Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang khác nhau như thế nào?

Tìm hiểu về Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

Trong nghi thức tổ chức Lễ Quốc tang các bạn thường thấy có Ban Tổ chức Lễ tang, Ban Lễ tang Nhà nước. Vậy hai ban này có gì khác nhau và nhiệm vụ cụ thể là gì trong nghi thức tổ chức lễ tang cấp nhà nước? Sau đây là một số thông tin tìm hiểu về Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang, mời các bạn cùng tham khảo.

Quy định Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

Quy định về Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP, ngày 17/12/2012 của Chính phủ.

Ban Lễ tang Nhà nước

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ban Tổ chức Lễ tang

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,

Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang.

Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 60
0 Bình luận
Sắp xếp theo