Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?

Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào? Đây là một câu hỏi trong phần luyện tập Địa lí lớp 8, bài 28. Câu hỏi bài tập này nhằm củng cố cho các em kiến thức về địa hình nước ta được đề cập trong bài. Để tìm hiểu lý giải chi tiết, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?

  • Địa hình cácxtơ:

Địa hình Cácxto là dạng địa hình khá phổ biến ở nước ta với những hang động, núi đá vôi. Địa hình này được hình thành do quá trình phong hoá hoá học tạo nên, nước mưa khi rơi xuống đã ngấm vào trong lòng đất. Dòng nước mưa có chứa nhiều CO2 đã phản ứng hoá học với đá vôi và hoà tan chúng. Dần theo thời gian những vùng đá vôi bị ăn mòn và trôi theo dòng nước tạo nên những địa hình như hang động đá vôi.

Hoạt động phong hoá hoá học ở nước ta diễn ra rất mạnh mẽ do nước ta là nước mưa nhiều cùng khí hậu nóng ẩm.

Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?
Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?
  • Địa hình cao nguyên badan:

Các cao nguyên ba dan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.

Hoạt động dung nham phun trào là do hoạt động nội lực và mảng kiến tạo dịch chuyển, khi mản kiến tạo tác rời làm cho vùng đất bề mặt đứt gãy và dòng macma trong lòng đất trào lên.

  • Địa hình đồng bằng phù sa mới:

Địa hình đồng bằng phù sa chính là một trong những địa hình tiêu biểu của những nhân tố tự nhiên bên ngoài. Những khu vực gần cửa sông trước kia rất thấp, nhưng nhờ quá trình bồi tụ của dòng chảy. Cụ thể là những dòng chảy từ miền núi, mang theo những vật chất đã bóc mòn chảy xuống khu vực thấp và bồi tụ nên đồng bằng. Nước ta có hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Vì thế chúng ta có thể thấy rằng khu vực đồng bằng thường có đất phù sa, vô cùng màu mỡ, điều này là vật chất từ nơi khác bồi tụ lên.

  • Địa hình đê sông, đê biển:

Địa hình đê sông, đê biển là điển hình cho hệ thống đê điều ở khu vực miền Bắc nước ta. Trước kia miền Bắc nước ta là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt triền miên, nên người dân đã thực hiện xây dựng hệ thống đê điều để ngăn lũ. Còn hệ thống đê biển để ngăn biển xâm nhập.

Đây là hệ thống địa hình đặc trưng do con người tạo ra nhằm chống chọi với thiên nhiên. Những dạng địa hình này đã giúp cho người dân ngăn lũ nhưng lại khiến cho vùng đồng bằng bạc màu do không được bồi đắp của phù sa sông.

2. Nguyên nhân hình thành các dạng địa hình ở nước ta

Từ những địa hình trên thì chúng ta có thể thấy được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành các dạng địa hình nước ta là do:

  • Hoạt động nội lực, kiến tạo mảng của trái đất;
  • Do những nhân tố từ tự nhiên như khí hậu, mưa, gió, bão;
  • Do những hoạt động của con người;

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 8 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 121
0 Bình luận
Sắp xếp theo