Công ước nào có nội dung nói về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quốc tế?

Công ước nào có nội dung nói về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quốc tế? Tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật sẽ được pháp luật bảo hộ. Sự bảo hộ này không chỉ ở trong nước mà còn có những sự bảo hộ quốc tế bằng những công ước. Vậy, công ước nào có nội dung nói về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quốc tế? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Công ước nào có nội dung nói về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quốc tế?

Công ước có nội dung nói về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quốc tế là công ước Berne

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne, được ký tại Bern năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo

2. Công ước Berne

Công ước nào có nội dung nói về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quốc tế? 

Các bạn hiểu gì về công ước Berne?

Công ước Berne còn được gọi là Công ước Bơn hay Công ước Béc-nơ là công ước quốc tế được ký tại Bern (Thụy Sĩ) vào năm 1886. Đây là một công ước bảo hộ về các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Việc công ước này ra đời được xem là bước ngoặt rất lớn khi lần đầu tiên những quốc gia có chủ quyền cùng nhau thiết lập và bảo vệ quyền tác giả. Công ước quốc tế này được định hình dựa trên sự nỗ lực vận động của Victor Hugo. Vì trước thời điểm Berne có hiệu lực thì một số quốc gia trên thế giới sẽ không bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm có nguồn gốc từ những quốc gia khác.

Tuy nhiên đến khi có công ước này thì các quốc gia thành viên đều sẽ công nhận quyền tác giả đối với những tác phẩm dù có xuất xứ tại bất cứ quốc gia nào chỉ cần cùng tuân thủ công ước này. Theo đó quyền tác giả này sẽ được phát sinh một cách tự động mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký bản quyền hay công tác thông báo nào. Bên cạnh đó các quốc gia thành viên của công ước Berne cũng sẽ không được đặt ra các thủ tục hành chính sách gây khó khăn trong việc thụ hưởng quyền tác giả.

Hiện tại Việt Nam là một trong số những quốc gia thành viên của công ước quốc tế Berne. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Theo đó kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của công ước Berne. Việc tham gia vào công ước này giúp Việt Nam có những bước tiến và sự hòa hợp chung với thế giới về quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt là vấn đề quyền tác giả.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về bản công ước có nội dung nói về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quốc tế. Việc bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật ở nước ta chưa thực sự phổ biến. Nhiều người còn khá xem nhẹ tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến nhiều vụ tranh chấp (ví dụ: tranh chấp quyền tác giả đối với tác phẩm thần đồng đất Việt...).

Quyền sở hữu trí tuệ là một quyền quan trọng, bởi bạn đã bỏ thời gian, chất xám ra để sáng tạo nên tác phẩm, bản vẽ kỹ thuật... thì bạn nên được công nhận và hưởng những lợi nhuận phát sinh từ sản phẩm trí tuệ của mình. Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật cũng đang được các nhà làm luật Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên trình tự, thủ tục để thực hiện việc bảo hộ này chưa thực sự tinh gọn, dễ dàng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 132
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm