Tại sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
Tại sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân? Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp và bảo vệ Tổ quốc. Vậy vì sao có thể nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta chính nghĩa và mang tính nhân dân? Cùng xem câu trả lời dưới đây nhé.
Nguyên nhân nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân
1. Tại sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
1.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa vì
- Chính nghĩa là lẽ phải, là lẽ đúng đắn, phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức con người. Sở dĩ cuộc kháng chiến của nhân dân ta được coi là chính nghĩa là vì cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh tự vệ, với mục đích giành lại độc lập, bảo vệ đất nước, giải phóng nhân dân ta khỏi ách thống trị và áp bức của thực dân Pháp.
1.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta mang tính nhân dân vì
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính nhân dân vì đây là không phải là cuộc chiến của một giai cấp, một tầng lớp riêng biệt mà là cuộc kháng chiến của toàn dân. Nhân dân cả nước không phân biệt giai tầng, đảng phái, giàu nghèo, già trẻ, giới tính, đều sẵn sàng đứng lên chống giặc, tác chiến chống thực dân Pháp.
Nhân dân cả nước đã anh dũng đứng lên kháng chiến theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước."
2. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 45-54
- Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
- Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc tạ là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
- Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
- Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
+ Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
+ Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy.
+ Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
+ Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù , biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống pharn động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là để chống âm đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắ Đường lối kháng của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Tại sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 9
Liên hệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được phát huy thế nào trong bối cảnh đại dịch covid 19?
Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
Kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt
Đề thi vào 10 môn Toán Thanh Hóa các năm 2024
Soạn bài Củng cố mở rộng bài 5 Văn 9 KNTT
Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16