Gợi ý học tập môn Tiếng Việt mô đun 2

Gợi ý học tập môn Tiếng Việt mô đun 2 sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn mô đun 2. Mời các thầy cô tham khảo.

Nội dung mô đun 2 là “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất năng lực học sinh TH/THCS/THPT”. Gợi ý đáp án tập huấn mô đun 2 môn Tiếng Việt bao gồm các gợi ý câu hỏi tự luận và đáp án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm giáo viên phải hoàn thành sau khi học tập và tập huấn module 2 môn Tiếng Việt tiểu học.

Gợi ý học tập môn Tiếng Việt mô đun 2 được thầy cô gửi đến chia sẻ miễn phí cùng đồng nghiệp những nội dung chung nhất. Nội dung trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Cách học môn Tiếng Việt mô đun 2

I. Đáp án tự luận module 2 môn Tiếng Việt

1. GIỚI THIỆU MODULE 2.1

1) Hãy liệt kê tối đa năm thay đổi Thầy/Cô đã thực hiện đối với việc giảng dạy của mình để hỗ trợ tốt hơn cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh qua môn Tiếng Việt kể từ sau khi hoàn thành mô đun 1: Hướng dẫn Thực hiện CT GDPT - MÔN TIẾNG VIỆT

Những thay đổi này đem lại lợi ích gì cho học sinh?

Lợi ích 1: Học sinh học tập tích cực hơn

Lợi ích 2: HS biết đặt câu hỏi cho giáo viên và cho các bạn

Lợi ích 3: Phát triển được năng lực tự chủ và tự học

Lợi ích 4: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác

Lợi ích 5: Học sinh mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động

Lợi ích mang lại cho học sinh: Phát huy được hết khả năng của cá nhân; rèn luyện năng lực và phẩm chất; Học sinh mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động; Học sinh học tập tích cực hơn

2) Thầy/Cô muốn biết thêm điều gì liên quan đến việc thực hiện CT GDPT – MÔN TIẾNG VIỆT?

à Các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với môn Tiếng Việt.

CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC MÔN TIẾNG VIỆT

Các quan điểm cơ bản về dạy học

2. BÀI TẬP CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC

1. Trả lời câu hỏi

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp nhất vào chỗ trống.

Các quan điểm cơ bản về dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh tiểu học làm cơ sở để xác định PP và KTDH bao gồm:

1. Phát huy tính tích cực của người học

2. Dạy học tích hợp và phân hóa

3. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học

4. Định hướng về phương pháp dạy học và giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

5. Cơ sở thực tiễn giáo dục của Việt Nam

TRẢ LỜI: Kế thừa thành tựu nghiên cứu và triển khai về phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh ở trong nước và thế giới.

3. BÀI TẬP MÔ HÌNH TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1. Thầy/Cô có cho rằng hoạt động Khởi động mở đầu cho bài học là cần thiết không? Vì sao?

TL: Hoạt động Khởi động mở đầu cho bài học là cần thiết. Vì Hoạt động khởi động trong môn Tiếng Việt là hoạt động HS được định hướng sự chú ý vào vấn đề mới của bài học dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết của chính các em. Đây là hoạt động HS bắt đầu học bài mới dựa trên những điều các em đã biết, từ đó các em thấy vấn đề mới quen thuộc với các em, các em thấymình có thể nắm bắt được vấn đề mới không quá khó khăn

1. Thầy/Cô phân tích các hoạt động Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng ở một bài học Tiếng Việt theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mà Thầy/Cô đang dạy.

TL: Bài: In; it

1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn: (Dùng vật thật : đèn pin, quả mít)

đố bạn vật này gọi là gì? (đèn pin), đèn pin dùng để làm gì?

đố bạn đây là quả gì? Qủa mít được dùng để làm gì?

2. Khám phá: Phân tích từ đèn pin; quả mít tìm ra vần mới

3. Luyện tập: Ghép âm, vần, thanh điệu để tạo ra tiếng mới (đèn pin; quả mít), đọc trơn, tập viết vần, tiếng, từ vừa học

4. Vận dụng: Tìm tiếng có vần in, vần ít (ngoài bài)

4. BÀI TẬP DẠY ĐỌC THÀNH TIẾNG

1. Ngoài những phương pháp và kĩ thuật dạy học vừa giới thiệu, Thầy/Cô còn dùng những phương pháp và kĩ thuật dạy học nào khác để dạy đọc thành tiếng? Xin nêu tên phương pháp hoặc kĩ thuật đó.

TL: Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi đọc (đọc truyền điện, bắt thăm đọc đoạn), cuộc thi đọc từng đoạn của văn bản, tập đọc phân vai trong nhóm. Kĩ thuật tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm đoạn văn, đọc phân vai, ngâm thơ

5. BÀI TẬP VỀ KĨ THUẬT ĐÓNG VAI

1. Theo Thầy/Cô phương pháp dạy học đóng vai trên nên dùng để dạy đọc hiểu ở những lớp nào thì đáp ứng được yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong chương trình mới?

TL: Từ lớp 1 đến lớp 5

6. BÀI TẬP KĨ THUẬT TỔ CHỨC TRÒ CHƠI CUỘC THI

1. Theo Thầy/Cô phương pháp dạy học nói trên nên dùng để dạy đọc hiểu ở những lớp nào thì đáp ứng được yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong chương trình mới?

TL: Phương pháp dạy học nói trên nên dùng để dạy đọc hiểu ở những lớp 1 đến lớp 5 thì đáp ứng được yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong chương trình mới.

7. BÀI TẬP KĨ THUẬT KỂ LẠI CÂU CHUYỆN

1. Theo Thầy/Cô, trong dạy đọc hiểu văn bản truyện nên cho học sinh kể chi tiết quan trọng hay kể cả câu chuyện? Vì sao?

TL: Trong dạy đọc hiểu văn bản truyện nên cho học sinh kể lại những chi tiết quan trọng.

8. BÀI TẬP KĨ THUẬT THẢO LUẬN, TRANH LUẬN

Theo Thầy/Cô, phương pháp thảo luận, tranh luận dùng trong thực hiện những yêu cầu câu nào về đọc hiểu dưới đây?

Theo Thầy/Cô, phương pháp thảo luận, tranh luận dùng trong thực hiện những yêu cầu câu nào về đọc hiểu dưới đây ?

Nhắc lại một chi tiết trong bài

Nêu ý nghĩa của một chi tiết là hành động hoặc lười nói của nhân vật, hình ảnh trong thơ

Nêu bài học rút ra từ bài đọc

Vận dụng bài đọc để giải quyết một tình huống trong thực tiễn

9. BÀI TẬP KĨ THUẬT ĐỌC THUỘC, NGÂM THƠ, ĐỌC DIỄN CẢM

1. Theo Thầy/Cô, những phương pháp và kĩ thuật dạy học vừa trình bày dùng để dạy đọc hiểu văn bản ở lớp mấy thì phù hợp? Vì sao?

TL: Những phương pháp và kĩ thuật dạy học vừa trình bày dùng để dạy đọc hiểu văn bản ở lớp 5 thì phù hợp. Vì lớp 5 các em mới có khả năng cảm nhận để ngâm thơ.

10. BÀI TẬP KĨ THUẬT VIẾT LẠI CÂU CHUYỆN, MỘT ĐOẠN TÓM TẮT

1. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật viết lại câu chuyện, một đoạn tóm tắt nên dùng để dạy đọc hiểu ở lớp nào? Vì sao?

TL: Kĩ thuật viết lại câu chuyện, một đoạn tóm tắt nên dùng để dạy đọc hiểu ở lớp 4; 5. Vì ở lớp 4, 5 học sinh đã có khả năng tóm tắt câu chuyện.

11. BÀI TẬP KĨ THUẬT ĐỌC TÍCH CỰC

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật đọc kết nối với viết nên dùng để dạy đọc hiểu ở lớp nào? Vì sao?

TL: Kĩ thuật đọc kết nối với viết nên dùng để dạy đọc hiểu ở 3, 4, 5 Vì ở các lớp này học sinh đã thực hiện được các yêu cầu trên.

12. BÀI TẬP KĨ THUẬT KWLH

1. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật KWLH chỉ dùng để cho học sinh chuẩn bị bài trước khi học trên lớp hay chỉ dùng để dạy đọc hiểu trên lớp?

TL: Dùng kĩ thuật KWL để chỉ dẫn HS khám phá văn bản trước khi học trên lớp, sau khi học trên lớp hoặc khám phá những văn bản các em tự đọc theo hứng thú của cá nhân và sử dụng để dạy đọc hiểu trên lớp

2. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật KWLH chỉ dùng để dạy đọc hiểu bài đọc chính trong sách giáo khoa hay dùng cả trong hướng dẫn học sinh đọc mở rông văn bản khác không có trong sách giáo khoa?

TL: Kĩ thuật KWLH dùng để dạy đọc hiểu bài đọc chính trong sách giáo khoa và dùng cả trong hướng dẫn học sinh đọc mở rộng văn bản khác không có trong sách giáo khoa.

13. BÀI TẬP KĨ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI

1.Theo Thầy/Cô, kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản nên dùng từ lớp nào? Vì sao?

TL: Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản nên dùng từ lớp 1. Vì ở lớp 1 các em đã đặt được những câu hỏi đơn giản.

14. BÀI TẬP KĨ THUẬT GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật giải quyết tình huống nên dùng trong trường hợp thực hiện yêu cầu cần đạt nào của đọc hiểu văn bản văn học?

TL: Để thực hiện yêu cầu vận dụng nội dung văn bản vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn

15. BÀI TẬP KĨ THUẬT GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật giải quyết tình huống nên dùng trong trường hợp thực hiện yêu cầu cần đạt nào của đọc hiểu văn bản văn học?

TL: Kĩ thuật giải quyết tình huống nên dùng trong trường hợp thực hiện yêu cầu cần đạt vê nội dung ào của đọc hiểu văn bản văn học?

16. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN

1. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản thông tin nên dùng từ lớp nào? Vì sao?

TL: Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản thông tin nên dùng từ lớp 1. Vì học sinh đã hiểu, biết được về những văn bản thông tin đơn giản.

2. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật lập sơ đồ tư duy nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp nào? Vì sao?

TL: Kĩ thuật lập sơ đồ tư duy nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp 1. Vì dựa vào sơ đồ tư duy các em dễ hiểu bài, nắm bắt vấn đề tốt.

3. Theo Thầy/Cô, kĩ thuật viết tóm tắt văn bản nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp mấy? Vì sao?

TL: Kĩ thuật viết tóm tắt văn bản nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp 1. Vì lớp 1 học sinh đã có thể tóm tắt lại được văn bản.

17. BÀI TẬP DẠY KĨ THUẬT VIẾT

1. Theo Thầy/Cô, cần dạy quy trình viết từ lớp nào? Vì sao?

TL: Cần dạy quy trình viết từ lớp 1. Vì học sinh lớp 1 đã viết âm, vần, ...

2. Theo Thầy/Cô, vận dụng phương pháp dạy viết kĩ thuật vào dạy chính tả viết đoạn văn/thơ thì Thầy/Cô cần tổ chức cho học sinh làm những việc gì? Nêu một ví dụ về bài học cụ thể.

TL: Vận dụng phương pháp dạy viết kĩ thuật vào dạy chính tả viết đoạn văn/thơ thì cần tổ chức cho học sinh làm những việc: Xác định mục đích và nội dung viết; Thu thập tư liệu hình thành ý và lập dàn ý; Viết nháp rồi hoàn thiễn bài; Dưạ trên sự góp ý của bạn, của gv để điều chỉnh lại.gì?

Nêu một ví dụ về bài học cụ thể: Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em yêu mến.

Bước 1: Học sinh xác định mục đích và nội dung viết (Viết về ngoại hình, người yêu mến là ai)

bước 2: Lập dàn ý (sẽ tả những đặc điểm nào của ngoại hình, những đặc điểm đó như thế nào?)

Bước 3: Viết nháp

Bước 4: Đổi vở, đọc đoạn văn của bạn, lắng nghe bạn góp ý và góp ý cho bạn.

Bước 5: Hoàn thiện bài viết.

18. BÀI TẬP DẠY VIẾT BÀI THUẬT VIỆC

1. Theo Thầy/Cô phương pháp và kĩ thuật nêu trên được dùng cho dạy viết đoạn văn, bài văn ở những lớp nào? (xem chương trình phần kĩ năng viết ở các lớp)

TL: Phương pháp và kĩ thuật nêu trên được dùng cho dạy viết đoạn văn, bài văn ở những lớp 2; 3; 4; 5.

19. BÀI TẬP DẠY VIẾT BÀI KỂ CHUYỆN

1. Theo Thầy/Cô kĩ thuật tóm tắt cốt truyện, lập sơ đồ tư duy để ghi nhớ câu chuyện nên thực hiện từ lớp mấy? Cho một ví dụ.

TL; Kĩ thuật tóm tắt cốt truyện, lập sơ đồ tư duy để ghi nhớ câu chuyện nên thực hiện từ lớp 2.

Cho một ví dụ: Kể một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ mẹ.

20. BÀI TẬP DẠY VIẾT BÀI MIÊU TẢ

1. Theo Thầy/Cô phương pháp quan sát trong dạy viết bài miêu tả nên dùng ở những lớp nào? Cho một ví dụ tổ chức cho học sinh quan sát đồ vật bằng một trò chơi.

TL: Phương pháp quan sát trong dạy viết bài miêu tả nên dùng ở những lớp 4; 5.

Cho một ví dụ tổ chức cho học sinh quan sát đồ vật bằng một trò chơi: Quan sát cái bút

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Kể tên 1 bộ phận của cây bút

Nêu tác dụng của 1 bộ phận. Hoặc gv mô tả hs dựa vào đó đoán xem là bộ phận nào.

21. BÀI TẬP DẠY VIẾT BÀI THUYẾT MINH

Theo Thầy/Cô kĩ thuật đặt câu hỏi và lập sơ đồ tư duy giúp gì cho học sinh trong viết bài văn?

Theo Thầy/Cô kĩ thuật đặt câu hỏi và lập sơ đồ tư duy giúp gì cho học sinh trong viết bài văn?

Xác định được mục đích viết và nội dung viết

Tìm được ý và sắp xếp ý cho bài viết

Sửa chữa, hoàn chỉnh bài viết

Tất cả các đáp án trên

22. BÀI TẬP DẠY NÓI

1. Theo Thầy/Cô khi dùng kĩ thuật đặt câu hỏi để xác định nội dung nói và tìm ý cho bài nói thì giáo viên hay học sinh đặt câu hỏi?

Ở lớp nào thì nên là giáo viên?

Ở lớp nào thì nên cả giáo viên và học sinh đều được đặt câu hỏi?

TL: Khi dùng kĩ thuật đặt câu hỏi để xác định nội dung nói và tìm ý cho bài nói thì giáo viên và học sinh đều là người đặt câu hỏi.

Ở lớp 1; 2 thì nên là giáo viên.

Ở lớp 4; 5 thì nên là học sinh, tuy nhiên phải có sự hướng dẫn của gv khi cần thiết.

23. BÀI TẬP DẠY NGHE

1. Theo Thầy/Cô, cần tổ chức cho học sinh làm gì khi nói để thể hiện các em biết quan tâm đến người nghe?

Dừng lại khi nói xong từng ý để hỏi người nghe có hiểu rõ hoặc có hỏi gì không

Dừng lại giải thích về một chi tiết vừa nói khi thấy người nghe tỏ ra chưa hiểu

Nói một mạch xong rồi mới dừng lại chờ câu hỏi của người nghe

Nói xong về chỗ ngay

Nói xong hỏi người nghe xem họ có đồng ý với bài nói không

2. Chọn đáp án đúng nhất

Theo Thầy/Cô, học sinh tiểu học có thể dùng được hình ảnh theo cách nào dưới đây để hỗ trợ cho bài nói?

Dùng tranh ảnh có sẵn

Dùng tranh tự vẽ

Dùng đoạn clip tự làm

Dùng máy tính kết nối với máy chiếu

Chọn Đ nếu câu đúng, chọn S nếu câu sai.

24. BÀI TẬP DẠY KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1. Theo Thầy/Cô, các bước dạy kiến thức Tiếng Việt trình bày có theo lí thuyết học tập kiến tạo không? Cho một ví dụ về bài dạy một kiến thức Tiếng Việt ở một lớp cụ thể.

TL: Các bước dạy kiến thức Tiếng Việt trình bày có theo lí thuyết học tập kiến tạo.

ví dụ: dạy một kiến thức Tiếng Việt ở lớp 4: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại

25. BÀI TẬP LỰA CHỌN NỘI DUNG CHO BÀI HỌC

1. Thầy/Cô xác định nội dung dạy học cho 1 tiết hoặc 2 tiết, 3 tiết của một bài học cụ thể theo thời khóa biểu của trường mình.

TL: Xác định nội dung dạy học cho 1 tiết hoặc 2 tiết, 3 tiết của một bài học cụ thể theo thời khóa biểu của trường mình.

Ví dụ dạy bài In, it Tiếng Việt lớp 1(Cánh diều)

Tiết 1: Dạy vần in, ít

dạy từ quả mít, đèn pin

Mở rộng vốn từ: Tìm từ có vần in, it trong các từ đã cho và từ ở ngoài bài

Hướng dẫn viết bảng con in, it, đèn pin, quả mít.

26. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO BÀI HỌC

Chọn Đ nếu câu đúng, chọn S nếu câu sai.

Khi xác định yêu cầu cần đạt cho bài học, giáo viên cần căn cứ vào những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe, kiến thức tiếng Việt và văn học nêu trong chương trình môn Tiếng Việt ở từng lớp.

S Đ

27. BÀI TẬP LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Điền từ vào chỗ trống

Việc lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học cần căn cứ vào :

1. Nội dung chính và …………………………………….. của bài học

2. Căn cứ vào đặc trưng của ………………………………… …………

…………………………………. trong bài học

TL: a. nội dung tích hợp

3. Từng hoạt động đọc, viết, nói, nghe

II. Đáp án trắc nghiệm Mô đun 2 môn Tiếng Việt

1. Cơ sở thực tiễn của việc xác định phương pháp và KTDH gồm: đặc điểm tâm lý của các học sinh ở các vùng miền, trình độ của giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường học, đặc điểm về kinh tế xã hội của địa phương nơi trường đóng.

A. Đúng

2. Trong bài học âm hoặc học vần ở lớp 1, hoạt động vận dụng nào được sử dụng dưới đây?

D. Đọc câu văn, đoạn văn có tiếng chứa âm vần mới

3. Trong dạy đọc thành tiếng, những phương pháp, kĩ thuật nào được lựa chọn?

A. Rèn luyện theo mẫu

D. Chơi đọc truyền điện

E. Thi đọc giữa các nhóm

4. Kĩ thuật đọc phân vai để dạy đọc thành tiếng…

B. Truyện

5. Cuộc thi đọc diễn cảm là kĩ thuật dạy đọc văn…….

A. Đúng

6. Cuộc thi đọc thuộc một đoạn văn hoặc cả bài…..

A. Đúng

7. Kĩ thuật đọc tích cực dùng để dạy đọc hiểu…….

D. Tất cả các kiểu văn bản trên

8. Trong bài học âm hoặc vần lớp 1, mục đích của hoạt động khám phá là:

B. Đọc đúng âm hoặc vần mới, tiếng chứa âm hoặc vần mới

9. Mục đích của hoạt động khởi động ở mỗi bài học là?

A. Định hướng sự chú ý của học sinh vào vấn đề của bài mới

10. Kĩ thuật đặt câu hỏi dùng để dạy đọc hiểu văn bản ở lớp nào là phù hợp?

D. Lớp 4 và lớp 5

11. Kĩ thuật KWL dùng để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản vào khi nào?

D. Cả trước, trong, sau khi đọc bài ở lớp

12. Dù giáo viên lựa chọn phương pháp hoặc kĩ thuật nào trong dạy ……..điều quan trọng là giáo viên cân dạy học sinh cách sử dụng chúng….

A. Đúng

13. Phương pháp rèn luyện theo mẫu được dung để dạy những nội dung viết nào?

A. Tất cả các nội dung nêu trên ở câu trả lời a,b,c

14. Kĩ thuật đặt câu hỏi phù hợp với yêu câu nào trong dạy viết đoạn văn?

D. Tất cả các yêu câu nêu trong các câu trả lời a,b,c

15. Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật ghi lại ý chính được dùng trong dạy kĩ năng nào?

B. Kĩ năng nghe hiểu

16. Thảo luận, tranh luận là những kĩ thuật dạy kĩ năng nghe, kĩ năng nghe-nói tương tác?

B. Đúng

17. Để chọn nội dung cho bài học, giáo viên cần làm những việc sau: 1. Xác định nội dung chính của bài học, 2………..

A. Đúng

18. Khi xác định yêu câu cần đạt cho bài học, giáo viên cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt vê đọc, viết, nói và nghe, kiến thức tiếng việt…………..

B. Đúng

19. Giáo viên dựa trên căn cứ nào để đưa ra những yêu câu phân hóa bài học

A. Trình độ của học sinh trong lớp

20. Để lựa chọn phương tiện và thiết bị cho mỗi bài học, giáo viên cần căn cứ vào:

1. Các yêu cầu cần đặt về PC và NL…………..

2. Từng dạng hoạt động va hình thức tổ chức………..

A. Đúng

21. Mục tiêu nào là cơ sở để xác định PP và KT DH trong môn Tiếng Việt?

– Cả hai phương án trả lời a và b

22. Cơ sở thực tiễn của việc xác định PP và KTDH bao gồm: đặc điểm tâm lí của HS ở các vùng miền, trình độ của giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường học, đặc điểm về kinh tế xã hội của địa phương nơi trường đóng.

– Đúng

23. Trong môn Tiếng Việt, phẩm chất được phát triển theo cách nào? Môn Tiếng Việt, phẩm chất được phát triển theo cách nào?

– Phát triển đồng thời với phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong các bài học về tiếng Việt

24. Mục đích của hoạt động khởi động ở mỗi bài học là:

– Định hướng sự chú ý của HS vào vấn đề của bài mới

25. Trong bài học âm hoặc vần mới ở lớp 1, mục đích của hoạt động khám phá là:

– Đọc đúng âm hoặc vần mới, tiếng chứa âm hoặc vần mới

26. Trong bài học môn Tiếng Việt , mục đích của hoạt động luyện tập là gì?

– Giải quyết những nhiệm vụ bằng cách dùng từng phần kiến thức hoặc kĩ năng mới

27. Cuộc thi đọc thuộc một đoạn hoặc cả bài là kĩ thuật để dạy đọc văn bản thơ, văn bản miêu tả.

– Đúng

28. Kĩ thuật đọc tích cực dùng để dạy đọc hiểu văn bản nào?

– Tất cả các kiểu loại văn bản

29. Kĩ thuật đóng vai, nói về chi tiết thuộc từng vai phù hợp với dạy đọc hiểu văn bản nào?

– Truyện

Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan trong chuyên mục Tập huấn giáo viên góc Học tập.

Đánh giá bài viết
61 267.178
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm