Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê ở nước ta

Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê ở nước ta là câu hỏi trong Bài 2 trang 112 SGK địa lí 9: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Mời các bạn tham khảo các mẫu dưới đây.

Câu hỏi: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: cà phê, chè.

Hai giống cây công nghiệp này được trồng ở hai vùng khác nhau trên nước ta. Cây chè chủ yếu được trồng ở khu vực đồi núi phía Bắc, nơi có những vùng đất thoải và thời tiết mùa đông lạnh, thích hợp cho việc trồng chè. Còn cây cà phê là một giống cây công nghiệp của vùng nhiệt đới, thích hợp trồng ở vùng Tây Nguyên nước ta với thời tiết mùa mưa, khô để cây phát triển.

Hai giống cây này đều là hai giống cây có thế mạnh của nước ta được xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Những loại thức uống được làm từ cà phê và chè của Việt Nam được bạn bè quốc tế vô cùng yêu thích. Hiện nay nước ta cũng đang phát triển, nhân giống, nghiên cứu ra những loại cây công nghiệp liên quan đến chè và cà phê cho năng suất tốt và hương vị độc đáo.

1. Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê ở nước ta số 1

- Cây cà phê:

+ Tình hình sản xuất: diện tích và sản lượng cà phê không ngừng tăng. Năm 2001, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.

+ Phân bố: cây chè được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên trồng nhiều nhất là ở Đắc Lắc, sau đó là Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng. Hiện nay, cà phê cũng được trồng thử nghiệm tại một số địa phương của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với quy mô nhỏ.

+ Thị trường tiêu thụ sản phầm rộng lớn: châu Âu, Tây Á, Đông Á,... các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, CHLB Đức...

- Cây chè:

+ Tình hình sản xuất: diện tích và sản lượng cà phê không ngừng tăng. Năm 2001, diện tích trồng chè của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ là 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.

+ Phân bố: chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ (trồng nhiều ở Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, ...), Tây Nguyên.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn; chè ở nước ta là thức uống ưa chuộng ở nhiều nước: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, ...

Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê ở nước ta

2. Báo cáo tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: cà phê, chè số 2

a/ Cà phê:

- Năm 2008, diện tích trồng 525,1 nghìn ha (phần lớn là cà phê Robusta), sản lượng cà phê nhân là 996,3 nghìn tấn. Năng suất đạt gần 2 tấn/ha.

- Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước (chiếm hơn 89% diện tích và hơn 90% sản lượng cà phê của cả nước, Đăk Lăk là tĩnh có diện tích, sản lượng cà phê lớn nhất của vùng và của cả nước).

- Cà phê còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga… Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm gần đây khỏang 1 triệu tấn/năm (thứ 2 thế giới, sau Braxin).

b/ Chè:

- Năm 2008, diện tích chè của cả nước đạt 129,6 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 759,8 nghìn tấn, năng suất đạt hơn 5,8 tấn chè búp tươi).

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng sản xuất chè lớn nhất nước (chiếm hơn 65% diện tích và hơn 62% sản lượng chè của cả nước), nổi tiếng với chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), chè Tân Cương (Thái Nguyên) chè Mộc Châu (Sơn La).

- Tây Nguyên là vùng sản xuất chè lớn thứ hai, nổi tiếng với chè Blao (Lâm Đồng). Chè còn được trồng ở Bắc Trung Bộ (phía tây Nghệ An, Thanh Hóa)

- Sản lượng chè (khô) xuất khẩu các năm gần đây đạt trên 100 nghìn tấn (năm 2007: 115 nghìn tấn) Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu là EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc.

3. Báo cáo tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của cây chè số 3

- Đến năm 2020, nước ta có 34 tỉnh trồng chè với diện tích là 123 nghìn ha. Bình quân hằng năm đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tán chè búp tươi. Hiện nước ta đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè và đứng thứ 7 về sản xuất chè trên toàn thế giới. Và đã xuất khẩu đi 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du miền núi Bắc bộ, cùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Một số địa phương có diện tích chè lớn, như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)…

Việt Nam hiện có 170 loại chè đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, đem lại hương vị đặc biệt như Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân... Trong đó chè Shan là giống chè quý hiếm được phát triển tại một số địa phương phía Bắc.

- Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia… Trong đó Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất với khoảng từ 10-15% khối lượng chè xuất khẩu.

- Vào năm 2021 thì khối lượng chè xuất khẩu vào tháng 3/2021 ước tính là khoảng 10 nghìn tấn với giá trị khoảng 16 triệu USD, tổng khối lượng chè 3 tháng đầu năm 2021 đạt 26 nghìn tấn khoảng 41 triệu USD.

4. Viết một báo cáo ngắn về tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên

Cây cà phê là loại cây gắn liền với đời sống của người dân vùng Tây Nguyên, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên. Đây cũng là loại cây cho ra sản phẩm chính làm thay đổi thu nhập và mức sống của đại đa số người dân ở đây, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những năm gần đây, sự phát triển của cây cà phê ở Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới về sản lượng xuất khẩu nhưng chưa có thương hiệu cà phê nổi bật trên thị trường cà phê quốc tế, chất lượng cà phê và giá xuất khẩu kém hơn sản phẩm cà phê của nhiều nước. Dưới đây là báo cáo chi tiết ngắn gọn tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên trong thời gian qua.

Báo cáo ngắn về tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên

- Năm 1986, cả nước chỉ trồng được 50.000ha cà phê các loại, chủ yếu tập trung ở 5 tỉnh Tây Nguyên, cho sản lượng 18.400 tấn, tức bình quân cho năng suất 380kg cà phê nhân/ha.

- Đến năm 2014, diện tích cà phê Việt Nam tăng lên 574.240ha, đạt năng suất 2.250 kg/ha (tăng 11,5 lần về diện tích và 6 lần về năng suất so với năm 1986). Với năng suất này, cà phê Việt Nam được xếp hạng nhất trong số 50 nước có trồng cà phê trên thế giới.

- Năm 2022, diện tích cà phê của cả nước lên đến 710.590ha (riêng khu vực Tây Nguyên đã có 639.000ha, chiếm 89,90% diện tích cà phê cả nước, trong đó trên 85% là cà phê vối), cung cấp 1,77 triệu tấn cà phê (xếp hạng thứ 2 sau Brazil) và đạt năng suất bình quân 2.493 kg/ha (vẫn đạt thứ nhất trên thế giới), tổng kim ngạch mang về cho đất nước là 4 tỷ USD.

- Trong năm 2023, khu vực Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê khoảng 640.000 ha. Với chu kỳ khai thác 20 năm, mỗi năm sẽ có khoảng 30.000 ha cà phê tái canh, cần đến khoảng 40 triệu cây cà phê giống.

Cũng trong năm 2023, cà phê nhân đạt mức giá cao nhất hơn 15 năm trở lại đây trong khi đa số loại cây trồng khác mất mùa hoặc mất giá, đã khiến diện tích cà phê bật tăng trở lại. Đây có thể được xem là diễn biến tích cực, giúp Tây Nguyên hình thành được cơ cấu nông nghiệp hợp lý, hài hòa giữa cà phê chủ lực và những cây kinh tế thế mạnh mới.

- Khó khăn: Tuy phát triển mạnh và là loại cây có giá trị xuất khẩu lớn, nhưng cây cà phê ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước nhiều thách thức.

+ Do biến đổi khí hậu, mùa khô kéo dài khiến nguồn nước tưới cho cây cà phê ở ngày càng khan hiếm. Hạn hán xảy ra trong năm năm qua đã làm Tây Nguyên thiệt hại hàng trăm ngàn hecta cà phê.

+ Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là thị trường thế giới và trong nước có nhiều biến động.

+ Giá hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng luôn thấp hơn giá xuất khẩu của thế giới. Bởi, cà phê Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, người tiêu dùng thế giới còn chưa biết nhiều đến cà phê Việt Nam.

+ Chất lượng của sản phẩm được xuất khẩu tuy đã có những cải thiện nhưng các tiêu chuẩn có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lớn nói chung vẫn ở mức thấp.

+ Trình độ, kĩ năng canh tác, ý thức pháp luật, tác phong công nghiệp - sản xuất lớn của đa số nông dân trong vùng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Thiếu áp dụng công nghệ và quản trị hiện đại vào sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc chi phí đầu vào cao mà sản xuất kém hiệu quả, bảo quản sau thu hoạch tốn kém mà chất lượng sản phẩm lại thấp; thiếu thương hiệu và thông tin thị trường.

5. Viết báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam (số liệu năm 2024)

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Ở Việt Nam, cây chè là loại cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. Nhiều địa phương tập trung canh tác cây chè và có những thương hiệu chè nổi tiếng thơm ngon, được ưa chuộng cả trong nước và quốc tế. Dưới đây là báo cáo chi tiết ngắn gọn về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam số liệu mới nhất:

Viết báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Tại Việt Nam, cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn, như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)…

Hiện nay, diện tích chè cả nước là hơn 120 nghìn ha. Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân... Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước.

Các thị trường chính của sản phẩm chè Việt Nam là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, đảm bảo sản lượng và chất lượng. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược... Kim ngạch xuất khẩu chè 5 tháng năm 2023 đạt 65 triệu USD.

Bên cạnh việc phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tại các vùng chè chủ lực đã tiếp cận, phát triển hình thức du lịch trải nghiệm, bước đầu đã có những tín hiệu rất tích cực như: Vùng chè đặc sản Tân Cương, Shan tuyết tỉnh Hà Giang, Shan tuyết Suối Giàng, đảo chè Thanh An, huyện Thanh Chương (Nghệ An) và các đồi chè Tâm Châu tỉnh Lâm Đồng, Long Cốc (Phú Thọ), Mộc Châu (Sơn La), Linh Dương (Lào Cai), Tân Trào (Tuyên Quang), Hương Sơn (Hà Tĩnh)...

Bên cạnh đó, trên thực tế, việc sản xuất chè ở Việt Nam còn nhiều khó khăn như:

+ Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã được triển khai từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn đạt tỷ lệ còn thấp.

+ Quản lý chất lượng giống và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây chè ở một số địa phương còn lỏng lẻo.

+ Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp làm tăng giá nguyên liệu đầu vào, kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư.

+ Số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật trong chế biến chè chiếm tỷ lệ thấp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
34 46.763
0 Bình luận
Sắp xếp theo