Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học 2022-2023
Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học của giáo viên năm học 2022-2023 thường được lập ra vào đầu năm học để lập ra kế hoạch về tên bài dạy, nội dung điều chỉnh, thời lượng bài dạy, môn dạy... theo từng tuần, từng tháng. Nội dung chi tiết mời tham khảo và tải về.
Mẫu kế hoạch chuyên môn tiểu học
1. Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học là gì?
Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học là mẫu được lập ra vào dịp đầu năm giúp thầy cô tham khảo để lên kế hoạch giảng dạy cho mình dễ dàng hơn. Mẫu đưa ra các kế hoạch giảng dạy buổi sáng, buổi chiều của các ngày trong tuần, từ đó các thầy cô có thể sắp xếp công việc giảng dạy một cách khoa học.
2. Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học số 1
PHÒNG GD&ĐT .......... |
TRƯỜNG TH .......... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do- Hạnh phúc |
Số ........... | .........., ngày .......tháng ....năm ..... |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC ............
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch.
Nghị quyết số .................... của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa ...về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số ...................... của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa mới;
Quyết định số ................. của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới CT, SGK GDPT;
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Chỉ thị ....................... về nhiệm vụ chủ yếu năm học 20...-20... của ngành Giáo dục;
Kế hoạch số ........ ngày ...........của UBND huyện .......... về triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ mới.
Căn cứ văn bản số ........ ngày ...tháng ....năm ...của Phòng GD&ĐT .......... về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học...........
II. Bối cảnh giáo dục quốc gia, địa phương và nhà trường.
1. Bối cảnh bên ngoài.
1.1. Thời cơ.
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc
Huyện ủy .......... có Nghị quyết số .................... về Quy hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2025; UBND huyện quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên; chất lượng GD&ĐT có nhiều chuyển biến tích cực.
Phong trào giáo dục địa phương phát triển, các trường mần non, tiểu học đều đạt chuẩn Quốc gia.
1.2. Thách thức.
Tâm lý lo lắng của phụ huynh học sinh khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đội ngũ giáo viên được đào tạo, giảng dạy theo hướng “trang bị kiến thức cho học sinh” nay chuyển sang dạy học theo định hướng “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh”; giáo viên kiêm nhiệm công việc, một số giáo viên gặp khó khăn đổi mới phương pháp dạy học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp; trường có khu lẻ xa khu trung tâm, giao thông đi lại khó khăn.
Học sinh dân tộc ít người còn hạn chế về Tiếng việt, ngại giao tiếp, ý thức tự học, tự rèn chưa cao.
Một số phụ huynh kinh tế còn khó khăn, chưa quan tâm đến việc học tập của con em.
2. Bối cảnh bên trong nhà trường.
2.1. Điểm mạnh của nhà trường.
Luôn nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT .......... về thực hiện nhiệm vụ năm học; chính quyền địa phương quan tâm đến công tác giáo dục.
Đội ngũ trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 82,9%, có đủ giáo viên dạy các bộ môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tiếng Anh, Tin hoc; có trách nhiệm với công việc.
Khuôn viên nhà trường rộng - xanh - sạch - đẹp; cơ sở vất chất 100% kiên cố và bán kiên cố, đủ 1 phòng học/1 lớp, đủ các phòng chức năng; trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy - học; chế độ chính sách của giáo viên và học sinh được chi trả kịp thời đầy đủ.
Phụ huynh học sinh có sự phối hợp với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi việc huy động học sinh ra lớp; học sinh ngoan và có ý thức rèn luyện, thi đua trong học tập.
2.2. Điểm yếu, hạn chế.
Địa bàn thực hiện nhiệm vụ của nhà trường rộng; khu lẻ xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn.
Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều; việc tự học, tự rèn của một số giáo viên chưa hiệu quả, chưa sáng tạo trong công việc, đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ nét.
Nhận thức của học sinh chưa đồng đều, một số em còn chậm, kỹ năng sống, giao tiếp Tiếng Việt còn hạn chế.
Một số phụ huynh còn tư tưởng trông chờ ỷ nại, thường xuyên đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà nên công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa hiệu quả.
Ngân sách nhà nước cấp đáp ứng nhu cầu tối thiểu chi hoạt động chuyên môn; công tác xã hội hóa chưa đáp úng nhu cầu đầu tư xây dựng.
3. Định hướng xây dựng kế hoạch của nhà trường.
Xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng, kỷ cương; nâng cao chất lượng giáo dục; cán bộ, giáo viên tích cực, sáng tạo; học sinh có cơ hội học tập, phát triển năng lực và phẩm chất, yêu thích đi học, cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cho việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
Thực hiện tốt quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT.
Trường có chất lượng giáo dục tốt của huyện.
III. Mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1. Mục tiêu chung.
Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Duy trì các tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh năng khiếu, các hoạt động trải nghiệm.
Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục.
2. Mục tiêu cụ thể.
Thực hiện hiệu quả về đổi mới giáo dục, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh 100% được đánh giá mức đạt trở lên về phẩm chất và năng lực, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế.
Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh.
Bồi dưỡng, phát triển học sinh năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ để phát huy năng lực của học sinh.
Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ (nhóm).
Tạo không khí làm việc thân thiện, dân chủ; phát huy năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của giáo viên, thực hiện tốt văn hóa công sở.
3. Nội dung thực hiện chương trình giáo dục.
3.1. Thực hiện chương trình các môn học và hoạt động giáo dục
Căn cứ khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành theo Thông tư 32/2018 của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục chi tiết cho các môn học.
Kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đối tượng học sinh theo từng khối lớp, điểm trường, đồng thời phải đảm bảo dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Các tổ (nhóm) chuyên môn có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học, chủ đề dạy học; các chủ đề phù hợp, theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, khả năng học tập của học sinh.
4. Quy định thời gian học.
Tổng thời gian thực học là 35 tuần (học kỳ I: có 18 tuần thực học, học kỳ II: có 17 tuần thực học).
Học kì I bắt đầu sau khai giảng, kết thúc trước ngày 10/01/20...
Học kì II bắt đầu từ ngày 13/01/20..., hoàn thành chương trình giáo dục trước ngày 25/5/20...
5. Chương trình giáo dục chính khóa(Phụ biểu đính kèm)
6. 4. Các hoạt độngngoại khóa, Câu lạc bộ.
4.1. Các hoạt động ngoại khóa.
Tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số .......... ngày ............... của Bộ GDĐT quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm gồm:
Sinh hoạt dưới cờ gồm hoạt động nghi lễ và các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, nói chuyện truyền cảm hứng; truyền thông các vấn đề xã hội như tuyên truyền các dịch bệnh, tuyên truyền chủ đề hoạt động tháng.
Sinh hoạt lớp gồm tổ chức các hoạt động hành chính, sinh hoạt lớp sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình nhà trường ) sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (tham quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh...). Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động truyền thông, các thông điệp; triển khai các phong trào của nhà trường
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề Hoạt động NGLL thường xuyên và hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ. Hình thức tổ chức sinh hoạt thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần, thực hiện ở trường và cả ở nhà với nhiệm vụ trải nghiệm được giao như nhau đến từng học sinh.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ :
Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá - thể thao và vui chơi: Các hội thao, hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), các cuộc thi văn hoá, văn nghệ của học sinh.
Tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo , giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao thông,… thông qua các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường .
Tổ chức tốt việc cho học sinh trải nghiệm ngay trong nhà trường và tại địa phương, học sinh có bài thu hoạch sau khi được trải nghiệm
* Tổ chức thực hiện:
BGH nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp Ban ĐDCMHS về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm học của trường.
Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong năm ở trong và ngoài nhà trường.
Phân công PHT phụ trách hoạt động phong trào phối hợp với TPT của trường xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm, trình BGH và BĐDCMHS trường phê duyệt kế hoạch thực hiện.
Giao nhiệm vụ cho GVCN các khối lớp phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp, giáo viên bộ môn phối hợp để triển khai thực hiện các hoạt động trải nhiệm cho học sinh:
* Các hoạt động trải nghiệm chính trong năm học.
Tháng | Chủ điểm | Nội dung trọng tâm | Hình thức tổ chức | TG thực hiện | Người thực hiện | Lực lượng cùng tham gia |
9 | Truyền thống nhà trường | Hoạt động trải nghiệm: "Đêm hội trăng rằm". | Toàn trường | Chiều 14/8 âm lịch | BGH TPT | GVCN, Các đoàn thể trong trường |
10 | Truyền thống nhà trường | Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn. | Toàn trường | Chiều | BGH TPT | GVCN, Các đoàn thể trong trường |
11 | Tôn sư trọng đạo | Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn. Giao lưu văn nghệ chào mừng 20/11 | Toàn trường | Sáng 19/11 | BGH TPT | BGH, giáo viên toàn trường |
12 | Uống nước nhớ nguồn | Viếng nghĩa trang liệt sỹ; Nói chuyện truyền thống QĐNDVN. Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Tìm kiếm tài năng khiêu vũ thể thao. | Toàn trường | Sáng 22/12 | Chủ tịch cựu chiến binh của xã | BGH, ĐoànTN, GV toàn trường |
1 | Truyền thống dân tộc | Tổ chức học sinh tham quan trải nghiệm: Làng VH các dân tộc VN. | Toàn trường | Sáng 19 | BGH TPT | GVCN toàn trường Phụ huynh học sinh |
3 | Tiến bước lên đoàn | Tìm hiểu về Đoàn TNCSHCM Hoạt động trải nghiệm | Toàn trường | Sáng 26/3 | TPT, BT đoàn | BGH, GVCN, GV toàn trường |
4 | Hòa bình hữu nghị | Tổ chức ngày hội đọc sách | Toàn trường | Sáng 4/4 | TPT. TTV | BGH, GV toàn trường |
4.2. Các câu lạc bộ, bồi dưỡng phát triển học sinh có năng khiếu.
Nhà trường giao cho giáo viên lựa chọn học sinh ở từng bộ môn nhận thức tốt, có năng khiếu ở tất cả các khối lớp để thành lập các câu lạc bộ:
Câu lạc bộ Toán tuổi thơ.
Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt,
Câu lạc bộ Tiếng Anh,
Nhóm bạn yêu thích hội họa, âm nhạc.
Thành lập các Câu lạc bộ và phân công giáo viên phụ trách như sau:
Khối | Toán | Tiếng Việt | Tiếng Anh | Âm nhạc | Mĩ thuật |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
5 |
Giao cho đồng chí Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu:
Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra giáo án của giáo viên.
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ CM, giáo viên dạy.
Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh
Đối với tổ chuyên môn:
Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.
Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.
Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh:
Lập danh sách đội tuyển học sinh giỏi theo các môn
Thực hiện đúng theo thời khoá biểu đã phân công
Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh phải có giáo án, kiểm tra vào thứ 6 hàng tuần. GV cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng HS đạt kết quả cao nhất.
Thời gian thực hiện: Dạy vào buổi chiều theo lịch của nhà trường.
4.3. Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học.
Lập danh sách học sinh nhận thức chậm đối với môn Tiếng Việt, Toán. Trên cơ sở đó đồng chí Phó Hiệu trưởng phân công giáo viên phụ đạo học sinh nhận thức chậm. Cụ thể như sau:
Khối | Nội dung bồi dưỡng | Giáo viên phụ trách |
1 | Môn Toán, Tiếng Việt | |
2 | Môn Toán, Tiếng Việt | |
3 | Môn Toán, Tiếng Việt | |
4 | Môn Toán, Tiếng Việt | |
5 | Môn Toán, Tiếng Việt |
Các môn học khác có học sinh nhận thức chậm giáo viên dạy có trách nhiệm phụ đạo HS ngay trong giờ học, giờ truy bài
Giao cho đc Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh nhận thứ chậm, cụ thể:
Tổ chức thực hiện kế hoạch phụ đạo, phân công giáo viên dạy
Trực tiếp theo dõi, kiểm tra công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn.
Đối với Tổ chuyên môn: Theo dõi kết quả tiến bộ của hs yếu ở các môn học qua từng học kỳ, có giải pháp hỗ trợ giáo viên phụ đạo học sinh yếu.
Đối với giáo viên phụ đạo:
Lập danh sách học sinh chưa đạt chuẩn do mình phụ trách, theo dõi sự tiến bộ của các em từ ý thức và qua kết quả học tập trong các giờ học.
Có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh thường xuyên động viên, khuyến khích các em học sinh tạo sự cố gắng thực sự trong học tập và rèn luyện ý thức đạo đức, nhằm kịp thời khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, lười học tập...
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi sát, hướng dẫn phương pháp học tập, tổ chức truy bài đầu giờ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; thực hiện đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn học tập...
Thời gian thực hiện: Trong các tiết học, các giờ truy bài.
Khung thời gian hoạt động trong ngày.
Thứ 2,3,5,6 học 2 buổi/ngày, sáng 4 tiết, chiều 3 tiết
Thứ 4 học 1 buổi
Thời gian mỗi tiết 40 phút.
Sáng | Chiều | Ghi chú |
7h: Trống báo | 13h30: Trống báo | |
7h15: Truy bài | 13h45: Truy bài | |
7h30: Vào lớp | 14h: Vào lớp | |
8h10: Hết tiết 1 | 14h40: Hết tiết 1 | |
8h50: Hết tiết 2 | 15h20: Hết tiết 2 | |
Ra chơi 20 phút | Ra chơi 10 phút | |
9h50: Hết tiết 3 | 16h10: Hết tiết 3 (Tan học) | |
10h30: Hết tiết 4 (Tan học) | ||
Thứ 4 học 1 buổi |
Kế hoạch tổng hợp của năm học 20...– 20...
(Có phụ biểu chi tiết theo từng lớp đính kèm)
VII. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.
1. Ban giám hiệu.
1.1. Nhiệm vụ chung.
Chỉ đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch đã đề ra;
Phối hợp với tổ chức Công đoàn; đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể trong trường để thống nhất kế hoạch hoạt động theo năm, tháng, tuần..
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo kế hoạch đã được lập; tổ chức hội ý để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời khi có các hoạt động phát sinh hoặc các hoạt động bị chồng chéo.
1.2. Hiệu trưởng
Quản lý, chỉ đạo chung và toàn diện các hoạt động của nhà trường theo các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng;
Trực tiếp phụ trách một số hoạt động giáo dục trong nhà trường; Lập kế hoạch đầu việc mình phụ trách;
Chỉ đạo các đoàn thể, tổ chuyên môn, tổ văn phòng lập kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể cho năm học, tháng, tuần theo quy định.
Giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường theo kế hoạch, kịp thời điều chỉnh, tư vấn để bán sát và thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí đã xây dựng trong kế hoạch năm học.
Tham gia giảng dạy theo đúng quy định của Thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT quy định về định mức giảng dạy đối với CBQL.
1.3. Phó Hiệu trưởng.
Giúp Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn; công tác Phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển cơ sở vật chất, lập kế hoạch giáo dục năm học và kế hoạch đầu việc trong phạm vi công việc phụ trách.
Thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn, tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển học sinh năng khiếu.
Làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông về giáo dục, phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác tư vấn chuyên môn cho nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng mối đoàn kết nội bộ.
Xây dựng chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tư vấn chuyên môn cho nhà trường, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, kiểm tra chuyên môn. Công tác phổ cập giáo dục, XMC. Tham mưu, tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học đảm bảo theo chuẩn quy định.
Kịp thời phản ánh với Hiệu trưởng những vấn đề phát sinh để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp và hiệu quả.
2. Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ theo năm, tháng, tuần (bao gồm kế hoạch khung thời gian và các kế hoạch đầu việc được BGH giao phụ trách);
Hướng dẫn giáo viên (nhân viên) lập kế hoạch cá nhân (kế hoạch giáo dục và các hoạt động chuyên môn);
Trình BGH phê duyệt kế hoạch của tổ; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong phạm vi của tổ mình phụ trách.
Giám sát và tư vấn cho giáo viên thực hiện các hoạt động chuyên môn theo nội dung kế hoạch đã xây dựng.
3. Giáo viên, nhân viên.
Căn cứ vào kế hoạch của trường, của tổ, mỗi cá nhân xây dựng cho mình Kế hoạch dạy học và kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục được Ban giám hiệu và tổ trưởng phân công (bao gồm kế hoạch năm, chủ đề, tuần, ngày);
Kế hoạch của mỗi cá nhân phải được xây dựng dựa trên chỉ tiêu đề ra của BGH; đảm bảo tính đồng bộ, liên thông với kế hoạch chung của nhà trường;
Trình tổ trưởng, BGH phê duyệt kế hoạch; không được tự động điều chỉnh kế hoạch khi chưa được sự đồng ý và thống nhất của tổ trưởng và BGH.
4. Tổng phụ trách Đội.
Kết hợp với phó hiệu trưởng và các bộ phận xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thành lập các ban của liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.
Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.
5. Nhân viên Thư viện.
Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.
Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
Tổ chức Ngày hội đọc sách.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học ............ của Trường Tiểu học ........... Nhà trường yêu cầu các tổ chức, đoàn thể, các cán bộ, giáo viên phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT .......... (để b/c); - UBND xã .......... (để b/c); - Hiệu trưởng, các PHT (để chỉ đạo); - Các tổ chuyên môn (để th/h); - Lưu: VT. | HIỆU TRƯỞNG |
3. Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học số 2
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY NĂM HỌC: ....... | ||||||||||||||
Buổi sáng. TUẦN :…………..Từ ngày……./……/20….. Đến ngày……/…../20... | ||||||||||||||
Thứ/ngày | Tiết | Môn | Lớp | Tên bài dạy | Nội dung điều chỉnh | Thời lượng | ĐDDH&công tác khác | |||||||
2 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
4 | ||||||||||||||
5 | ||||||||||||||
3 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
4 | ||||||||||||||
5 | ||||||||||||||
4 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
4 | ||||||||||||||
5 | ||||||||||||||
5 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
4 | ||||||||||||||
5 | ||||||||||||||
6 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
4 | ||||||||||||||
5 | ||||||||||||||
GV giảng dạy: | ||||||||||||||
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY NĂM HỌC: ......... | ||||||||||||||
Buổi chiều. TUẦN :…………..Từ ngày……./……/20….. Đến ngày……/…../20... | ||||||||||||||
Thứ/ngày | Tiết | Môn | Lớp | Tên bài dạy | Nội dung điều chỉnh | Thời lượng | ĐDDH&công tác khác | |||||||
2 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
3 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
4 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
5 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
6 | 1 | |||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
GV giảng dạy: |
4. Hướng dẫn lập Mẫu kế hoạch dạy học
Nội dung trong kế hoạch cá nhân của giáo viên cần có các nội dung như sau:
- Những nhiệm vụ được phân công trong năm học;
- Đặc điểm tình hình, phương hướng, mục tiêu thực hiện nhiệm vụ: Các đặc điểm và phương hướng, mục tiêu này cần nêu cụ thể theo từng sự kiện, mốc thời gian trong năm học
- Ghi rõ ràng từng môn, tiết học, thời lượng giảng dạy cùng những công tác khác mà giáo viên được giao nhiệm vụ.
Việc ghi cụ thể, rõ ràng theo mẫu kế hoạch sẽ góp phần giúp công tác dạy và học được thuận lợi, thực hiện có hệ thống, logic và đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây là Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học 2022-2023 mới nhất dành cho giáo viên lập ra để chuẩn bị cho năm học mới sắp tới. Mẫu gồm các phương án, kế hoạch giảng dạy trong suốt một năm học, từ đó giáo viên nắm được chương trình và cách thức dạy học tốt nhất.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Mẫu kế hoạch dạy học tiểu học 2022-2023
507 KB 07/08/2021 8:25:00 SAGợi ý cho bạn
-
Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức file word
-
Kế hoạch giáo dục Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
-
Kế hoạch dạy học Giáo dục thể chất 5 Kết nối tri thức
-
Kế hoạch dạy học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức 2025
-
Địa chỉ Tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 3 (KNTT, CTST)
-
Kế hoạch giáo dục Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo file Doc
-
Kế hoạch dạy học STEM lớp 2 năm học 2024-2025
-
Kế hoạch giáo dục Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
-
Phân phối chương trình Giáo dục thể chất 5 Chân trời sáng tạo 2025
-
Kế hoạch bài dạy minh họa module 4 Tiểu học - Tất cả các môn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Kế hoạch dạy học
Phân phối chương trình lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ - Tất cả các môn
Kế hoạch dạy học các môn học lớp 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống theo Công văn 2345
(Mới) Kế hoạch dạy học Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức 2024-2025 Công văn 2345
Phân phối chương trình Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo 2025 (3 mẫu)
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS, nơi thầy cô đang công tác
Tải Phụ lục 1, 2, 3 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức chi tiết