Kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật lớp 7 môn Lịch sử Địa lí

Tải về

Kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật lớp 7

Kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật lớp 7 môn Lịch sử Địa lí được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu Kế hoạch dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật của giáo viên bộ môn Lịch sử - Địa lí cả năm học giúp các thầy cô nắm được cách xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn cho học sinh khuyết tật. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

Mẫu KHGD dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật môn Lịch sử Địa lí lớp 7

UBND THÀNH PHỐ …..

TRƯỜNG THCS ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

Dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật của giáo viên bộ môn Lịch sử-Địa lí

Năm học 2023 – 2024

PHÂN MÔN ĐỊA LÝ

Giáo viên: …….

Chuyên môn: Địa lí

Nhiệm vụ giảng dạy: Môn Lịch sử - Địa lý 7 (Phân môn Địa lý).

Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật của trường THCS ……….

Thực hiện phân công chuyên môn và tình hình thực tế học sinh khuyết tật,

Tôi xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn cho học sinh khuyết tật đối với em ………. lớp 7/3, năm học 2023-2024 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Kiến thức:

+ Hiểu và tiếp thu được kiến thức của các môn học trong chương trình.

+ Ghi chép bài học đầy đủ, nhớ được số nội dung kiến thức đã học.

- Kỹ năng:

+ Tự giác ghi chép bài đầy đủ.

+ Tham gia vào các hoạt động giáo dục.

- Giao tiếp và hành vi, thái độ:

+ Hiền lành.

+ Hay thưa gửi, lễ phép.

2. Khó khăn:

- Thể chất: Ngoài khuyết tật về trí tuệ, sức khỏe ….. tương đối tốt. Tuy nhiên do ảnh hưởng về trí tuệ nên các môn học còn gặp nhiều khó khăn như: tiếp thu bài, đọc, chép... không theo kịp với các bạn trong lớp.

- Hành vi, thái độ:

+ Hay phát biểu nhưng nói lung tung không đúng với chủ đề bài học

+ Chưa mạnh dạn giao tiếp với các bạn trong lớp

3. Những thông tin chung về trẻ khuyết tật:

1. Họ và tên: ………, Ngày, tháng, năm sinh:………... Giới tính: Nam

- Dạng khuyết tật: trí tuệ. Mức độ khuyết tật: Nhẹ

- Họ và tên bố:……………………..

- Họ và tên mẹ: …………………….

- Chỗ ở hiện tại: ……………………

- Số điện thoại liên hệ: ……………..

2. Khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật:

- Khả năng (những điểm mạnh của trẻ khuyết tật):

+ Biết viết, trả lời được các câu hỏi đơn giản về nhận biết kiến thức

+ Biết lắng nghe.

+ HS chăm chỉ học tập, chú ý nghe giảng, có thái độ và hành vi tốt.

+Tự chăm sóc được cho bản thân, hoà đồng với các bạn nhưng hạn chế.

- Nhu cầu của trẻ khuyết tật:

+ Về nhận thức: Cũng có mong muốn được học tập tiếp thu kiến thức môn học cùng các bạn. Cần được hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên trong quá trình học tập.

+ Về thể chất, vận động: khỏe mạnh, vui chơi tham gia vận động cùng các bạn trang lứa nhưng còn hạn chế.

+ Về ngôn ngữ, giao tiếp: Khả năng diễn đạt gặp khó khăn vì khuyết tật trí tuệ ở mức độ nhẹ và ngôn ngữ diễn đạt cũng khó khăn.

+ Về kỹ năng sống: Thiếu tự tin khi trình bày trước tập thể

- Nhu cầu học sinh cần được hỗ trợ, đáp ứng

+ Gia đình thường xuyên cho con đi thăm khám theo lời khuyên của bác sĩ để chăm sóc, giáo dục để học sinh nhanh chóng phục hồi.

+Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn có những hoạt động nhẹ, phù hợp với sức khỏe của học sinh

- Tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên học sinh phát triển kĩ năng nói, học tập, hòa nhập với các bạn trong lớp

II. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm vững được kiến thức cơ bản ở môn Lịch sử Địa lí của chương trình phổ thông mới

- Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế

- Giúp cho học sinh đạt trình độ phát triển tối đa so với khả năng của em trong cùng thời gian và môi trường giáo dục phổ thông

2. Năng lực :

Học sinh có khả năng tự phục vụ (sắp xếp sách vở gọn gàng, chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, vệ sinh cá nhân), biết diễn đạt ý rõ ràng hơn, sống hòa đồng với bạn bè hơn, biết ý thức tự học

3. Phẩm chất

- Em có những kĩ năng giao tiếp, hành vi ứng xử đúng mực, đúng chuẩn xã hội, nhà trường.

- Em phải có những kĩ năng xã hội tối thiểu của một người học sinh, người con ngoan.

- Mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập theo nhóm với thái độ tích cực (không tự ti, mặc cảm) chăm học, chịu khó trả lời câu hỏi nhiều hơn

4. Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng:

- Gia đình thường xuyên cho con đi thăm khám theo lời khuyên của bác sĩ để chăm sóc, giáo dục để học sinh nhanh chóng phục hồi.

- Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm có những hoạt động nhẹ, phù hợp với sức khỏe của học sinh

- Tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên học sinh phát triển kĩ năng nói, học tập, hòa nhập với các bạn trong lớp

- Cải thiện tình trạng suy giảm chức năng do khuyết tật gây nên đồng thời phát huy tối đa những chức năng còn lại.

- Phát huy tối đa khả năng tự phục vụ của trẻ trong các hoạt động sống, sinh hoạt, học tập hàng ngày.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2023 -2024

Tháng

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Kết quả

9

Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước
châu Âu.

- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu.

- Động viên, khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi, tập diễn đạt và phát triển vốn từ cho trẻ qua môn học

Khá

Năng lực:

- Biết xác định nhiệm vụ, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt

- Trình bày được sự kiện theo trình tự thời gian

- Phát triển năng lực giao tiếp, làm việc nhóm

Động viên, khuyến khích học sinh luyện tập .

GV chịu khó lắng nghe kịp thời sửa chữa

Khá

Phầm chất

- Chăm chỉ học tập, hăng say hoạt động nhóm…

- Kỹ năng xã hội:

+ Biết thăm hỏi, lễ phép với người lớn tuổi

+Thực hiện tốt nội quy trường lớp đề ra

GV nhắc nhở HS thực hiện

Rèn luyện tính hoạt bát, hình thành nhu cầu giao tiếp...

Khá

Phục hồi chức năng:

- Động viên, khuyến khích học sinh trả lời

Khá

......................

Mời các bạn xem đầy đủ nội dung chi tiết trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.723
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm