Phân tích bài thơ “Ngày xuân” của nhà thơ Anh Thơ

Nghị luận phân tích bài thơ ngày xuân của Anh Thơ

Mùa xuân trong thơ của Anh Thơ luôn hiện lên một cách tinh tế thể hiện sự quan sát tỉ mỉ cũng như những rụng động vô cùng tinh tế của tác giả trước thiên nhiên. Khác với vẻ đượm buồn trong Chiều xuân, ở Ngày xuân là một bức tranh xuân tươi vui nhộn nhịp với bầu không khí ấm áp đầy ắp xuân sắc xuân tình. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích bài Ngày xuân của Anh Thơ sẽ  giúp các bạn nắm được cách viết một bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ.

Dàn ý phân tích Ngày xuân - Anh Thơ

NGÀY XUÂN

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng

Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây

Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,

Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,

Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,

Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói

Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới

Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.

Trong khi gió ngang đường tung phấp phới

Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

(Anh Thơ, Tuyển tập Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1986, tr.97).

1. Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

2.Thân bài:

a. Về nội dung:

– Nhan đề: Ngày xuân: ngắn gọn, gợi mở không khí mùa xuân với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ những ngày đầu năm mới; gửi gắm tình cảm gắn bó thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với con người và quê hương, đất nước.

+ Thiên nhiên: sống động đầy màu sắc, âm thanh, hương thơm (trời hơi lạnh, nắng hơi ửng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, có phấp phới đậu rồi bay,…)

+ Con người: tươi vui, hạnh phúc, yêu đời (những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh; những cô con gái cười nói, khoe răng đen nhánh, mắt đa tình; những cậu áo là, quần lụa mới, tập lê giầy…); sống hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống chậm rãi, biết vui chơi, tận hưởng trong mùa xuân (trẩy hội, đi lễ…)

– Nhân vật trữ tình: tinh tế, nhạy cảm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong mùa xuân. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng vẻ đẹp cảnh quê và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

– Chủ đề, thông điệp:

Vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân; tình yêu và sự trân trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống cùng nét đẹp mộc mạc, bình dị của con người.

b. Về nghệ thuật:

– Bức tranh ngày xuân được gợi tả qua hệ thống hình ảnh gợi cảm, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân làng quê Bắc Bộ; mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh; các biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, liệt kê…); vận dụng sáng tạo thể thơ tám chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt…

– Bài thơ có nhiều nét mới mẻ, hấp dẫn (so với các bài thơ cùng đề tài, các bài thơ trong thơ ca truyền thống)

3. Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.721
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm