Đoạn văn nghị luận Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Từ lâu nay người xưa đã sử dụng câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao để dạy con chau về đức tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đoạn văn nghị luận Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao để làm rõ tính đúng đắn của câu tục ngữ, giúp bạn đọc hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của câu Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoạn văn Nghị luận giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ " Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" là câu tục ngữ hay và đặc sắc. Bằng các hình ảnh ẩn dụ "một cây", "ba cây", "núi cao" mà câu tục ngữ trên đã thể hiện thông điệp của người xưa đến với chúng ta ngày này là bài học về tình đoàn kết. Tình đoàn kết được thể hiện qua rất nhiều phương diện cụ thể, không chỉ trong lời nói, suy nghĩ mà cả trong hành động, việc làm thiết thực. Khi xưa, qua những cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Lê Lợi thắng lợi trước một thế lực nhà Minh hùng mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau mười năm gian khổ; Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh năm 1789,... hay chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ,.. Tất cả những chiến công hiển hách đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta; nếu không có sự đoàn kết, dân tộc ta khó có thể đứng dậy đòi lại chủ quyền dân tộc. Ngày nay, trong gia đình ta cần xây dựng gia đình hòa thuận, đoàn kết, hạnh phúc, ấm áp. Không chỉ vậy, trong trường học ta cần tạo nên một lớp học đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh, đạt được nhiều kết quả cao trong học tập... Như vậy, đoàn kết là bỏ qua cái “tôi” để góp sức tạo nên cái “ta” tập thể, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi gian nan, thử thách. Có thể khẳng định rằng tình đoàn kết là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã mang đạo lí ý nghĩa đến thật tinh tế; nhắc nhở chúng ta sống phải có tình đoàn kết. Từ đó mà ta hãy rèn luyện và phát huy tình đoàn kết với nhau.

Đoạn văn chứng minh câu Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Từ xưa đến nay, tục ngữ chính là những câu nói dân gian được ông cha ta truyền lại nhằm đúc kết những kinh nghiệm quý báu. Trong đó, câu tục ngữ '' Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao '' là một câu mang đậm ý nghĩa và giá trị to lớn. Đúng vậy, câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết. Từ ngàn xưa, các vị anh hùng tiêu biểu như: '' Lê Lợi, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Trần Hưng Đạo, ... '' đã dũng cảm ra trận đánh giặc, biết đoàn kết để hợp sức tiêu diệt giặc. Hay trong thời đại này, tuy đang đứng trước nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng tinh thần đoàn kết, chia sẻ, thương người như thể thương thân của người dân trong mọi miền Tổ quốc đều không mất đi. Hiện nay, đại dịch Covid - 19 đang ảnh hưởng rất lớn đền toàn thế giới. Tất cả mọi người đều đang nổ lực để chung tay ''Chống dịch như chống giặc''. Việt Nam - nước chúng ta - đang thể hiện năng lực, phẩm chất rất tốt trong tình hình nguy cấp này. Tất cả đều vì một đất nước tươi đẹp, dọn dẹp sạch sẽ lũ virus đáng ghét này. Nói tóm lại, nhân dân ta luôn tồn tại trong tim mình một tinh thần đoàn kết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
45 10.950
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Nhien Kha

    🥳


    Thích Phản hồi 14:39 10/03
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm