Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng các năm 2024
Tổng hợp đề Văn thi vào 10 Hải Phòng
- 1. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2022
- 2. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2021
- 3. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2020
- 4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2019
- 5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2018
- 6. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2017 chính thức
- 7. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2016
- 8. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2015
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng các năm được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết này là tổng hợp đề Văn thi vào lớp 10 Hải Phòng 10 năm gần đây giúp các em hệ thống lại những tác phẩm đã thi vào 10 Hải Phòng để đưa ra kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn sao cho hợp lý. Sau đây là nội dunng chi tiết đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng chính thức do SGDĐT Hải Phòng ban hành có đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.
- Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Hải Phòng năm 2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Hải Phòng 2024
Mời các bạn tham khảo đáp án đề Văn vào 10 Hải Phòng 2024 tại đây.
Mới: Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2023
1. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2022
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là huyền thoại với 5 trục dọc, 21 trục ngang tạo nên “bát quái trận đồ” hùng vĩ trên trùng điệp vạn lý Trường Sơn. Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng... (Lê Duẩn). Chiến tranh đã lùi xa những dấu tích bi tráng của dân tộc trong những năm tháng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) vẫn không phôi phai. Trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện nay gắn với công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Cùng với đường Trường Sơn trải dọc ngang trên mặt đất như một công trình vĩ đại còn có một đường Trường Sơn khác hiện lên hùng tráng trong văn thơ một thời. Tôi muốn gọi đó là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên. Họ là các nhà văn, nhà thơ của thời chống Mỹ oanh liệt.
Còn nhớ, trong thi phẩm Nước non ngàn dặm, sáng tác năm 1973, nhà thơ Tố Hữu viết: Trường Sơn, đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình. Trường Sơn thời đánh Mỹ được coi như biểu tượng của lòng yêu nước cao cả, là nơi hội tụ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn học dạt dào bởi hiện thực chiến tranh bộn bề cháy bỏng, gắn liền với ý thức công dân - chiến sĩ luôn được nêu cao.”
(Trích Có một đường Trường Sơn “đặc biệt”, Nguyễn Hữu Quý, Báo Văn nghệ, số 22 ngày 28-5-2022, tr.16)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những yếu tố nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.
Câu 4 (1,0 điểm). Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em là gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm).
Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Không có kinh không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.131)
2. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2021
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh tiểu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thuỳ Dung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin nấy, từ tấm ảo, tập vở cho đến các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bào Dao, Tày, suốt ngày lên rẫy, không mấy quan tâm đến con em. Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn. Cô Dung tiến thêm một bước: nâu ăn miễn phí cho lũ trẻ.
Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những học sinh có nhà ở xa. “Ban đầu chỉ nấu đồ ăn thôi, còn cơm thì tụi nhỏ tự mang theo. Nhưng nhìn mỗi đứa mỗi gói cơm mang theo khác nhau thấy tội quá. Nhiều bé mang cơm trắng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có cơm để mang theo”, cô Dung nhớ lại.
Bước tiếp theo, cô Dung gõ của các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi cơm miễn phí vài ba bữa. Ước nguyện của cô đã được đền đáp. Các nhà hảo tâm đã giúp cô trò mỗi tuần ba bữa ăn miễn phí. Nhưng đến lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp quá tạm bợ, nhiều em phải ngồi bệt xuống nền đất để ăn. Trông cảnh ấy, rất khó cầm lòng. Thế rồi, cô Dung lại “thêm việc” cho mình: xin nhà hảo tâm để xây cho các cháu một nhà ăn thật đàng hoàng, sạch sẽ.
(Trích Nuôi con miễn phí cho học sinh, Thanh Quân, Báo Thanh niên, số 86, Thứ bảy 27.3.2021)
Câu 1 (0,5 điểm).
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm).
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm).
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Vì vậy, các em không chỉ thiệu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn.”
Câu 4 (1,0 điểm).
Qua đoạn trích trên, tác giả gửi gắm những thông điệp nào?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm).
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài ương mạ
Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.56)
3. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2020
Sở GD&ĐT Hải Phòng ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Văn |
Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 155)
Câu 1 (0,5 điểm). Nếu xuất xứ của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:
"Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Bà hỏi:
- Ba con, sao con không nhân?
- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì?
- Ba không giống cái hình ba chụp với má-
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi
- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biệế, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 198, 199)
4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2019
Phần I. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 27,28)
Câu 1. (1,0 điểm) Cho biết tên tác giả, tên văn bản và nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 2. (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật trong câu văn sau:
Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”.
Câu 3. (2.0 điểm) Từ tinh thần của đoạn trích đã cho, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1/2 trang giấy thi) theo kiểu diễn dịch, trình bày suy nghĩ của bản thân về điểm mạnh và điểm yếu của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Phần II. (4 điểm) Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 139, 40)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. (1.5 điểm) Xác định biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong câu thơ sau và nếu giá trị biểu đạt của phép tu từ đó:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Câu 3. (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Phòng 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018-2019 Ngày thi: 05/6/2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút |
Phần I.(4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tình, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng ngẫm kỹ một mình hay, hai câu thơ đó đang làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tay châu báu hơi đầy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 4, 5)
Câu 1. (2.0 điểm) Nêu xuất xứ của đoạn trích trên. Xác định nội dung chính của đoạn trích.
Câu 2.
(1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần".
Câu 3. (2.0 điểm) Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1/2 trang) theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của bản thân về phương pháp đọc sách cho cho hiệu quả.
Phần II. (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về "nhà" bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là "ốp". Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(Trich Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 183, 184)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 2. (1.5 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.. ".
Câu 3. (4,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên.
6. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2017 chính thức
Phần I (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh, Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr.5)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung cơ bản của đoạn trích trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật trong câu văn sau:
Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
Câu 3 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) theo kiểu diễn dịch, trình bày suy nghĩ của bản thân về cách học tập theo phong cách Hồ Chí Minh của tuổi trẻ ngày nay.
Phần II (6,0 điểm)
Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.70)
Câu 1 (0,5 điểm). Nếu xuất xứ của hai khổ thơ trên.
Câu 2 (1,5 điểm). Nhận xét hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Sông được lúc dềnh dàng.
Câu 3 (4,0 điểm). Em hãy viết bài văn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
7. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2016
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2016 – 2017
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Lưu ý: Đề thi có 01 trang. Học sinh làm bài vào tờ giấy thi
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3, 0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.
( Ngữ văn 8, tập một, trang 29, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Câu 1 (0,25 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
Câu 2 (0,25 điểm). Tác giả của văn bản đó là ai?
Câu 3 ( 0,25 điểm). Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 4 (0.25 điểm). Phần in đậm trong câu: “này, báo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.” làm thành phần biệt lập gì trong câu?
A. Thành phần cảm thán B. Thành phần tình thái
C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp
Câu 5 (0,25 điểm) Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. lệt bệt B. rề rề
C. mỏi mệt D. lật đật
Câu 6 (0,75 điểm). Về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu: “ Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.” là câu đơn hay câu ghép? Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đó.
Câu 7 (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.
PHẦN II. LÀM VĂN (7, 0 điểm)
Câu 1 (3, 0 điểm)
Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, trang 132, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt nam, 2015,) khi nghe tin làng mình theo giặc.
8. Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2015
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 17)
Câu 1. (0,25 điểm): Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào?
Câu 2. (0,25 điểm): Tác giả của bài thơ đó là ai?
Câu 3. (0,25 điểm): Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 4. (0,25 điểm): Từ “bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại nào?
Câu 5. (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 6. (0,5 điểm): Nêu nội dung của khổ thơ trên?
Câu 7. (1,0 điểm): Từ khổ thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm):
Bằng một bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 từ), em hãy trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 129)
Câu 2. (4,0 điểm):
Nhận xét về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) có ý kiến cho rằng: Những thử thách nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí là cái chết, cũng không thể làm mất đi ở nhân vật Phương Định sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai.
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên bằng một bài văn nghị luận.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2023 Nam Định
(Cập nhật nhanh nhất) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình 2024
(Mới) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2024
Đề thi vào 10 môn Anh Hà Giang 2024 có đáp án
(Mới) Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Giang 2024 có đáp án
(Mới 09/10/2024) Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2024
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hải Dương 2024
(Mới cập nhật) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Yên 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương7 Mẫu quyết định khen thưởng 2024 mới nhất
Cách viết quyết định khen thưởng (7 mẫu)