Đề thi giữa kì 1 môn Sinh học lớp 6 có đáp án

Hoatieu xin chia sẻ một số Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 6 có lời giải và hướng dẫn chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Mẫu đề thi giữa kỳ 1 lớp 6 môn Sinh học được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải phù hợp với các hình thức đề kiểm tra hiện nay, giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

1. Đề thi giữa kì 1 Sinh học 6 (Đề số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có gân lá hình cung ?

A. rẻ quạt, bưởi

B. địa liền, ổi

C. mã đề, địa liền

D. gai, bèo tây

Câu 2 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có lá kép

A. Me, phượng vĩ, hoa hồng, xấu hổ

B. Me, mồng tơi, hoa hồng, khế

C. Me, rau má, hoa hồng, rau cải

D. Bằng lăng, húng chanh, xấu hổ, ổi

Câu 3: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có lá mọc đối?

A. rau lang, dâu tằm, ổi, cúc tần

B. tía tô, nhọ nồi, ổi, dây huỳnh

C. mồng tơi, nhọ nồi, ổi, bằng lăng

D. dừa cạn, cỏ nhọ nồi, ổi, roi

Câu 4: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có lá mọc vòng?

A. Dây huỳnh, hoa sữa, hoàng tinh hoa đỏ

B. Dây huỳnh, trúc đào, rau muống

C. Kinh giới, hoa sữa, nhọ nồi

D. Dừa cạn, kinh giới, mồng tơi

Câu 5: Đây là hình ảnh “các kiểu xếp lá trên thân và cành”

Dựa vào hình ảnh này em hãy hoàn thành những câu hỏi dưới đây.

1. A: lá xếp trên cây theo kiểu…………

2. B: lá xếp trên cây theo kiểu…………

3. C: lá xếp trên cây theo kiểu…………

Phần tự luận

Câu 1: Vì sao củ khoai lang là rễ, củ khoai tây là thân?

Câu 2: Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?

Câu 3: Em hãy lấy ví dụ về 3 kiểu gân lá chính, mỗi kiểu 5 cây đại diện?

Câu 4: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?

Đáp án đề thi giữa kỳ sinh học 6

Phần trắc nghiệm

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5:

1. A:lá xếp trên cây theo kiểu mọc cách

2. B: lá xếp trên cây theo kiểu mọc đối

3. C: Lá xếp trên cây theo kiểu mọc vòng

Phần tự luận

Câu 1:

- Củ khoai lang do những rễ bên của dây khoai lang đâm xuống đất, lúc đầu nhỏ sau to dần do tích lũy tinh bột mà thành

- Còn khoai tây còn có những cành ở gần gốc bị vùi xuống đất , cành sẽ phát triển thành củ. Nếu củ khoai tây bị lộ ra trên mặt đất chúng sẽ có màu xanh do có chất diệp lục như cành và thân cây

Câu 2:

- Phiến lá có nhiều hình dạng và kịch thước rất khác nhau

- Có nhiều kiểu gân lá ( 3 kiểu chính: hình mạng, hình song song và hình cung)

- Có 2 loại lá chính là : lá đơn và lá kép

- Lá xếp trên cây the ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng

Câu 3:

- Cây kiểu gân lá hình mạng: gai, ổi, mít, đa,cải

- Cây kiểu gân lá hình song song: rẻ quạt, lúa, mía, tre, cỏ tranh

- Cây kiểu gân lá hình cung: bèo Nhật Bản, địa liền, thài lài tía, rau muống, mã đề

Câu 4:

Quan sát một lá loại cây, ta thấy lá gồm có phiến và cuống , trên phiến lá có nhiều gân lá

- Phiến lá có màu luc, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước phiến lá của cây khác nhau là khác nhau; diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với cuống lá. Nhờ những đặc điểm đó giúp phiến lá hứng được nhiều ảnh sáng , thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ nuôi cây

- Lá xếp trên thân cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

2. Đề kiểm tra giữa kỳ 1 Sinh 6 (Đề số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : rễ mang các …(1)…có chức năng hút…(2)…trong đất

A. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan

B. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng dạng kết tinh

C. (1) : mạch gỗ ; (2) : các chất hữu cơ ( lipit, gluxit)

D. (1) : mạch mạch rây ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan

Câu 2: Cây nào dưới đây có nhu cầu muối đạm ít hơn các cây còn lại ?

A. lúa

B. đậu

C. cà chua

D. cà rốt

Câu 3: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ củ

A.hoa hiên, hồ tiêu, cà rốt

B.sắn, mắm, bụt mọc

C.sắn, khoa ilang, cà rốt

D.khoai tây, khoai lang, cà rốt

Câu 4: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ thở ?

A. Đước, bụt mọc, mắm, bần, vẹt

B. Đước, tầm gửi, mắm, vẹt, si

C. Hồ tiêu, bụt mọc, đa, vạn niên thanh, tơ hồng

D. Sung, tơ hồng, mắm, hồ tiêu, vẹt

Câu 5: Dựa vào hình ảnh « tế bào lông hút » dưới đây, em hãy viết chú thích phù hợp vào các ô trống tương ứng với các số thứ tự 1,2,3,4.

Phần tự luận

Câu 1: Đối với các cây rễ củ thì người nông dân thường thu hoạch vào giai đoạn nào ?

Câu 2: Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu ?

Câu 3  Bạn Hoa làm thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của mạch rây, Hoa chọn một cành cây và bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng, Hoa nhận thấy hiện tượng gì?

Câu 4: Hai tế bào thực vật phân chia liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ở thế hệ cuối cùng?

Đáp án Đề kiểm tra Sinh học 6

Phần trắc nghiệm

Câu 1:A

Câu 2:D

Câu 3: C

Câu 4: A

Câu 5: Chú thích

1. Vách tế bào

2. Màng sinh chất

3. Chất tế bào

4. Nhân

5. Không bào

Phần tự luận

Câu 1:

Chúng ta nên thu hoạch các cây có rễ củ trong giai đoạn trước khi ra hoa vì ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng trong củ chưa bị tiêu hao cho hoạt động ra hoa, tạo quả

Câu 2:

Khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu vì tập trung chất dinh dưỡng vào thân chính, tăng chiều dài của thân cây

Câu 3:

Bạn Hoa làm thí nghiệm để tìm hiều chức năng của mạch rây, Hoa chọn một cành cây và bóc bỏ một khoanh vỏ, Sau một tháng, Hoa nhận thấy mép vỏ phía trên bị phình to ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lớp vỏ bị bóc đi bao gồm cả mạch rây nên chất dinh dưỡng từ lá khi vận chuyển đến vị trí này sẽ bị gián đoạn, chúng bị ứ đọng lại ở mép vỏ phía trên khiến cho mép vỏ phía trên bị phình to ra

Câu 4:

3 tế bào thực vật phân chia liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra: 2.23 = 16 tế bào con ở thế hệ cuối cùng.

3. Đề kiểm tra Sinh lớp 6 giữa kỳ 1 (Đề số 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Ở thực vật, nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân chủ yếu là nhờ?

A. ruột

B. mạch rây

C. mạch gỗ

D. biểu bì

Câu 2: Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu là nhờ?

A. mạch gỗ

B. mạch rây

C. biểu bì

D. thịt vỏ

Câu 3: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân rễ?

A. cỏ tranh, gừng, dong ta

B. chuối, củ nghệ, dong ta

C. nghệ, gừng, khoai lang

D. khoai lang, gừng, riềng

Câu 4: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân củ?

A.khoai lang, su hào, sắn

B.cỏ tranh, cà rốt, gừng

C.khoai tây, su hào, chuối

D.khoai lang, su hào, cà rốt

Câu 5: Em hãy chọn chữ cái phù hợp tương ứng với từ đúng để hoàn thiện nghĩa câu sau: Dác và ròng

A. Dác là lớp gỗ….(A: màu sáng; B; màu thẫm) ở phía…(C.trong; D: ngoài) gồm những tế bào…(E: mạch gỗ; F: mạch rây), có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

B. Ròng là lớp gỗ…(G: màu sáng; H: thẫm), rắn chắc hơn rác, nằm phía…(I: trong; K: ngoài), gồm những tế bào….(L: sống; M: chết), vách dày có chức năng đỡ cây

Phần tự luận

Câu 1: Thân cây gồm những bộ phận nào? Chức năng của thân cây là gì?

Câu 2: Thân dài ra do đâu?

Câu 3: Theo vị trí của thân trên mặt đất, người ta chia thân làm mấy loại? Kể tên các loại thân cây đó

Câu 4: Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau có giống nhau không? Cho ví dụ minh họa?

Câu 5: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi nên bấm ngọn, tỉa cành không?

Đáp án

Phần trắc nghiệm

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5:

1. A, D, E

2. H, I, M

Phần tự luận

Câu 1 :

Thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách

Đỉnh chồi ngọn và chồi nách đề là mô phân sinh

- Chồi ngọn có ở ngọn cây và đầu cnah

- Chồi nách ở kẽ lá ( nách lá) : chồi lá phát triền thành cành mang lá và chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa

Thân là co quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đõ tán lá

Câu 2 :

Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

Câu 3 :

Theo ví trí của thân cây trên mặt đất, ngườta chia thân làm 3 loại

Thân đứng có 3 dạng :

- Thân gỗ : cứng, cao, có cành

- Thân cột : cứng, cao, không cành

- Thân cỏ : mềm, yếu, thấp

- Thân leo : leo bằng nhiều chách như bằng thân quấn, tua cuốn…

- Thân bò : mềm yếu, bò lan sát đất

Câu 4 :

Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau là rấy khác nhau

Ví dụ :

- Cây thân leo ( như mồng tơi, mướp, bí…)thân dài ra rất nhanh

- Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm hơn nên nhiều cây cao to như xà cừ, chò, lim…

Câu 5:

- Thương bấm ngọn cây trước khi ra hoa vì khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển

- Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn để dồn thức ăn xuống các cành còn lại làm cho chồi hoa, quả, lá phát triển

- Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi, thì không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Nhung cũng thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính

4. Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Sinh học 6 (Đề số 4)

Phần trắc nghiệm
Câu 1 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trên cạn ?

A. Phượng vĩ, bằng lăng, ngọc lan, trúc đào

B. Vàng tâm, bằng lăng, bèo tây ( lục bình), trúc đào

C. Bằng lăng, ngọc lan, trúc đào, súng

D. Vào tâm, đào, rong đuôi chó, mao lương

Câu 2 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trong vòng một năm ?

A. Ngô, na, rau ngót, đậu, lạc

B. Ngô, cà chua, mướp, đậu, lạc

C. Ngô, cà chua, nhãn, bưởi, lạc

D. Ngô, cam, rau ngót, đậu, mít

Câu 3 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống lâu năm ?

A. Cam, hồng xiêm, bơ, điều, nhãn

B. Cam, cải, bơ, mít, cà, mướp

C. Cam, hành, bơ, cà chua, ổi

D. Cam, hồng xiêm, bơ, dứa, cải

Câu 4 : Các bước quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay :

(1) : Di chuyển kính cho đến khi nhìn rõ vật

(2) : dùng tay cầm kính

(3) : để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính

Hãy sắp xếp các bước trên theo trình tự hợp lí

A.(2)-(3)-(1) B.(3)-(2)-(1)

C.(1)-(3)-(2) D.(3)-(1)-(2)

Câu 5 : Đặc điểm nào ở củ dong ta, nghệ, gừng…chứng tỏ chúng là thân ?

A. Có hình trụ dài, chứa chất dự trữ

B. Có mạch gỗ giúp vận chuyển chất hữu cơ

C. Có chồi ngọn, chồi nách và lá

D. Có mạch rây giúp vận chuyển nước và muối khoáng

Phần tự luận

Câu 1 : Em hãy kể tên 5 cây có hoa và 5 cây không có hoa

Câu 2 : Em hãy lấy ví dụ 5 cây lâu năm và 5 cây một năm

Câu 3 : Làm thế nào để phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?

Câu 4 : Nhà bạn An bán hoa tươi, bạn An nói những cây hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa huệ, hoa loa kèn,…chỉ có hoa, không có quả và hạt ? Vậy bạn An nói có đúng không ? Em hãy giải thích tại sao ?

Đáp án

Phần trắc nghiệm

Câu 1: A

Câu 2:B

Câu 3: A

Câu 4: A

Câu 5: C

Phần tự luận

Câu 1:

- 5 cây có hoa là: bưởi, ổi, dưa hấu, khế, xoài

- 5 cây không có hoa là: rêu, thông đá, quyển bá, cỏ tháp bút, dương xỉ, bèo hoa dâu

Câu 2:

- Cây một năm là: lúa, ngô, su hào, bí ngô, hành

- Cây lâu năm là: xà cừ, ổi, bưởi, phượng vĩ

Câu 3:

- Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt

- Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt

Câu 4:

- Bạn An nói như vậy là chưa đúng. Vì

- Do nhu cầu, người trồng hoa thu hoạch các loại cây trên đang thời kì ra hoa nên ta ít khi trông thấy quả, hạt của chúng

- Tất cả các cây loại cây trên đều có quả, hạt vì chúng thuộc nhóm cây có hoa

Trên đây là các mẫu Đề thi giữa kì 1 Sinh học 6 có đáp án chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 6 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
5 625
0 Bình luận
Sắp xếp theo