểm mới của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, PC67 đã ghi rõ Điểm c, Khoản 3, Điều 4 và Điểm a, Khoản 4, Điều 6 quy định hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy: chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

Quy định này giải thích cho người dân hiểu rằng, khi điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau mà người điều khiển phương tiện không có tín hiệu báo hướng rẽ thì cũng không bị xử phạt.

Như vậy, trên địa bàn TP.HCM tại một số đường cua phải không có đường cắt ngang như: đường Xa lộ Hà Nội (đoạn khu công nghệ cao, Q.9), đường Phổ Quang (quận Tân Bình), vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân),... người dân khi ôm cua phải theo hướng cong của đường có thể không bật đèn xi nhan.

Trích dẫn quy định như sau tại Điều 5 và Điều 6:

Quy định bắt lỗi xi nhan đường cong

Như vậy, từ 01/8/2016, chính thức áp dụng Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nghĩa là nếu bạn bị Công an tuýt còi do không bật xi nhan khi đi vào đoạn đường cong, bạn được quyền viện dẫn Điểm c Khoản 3 Điều 5 nếu đi xe ô tô và Điểm a Khoản 4 Điều 6 nếu đi xe mô tô, xe gắn máy để không bị xử phạt.

Đánh giá bài viết
1 1.680
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi