Bộ trưởng Giáo dục giải thích việc thí điểm không còn viên chức giáo viên
Bộ trưởng Giáo dục giải thích việc thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên
Tại buổi làm việc của Ban chỉ đạo nhà nước về xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập chiều 20/5/2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã giải thích kỹ hơn về chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc thí điểm không còn viên chức giáo viên.
Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
Tăng công tác phí cho công chức, viên chức từ ngày 1/7/2017
Dự thảo Nghị định hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Bộ trưởng Giáo dục giải thích việc thí điểm không còn viên chức giáo viên
- Tại buổi làm việc của Ban chỉ đạo nhà nước về xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập chiều 20/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giải thích kỹ hơn về chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên.
Ông Nhạ cho biết, khác với các trường đại học, tự chủ đối với các trường mầm non, phổ thông là vấn đề mà Bộ GD-ĐT rất băn khoăn.
Vì vậy, khi xây dựng nghị định tự chủ các đơn vị sự nghiệp công ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT đã phải tách thành 2, một nghị định cho đại học và một nghị định dành cho phổ thông.
Khẳng định tự chủ tài chính đối với các đơn vị giáo dục phổ thông là vấn đề cần phải bàn thêm, tuy nhiên, ông Nhạ cũng cho rằng tự chủ ở đây được hiểu là phân cấp, phân quyền cho các đơn vị này, bao gồm tự chủ về nhiệm vụ và tự chủ về nhân sự.
Theo đó, hiện nay, phần tự chủ về chương trình, kế hoạch hoạt động thì đã có. Tuy nhiên, trong thực tế các trường chưa thực sự được chủ động nhiều.
Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện chính sách một chương trình nhiều sách giáo khoa, tăng tính linh hoạt của các thầy cô và nhà trường.
Nếu như không phân cấp cho các trường thật mạnh thì có thể các sở, huyện can thiệp vào việc chọn SGK và nhiều hoạt động khác của trường.
"Như vậy, hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ không được chủ động" - ông Nhạ phân tích.
Việc này nằm trong quyền hạn của Bộ GD-ĐT nên việc thực hiện không có vấn đề gì lớn.
Theo ông Nhạ, vấn đề đối với các trường phổ thông là ở việc tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự.
Hiện nay, các trường là người có nhu cầu tuyển dụng, biết giáo viên thừa thiếu như thế nào thì thường là người bị động trong khâu tuyển dụng giáo viên.
Chịu trách nhiệm tuyển dụng giáo viên thường là UBND huyện hay do các sở đảm nhiệm, tuyển theo kế hoạch biên chế chung, thậm chí tuyển gộp rồi phân về cho các trường ký hợp đồng, dẫn đến hiện tượng vênh về chuyên môn, thừa thiếu cục bộ, gây ra khó khăn cho các trường.
Từ đó, ông Nhạ nêu quan điểm sắp tới phải thực hiện nghiêm quy định trong hợp đồng làm việc của viên chức, nếu 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ thì cho nghỉ; đồng thời đẩy mạnh tiến trình cho các trường tự chủ trong việc tuyển giáo viên.
"Cho các trường phổ thông được tự chủ thì họ sẽ được quyền chủ động tuyển người, chủ động đánh giá cán bộ và cứ 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì có thể cho nghỉ. Như vậy là đã tiến bộ lắm rồi" - ông Nhạ phân tích.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xác định coi việc giao quyền tự chủ về nhân sự là bước một, còn bước hai là tiến tới thí điểm chế độ hợp đồng lao động đối với giáo viên.
Ông lý giải, ở các trường tư, giáo viên cũng chỉ là chế độ hợp đồng lao động nhưng "vẫn rất tốt".
"Thị trường lao động đúng nghĩa là giáo viên trường công cũng như trường tư. Khi đã từng bước hòa nhập thì các trường phổ thông công hay tư cũng đều lấy chất lượng và chuẩn mực giáo viên làm tiêu chuẩn".
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho rằng, việc chuyển sang chế độ hợp đồng với giáo viên là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Giải thích về lộ trình, ông Nhạ khẳng định sẽ nghiên cứu từng bước thí điểm để có lộ trình hài hòa chứ không phải cùng một lúc toàn ngành giáo dục chuyển từ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng.
"Những nơi nào có điều kiện thì thí điểm. Chẳng hạn như một số trường phổ thông có thương hiệu, điều kiện thì cho họ thí điểm từng bước một, sau đó rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra".
Ông Nhạ cho rằng, việc chuyển sang chế độ hợp động đối với giáo viên là cần thiết và nếu Chính phủ ủng hộ thì đây sẽ là cơ hội rất tốt cho ngành giáo dục. "Nếu được ủng hộ, chúng tôi quyết tâm cùng Chính phủ và các bộ ngành từng bước thực hiện được chủ trương này".
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Tên viết tắt các cơ quan, tổ chức trong ngành Công an 2024
-
Đối tượng được miễn, giảm giá vé tàu trong dịp Tết Nguyên Đán 2024
-
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin lãnh tụ xuất hiện từ đâu?
-
Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu 2024
-
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2023
-
Hướng dẫn việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ở Tiểu học 2024
-
Bảng giá đất tỉnh Lạng Sơn 2024 (mới nhất)
-
Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
-
Vì sao nói nhà nước ta là nhà nước của dân và vì dân?
-
Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công