Chị A đăng kí kinh doanh thuốc tân dược, chị B nộp hồ sơ thành lập công ty tư nhân

Chị A đăng kí kinh doanh thuốc tân dược, chị B nộp hồ sơ thành lập công ty tư nhân. Chị A và chị B đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? Sau đây là câu hỏi tình huống về hình thức thực hiện pháp luật.

1. Sau khi tốt nghiệp Đại học Dược, chị A đăng kí kinh doanh thuốc tân dược, chị B nộp hồ sơ thành lập công ty tư nhân

Hỏi: Chị A và chị B đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

Chị A và chị B đã thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật.

Chị A và chị B đã áp dụng những quy định của pháp luật để thực hiện các hành vi của mình: ăng kí kinh doanh thuốc tân dược và nộp hồ sơ thành lập công ty tư nhân.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Sau khi tốt nghiệp Đại học Dược, chị A đăng kí kinh doanh thuốc tân dược, chị B nộp hồ sơ thành lập công ty tư nhân

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau:

  • Tuân thủ pháp luật
  • Thi hành pháp luật
  • Sử dụng pháp luật
  • Áp dụng pháp luật

2.1 Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là việc chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm.

=>Tuân thủ pháp luật là hành vi không làm những điều cấm của pháp luật

Đây là dạng thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”.

Ví dụ: Pháp luật nghiêm cấm hành vi cố ý gây thương tích => Công dân không được thực hiện hành vi này, nếu thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật: xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự

2.2 Thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu.

Thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”. Chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.

Ví dụ: Pháp luật quy định vợ chồng phải tuân thủ nguyên tắc 1 vợ - 1 chồng

=> Các cặp vợ chồng phải thực hiện nguyên tắc này, nếu vi phạm thì bị xử phạt

2.3 Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là việc chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép. Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.

Hình thức thực hiện pháp luật này thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền. Tức pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.

Ví dụ: Pháp luật trao cho công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi có quyền ứng cử => Công dân khi đủ điều kiện có thể lựa chọn thực hiện quyền bầu cử hoặc không thực hiện quyền này

2.4 Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là việc cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định. Khác với 3 hình thức trên, hình thức thực hiện pháp luật này chỉ áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức này mang tính quyền lực nhà nước, được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”

Ví dụ: Khi tham gia giao thông, A điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm bị CSGT đang làm nhiệm vụ xử phạt vì hành vi vi phạm này.

=> CSGT đang áp dụng pháp luật

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Chị A và chị B đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.311
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm