Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì? Sứa là một động vật của ngành Ruột khoang. Trong cấu tạo của sứa có tầng keo dày. Vai trò của tầng keo dày là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa giúp sứa dễ nổi trong môi trường nước. Bên cạnh đó tầng keo dày của sứa còn giúp khoang tiêu hóa thu hẹp lại

2. Đặc điểm của sứa

Sứa và thủy tức giống nhau nhưng sứa lại thích nghi với đời sống dưới biển, do đó, cấu tạo của nó cũng đã có sự thay đổi để thích nghi với môi trường sống.

Sứa có cấu tạo:

  • Sứa có hình dáng khá bắt mắt: Hình dù.
  • Miệng ở dưới dù
  • Sứa là động vật ăn thịt, bắt mồi bằng tua miệng
  • Tầng keo dày ở bờ dù giúp sứa dễ nổi trong nước
  • Khoang tiêu hóa hẹp.
  • Sứa có tua miệng và tua dù.
  • Sứa di chuyển bằng cách co bóp dù (tế bào cơ có khả năng co bóp dù): Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước ra qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại.
  • Sứa di chuyển tự do

3. Sứa tự vệ bằng cách nào?

Sứa tự vệ bằng cách nào?

Sứa tự vệ bằng cách dùng xúc tu có độc để làm tê liệt con mồi.

=> Chúng ta không nên thấy chúng hiền lành mà tự ý bắt chúng bằng tay không, vì chúng có độc tố, có thể khiến chúng ta nổi mẩn ngứa, thậm chí là bỏng da.

4. Phân biệt sứa, san hô, hải quỳ

Sứa, san hô, hải quỳ đều là những đại diện của ngành Ruột khoang nhưng chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt:

Tiêu chí

Thuỷ tức

Sứa

Hải quỳ

San hô

Hình dáng

Hình trụ dài

hình dù

hình trụ

hình trụ

Vị trí tua miệng

ở trên

ở dưới

ở trên

ở trên

Tầng keo

mỏng

dày

không có

không có

Khoang miệng

ở trên

ở dưới

ở trên

ở trên

Di chuyển

kiểu sâu đo, kiểu lộng đầu, bằng tua miệng

co bóp dù

bằng tua miệng

không di chuyển

Lối sống

độc lập

bơi lội tự do

sống bám cố định

sống bám cố định

5. Cách chế biến sứa

Sứa biển là một món ăn có thể khiến người khác nghiện. Sau đây là một số cách chế biến sứa ngon, an toàn:

Sơ chế sứa tươi

Bước 1: Sau khi mua sứa tươi ở biển về, rửa sạch, mổ ra để loại bỏ các chất độc có trong nang trâm ban của sứa.

Bước 2: Cắt sứa ra từng miếng vừa phải, rửa sạch cho hết nhớt, rồi mang đi ngâm trong chậu nước muối có pha thêm phèn chua. Mục đích của việc làm này là để giữ nước trong thân sứa, không bị teo tóp.

Lưu ý:
  • Trong quá trình ngâm, bạn nên thay nước khoảng 3 lần. Với nước thay mới thì vẫn cho muối và đường phèn tương tự.
  • Theo cách sơ chế sứa truyền thống, được người dân cũng hay áp dụng, đó là ngâm sứa vào nước lá lăng, lá ổi, vỏ sú vẹt và củ nâu, để tránh cho sứa bị tan vữa, thay vì ngâm vào phèn chua.

Bước 3: Khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ (hoặc vàng nhạt), lấy ra rồi ngâm lại vào nước lạnh để loại bỏ bớt muối.

Bước 4: Thái sứa từng lát vừa ăn, rửa bằng nước đun sôi để nguội, hoặc có thể ngâm qua nước gừng, trước khi chế biến.

Sơ chế sứa khô

  • Bước 1: Cần xả rửa qua nước sạch nhiều lần, để loại bỏ bớt các hóa chất cũng như độ mặn của muối trong quá trình bảo quản.
  • Bước 2: Nên ngâm sứa trong nước khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Chần sơ sứa trong nồi nước sôi (khoảng 80 độ C) để ráo trước khi chế biến.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc vai trò, ý nghĩa của tầng keo dày của sứa cũng như những đặc điểm, cấu tạo của một đại diện nhà Ruột khoang này.

Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin bổ ích tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
6 3.781
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm