Cha mẹ vay nợ, con cái có phải trả thay?
Việc trả nợ được pháp luật quy định thế nào?
- 1. Bố mẹ vay nợ người khác con cái có nghĩa vụ phải trả nợ không?
- 2. Con phải trả nợ thay khi cha hoặc mẹ mất hay không?
- 3. Nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế quy định thế nào?
- 4. Con cái có phải trả nợ thay cha mẹ khi không nhận thừa kế?
- 5. Cha mẹ nợ tiền ngân hàng, khi qua đời thì con cái có phải trả nợ thay?
Việc trả nợ thay hiện đang vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì thế nào? Cha mẹ vay nợ, con cái có phải trả không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Bố mẹ vay nợ người khác con cái có nghĩa vụ phải trả nợ không?
Căn cứ điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, việc vay mượn tài sản khi đến hạn thì phải trả nợ theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi khi có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, pháp luật không quy định rằng người này vay nợ người khác phải có nghĩa vụ trả nợ thay. Do đó, khi bố mẹ vay nợ nếu không phải do con nhận bảo lãnh để bố mẹ vay nợ thì con hoàn toàn không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho bố mẹ.
2. Con phải trả nợ thay khi cha hoặc mẹ mất hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì con cái không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho cha, mẹ.
Do vậy, dù cha mẹ còn sống hay đã mất thì con cái cũng không có nghĩa vụ phải trả nợ thay. Tuy nhiên, người Việt mình thường vẫn trọng chữ tín và giữ các mối quan hệ. Khi cha, mẹ mất thì hầu hết con cái đều lo việc trả nợ cho cha, mẹ. Việc này pháp luật không bắt buộc nhưng nếu gia đình nào có điều kiện thì có thể trả nợ. Còn không thì con cái không có nghĩa vụ phải trả nợ thay khi cha, mẹ mất.
3. Nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế quy định thế nào?
Nếu bố mẹ qua đời, để lại di sản cho những người hưởng di sản thừa kế, thì những người này phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Có nghĩa là khi người chết vay tiền nhưng trước khi chết chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khoản tiền mà mình đã vay thì những người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phải có trách nhiệm trả nợ thay.
Do đó, nếu con cái là người hưởng di sản thừa kế từ cha, mẹ thì phải có trách nhiệm trả khoản nợ mà khi còn sống cha mẹ đã vay. Khi đó, người con sẽ dùng chính di sản thừa kế mà mình được hưởng từ cha, mẹ để trả nợ. Tuy nhiên, người con chỉ phải trả nợ trong phạm vi giá trị tài sản được nhận thừa kế.
Tóm lại, pháp luật không quy định con cái phải trả khoản nợ thay cho cha mẹ trừ trường hợp người con tự nguyện trả nợ hoặc người con thực hiện bảo lãnh khoản vay của cha mẹ theo thỏa thuận từ trước hoặc khi người con được nhận di sản thừa kế của bố mẹ để lại.
4. Con cái có phải trả nợ thay cha mẹ khi không nhận thừa kế?
Con cái không phải trả nợ thay cha mẹ khi không nhận thừa kế.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 cho đến thời điểm hiện tại pháp luật không hề có điều luật nào quy định việc vay nợ của người này mà người khác phải gánh vác hay trả nợ thay.
Do vậy, việc làm đi đôi với nghĩa vụ, ai vay người đó trả. Trường hợp con cái nhận thừa kế từ cha mẹ thì phải trả nợ thay cho cha, mẹ. Còn nếu không nhận thừa kế thì con cái có thể không phải trả nợ thay cho cha mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn không nhận thừa kế để trốn tránh gánh vác nghĩa vụ trả nợ cho cha mẹ thì trường hợp đó không được chấp nhận.
5. Cha mẹ nợ tiền ngân hàng, khi qua đời thì con cái có phải trả nợ thay?
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi tài sản của người đã mất để lại. Chẳng hạn việc vay ngân hàng để mua xe, mua nhà... sau này con cái là người được hưởng thì phải có nghĩa vụ trả nợ ngân hàng thay cho cha, mẹ đã mất của mình.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Con vay tiền bố mẹ có phải trả thay?, Mẫu giấy cam kết trả nợ... từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dân sự
2004, 2005, 2006 khi nào đi nghĩa vụ quân sự năm 2024
Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2024
Người lao động xa quê ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu?
Giấy ủy quyền viết tay có giá trị không?
Quyền định đoạt là gì? Phân tích nội dung quyền định đoạt tài sản?
Cách làm di chúc thừa kế đất cho con 2024