Những quan điểm kiêng kị dân gian ngày thi cử

Trước khi thi nên kiêng những gì hay trước khi đi thi nên ăn gì để may mắn? Đây là những câu hỏi được các thí sinh rất quan tâm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ những điều kiêng kỵ trước khi thi để gặp may mắn hơn trong các kì thi quan trọng nhé.

Những điều kiêng kị trước khi đi thi là một trong những quan niệm tâm linh của nhiều người dân Việt Nam. Với quan niệm có thờ có thiêng có kiêng có lành, trước các kì thi quan trọng các sĩ tử thường kiêng kị các việc xui có thể ảnh hưởng đến tâm lý trước khi thi. Vậy trước khi thi nên làm gì để may mắn hay trước khi thi không nên làm gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Hoatieu để biết thêm chi tiết.

1. Thí sinh nên kiêng gì trước khi thi

Hàng trăm thế hệ thí sinh từ trước đến nay vẫn truyền miệng, truyền tai nhau nhiều điều kiêng kị trong những ngày thi cử, đặc biệt là trong những kỳ thi quan trọng như thi cấp 3, thi đại học. Dù chưa có bằng chứng nào chứng minh ăn chuối, xôi lạc, trứng vịt lộn, chè đỗ đen, thịt chó ... trước khi thi thì trượt, nhưng có các sĩ tử vẫn kiêng các món đó với tâm lý "có kiêng có lành"!

Các món đồ ăn thức uống bị kiêng nhiều nhất có thể kể ra như:

  • Kiêng ăn chuối, bởi thí sinh lo sợ đi thi trượt vỏ chuối.
  • Kiêng ăn chè đỗ đen, mặc quần áo màu đen vì đỗ đen có màu đen - đồng âm với từ “vận đen”.
  • Kiêng ăn trứng vì trứng hình tròn giống điểm 0.

Những quan điểm kiêng kị ngày thi cử

  • Kiêng ăn mực vì có câu “đen như mực”.
  • Kiêng ăn lạc vì đồng âm với từ “lạc đề”.
  • Kiêng ăn bí vì sợ "bí" không làm được bài.
  • Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt là những món ăn được cho là không đem lại may mắn...

Bên cạnh đồ ăn thức uống, theo quan niệm dân gian của các cụ còn có quan niệm “ra ngõ gặp gái”, số 13 hoặc bà bầu không đem lại may mắn, do vậy nếu đi thi “gặp gái” hoặc bà bầu là quay về ngay. Ngoài ra, thí sinh ra cổng phải bước chân phải trước, chân trái sau. Người đưa đi thi phải hợp tuổi...

Kinh khủng hơn nữa có người còn kiêng tắm vì sợ tắm sẽ trôi hết kiến thức; kiêng cắt tóc hoặc mặc áo mới đi thi vì sợ đen, kiêng đi thi giờ lẻ, phải đi giờ chẵn. Khi đi thi, ra khỏi cổng không được quay đầu nhìn lại. Trong ngày thi, gia đình thí sinh kiêng vỡ cốc chén, bát đĩa... vì lo ngại đó là “điềm báo” cho một sự đổ vỡ.

Ngược lại với tục kiêng, người ta lại làm những việc thể hiện khát khao đạt được mong muốn đó. Ví dụ như khát khao thi đỗ, thí sinh sẽ ăn xôi đỗ, ăn xôi gấc cho vận đỏ, ra cổng phải gặp trai cho may mắn, đến Văn Miếu sờ đầu rùa đội bia tiến sĩ – biểu tượng của đỗ đạt...

Những quan điểm kiêng kị ngày thi cử

Chính vì quan niệm kiêng cữ ăn sâu vào đầu óc của nhiều thế hệ nên thí sinh đi thi mà không kiêng đủ tiêu chí trên hoặc gặp những trường hợp bị cho là xui rủi thì sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm bài thi.

Thực ra hiện tượng kiêng cữ trên hoàn toàn không có căn cứ thực tế. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, khi người ta lo sợ về vấn đề gì, họ sẽ nghĩ ra các tục kiêng để tránh vấn đề đó hoặc để trấn an tinh thần hoặc để đổ lỗi sau này.

Ví dụ, người ta lo lắng về mất mùa thì sẽ nghĩ ra các tục kiêng để hy vọng không mất mùa. Hoặc dịp đầu năm lo lắng bị hạn thì làm lễ dâng sao giải hạn... Cũng như vậy, lo thi trượt sẽ tránh các yếu tố liên quan đến “trượt”, vận đen như ăn chuối, đỗ đen... với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Tiến sĩ Sơn cho rằng, các tục kiêng hay cố làm những việc để lấy may “không mang lại tác dụng gì”. Trong thực tế không có sự kiểm nghiệm đúng sai đến đâu. Do vậy có chuyện, mỗi vùng miền, địa phương lại đưa ra các tục kiêng khác nhau.

Ông Sơn cũng cho rằng, chuyện kiêng kỵ thể hiện tâm lý chờ may rủi, nhưng thi cử hiện nay không có chuyện may rủi, mà phụ thuộc vào năng lực, kiến thức cộng với tâm lý tốt khi làm bài.

Do vậy, không thể có chuyện cứ ăn xôi đỗ là thi đỗ, ăn chuối là thi trượt. Cũng như vậy, không có chuyện thí sinh đến Văn Miếu sờ đầu rùa – nơi đặt bia tiến sĩ là đỗ đạt. Thậm chí, sờ đầu rùa không những không có tác dụng, mà còn xâm hại di tích.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn khuyên: Nếu thí sinh có trót ăn trứng hay ăn đỗ đen cũng không nên lo lắng. Quan trọng là kiến thức tốt, tâm lý bình tĩnh, thoải mái làm bài, “chứ không nên quan tâm đến chuyện kiêng kỵ”.

Bên cạnh đó, những món mà thí sinh kiêng rất nhiều món có lợi cho cơ thể và trí óc trong những ngày căng thẳng và nắng nóng như chè đỗ đen, chuối, trứng ... hoặc việc cắt tóc và tắm rửa là cần thiết vì thời điểm thi cử nắng nóng cao điểm, nếu cơ thể bù rù tóc tai và không sạch sẽ thì sẽ khiến các thí sinh càng khó chịu và mệt mỏi. Điểm quyết định kỳ thi của thí sinh chính là năng lực và quyết tâm của mỗi người chứ không phải các vấn đề "kiêng cữ".

2. Nên ăn gì trước khi thi để gặp may mắn?

Xôi gấc

Từ lâu, xôi gấc đã được xem là món ăn may mắn không thể thiếu của các sĩ tử. Với màu đỏ của gấc, món ăn này là tượng trưng cho sự may mắn, giúp các em gặp được nhiều điều thuận lợi và đạt được kết quả như mong muốn trong thi cử.

Các loại đậu

Trừ đậu đen ra thì tất cả những loại đậu còn lại đều đem đến sự may mắn, thuận lợi cho các sĩ tử và đặc biệt là đậu đỏ. Vì nó vừa có màu đỏ của sự may mắn, vừa mang ý nghĩa là đỗ đạt, đậu cao.

Nên ăn gì trước khi thi để gặp may mắn?

Ngoài ra trước khi đi thi thì các sĩ tử trước khi đi thi cũng ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe như các loại hoa quả, rau xanh. Tránh những món ăn mà cơ thể không phù hợp sẽ dễ khiến cho bạn bị đau bụng và khó chịu ảnh hưởng đến việc làm bài thi. Bởi trước khi vào thi thì các thí sinh sẽ có tâm trạng lo lắng, việc ăn uống chưa đảm bảo sẽ dễ kích thích ruột và xảy ra tình trạng đau bụng, ảnh hưởng đến các thủ tục vào thi.

Trên thực tế không có bất kì kiểm chứng khoa học nào về những hiện tượng ăn xôi gấc sẽ đậu cao hay lỡ ăn chuối thì bị thi trượt. Tất cả chỉ là những quan điểm dân gian để các sĩ tử có thêm tinh thần chiến đấu cho kì thi cam go sắp tới. Và, hãy nhớ một điều rằng, chuyện kiêng cử chỉ là may rủi trong tâm lý nhưng trong thi cử, kiến thức lại chiếm phần cao hơn. Chúc các sĩ tử gặp nhiều may mắn cho kì thi quan trọng này nhé.

3. Trước khi đi thi có nên thắp hương?

Theo quan niệm của người Việt Nam thì ông bà, tổ tiên sẽ luôn phù hộ, độ trì cho con cháu học hành, thi cử được hanh thông, thuận lợi. Đây cũng là một cách giúp bạn tăng thêm niềm tin, may mắn và vững vàng hơn trước giai đoạn thi cử đầy cam go.

Tuy nhiên thắp hương cũng chỉ là một hành động mang tính củng cố niềm tin vào tinh thần, không nên mê tín và nghĩ rằng việc ông bà quá cố sẽ giúp đỡ mình làm bài tốt hơn. Mà chính bản thân thí sinh phải chủ động học tập, ôn luyện kiến thức thật vững vàng để chuẩn bị cho việc làm bài thi. Có như vậy thì kết quả thi mới đánh giá đúng năng lực của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
40 34.603
0 Bình luận
Sắp xếp theo