Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào? Con người được kết cấu với xương bàn chân hình vòm. Bàn chân vòm giúp con người thích nghi và tiến hành các hoạt động sống thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như sau: Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

=> Bàn chân hình vòm ở người giúp con người di chuyển thăng bằng, chắc chắn, tránh bị vấp ngã.

Nguyên nhân bàn chân hình vòm giúp con người thích nghi với khả năng di chuyển là:

Ở người, vì chỉ di chuyển bằng 2 chân mà không phải là 4 chân như ở động vật nên bàn chân hình vòm giúp phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn, khác với động vật có bàn chân phẳng.

2. Bàn chân hình vòm ở người

Bàn chân vòm của người được tạo nên thế nào? Khả năng chịu lực ra sao?

Bàn chân vòm ở người

Các cung (vòm) của bàn chân:

Các xương cổ chân và bàn ngón tạo nên ba vòm, hai vòm chạy theo chiều dọc và một vòm chạy ngang bàn chân. Cơ cấu này tạo nên một hệ thống hấp thụ sốc đàn hồi. Khi đứng, một nửa trọng lượng được chịu bởi gót chân và một nửa bởi các xương bàn ngón ở trước với một phần ba trọng lượng này là ở xương bàn ngón thứ nhất.

Vòm dọc bên ngoài được hình thành bởi xương gót, xương hộp, xương bàn ngón thứ tư và thứ năm. Vòm này tương đối bằng phẳng và ít di động. Bởi vì nó thấp hơn so vòm dọc trong, vòm ngoài có thể chạm đất và chịu một phần trọng lượng trong vận động, do đó đóng vai trò nâng đỡ trong bàn chân.

Vòm dọc trong chạy từ xương gót đến xương sên, ghe, chêm và ba xương bàn ngón đầu tiên. Nó linh hoạt và di động hơn so với vòm ngoài và đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lực sốc khi tiếp xúc với mặt đất. Mặc dù vòm dọc trong thay đổi khi vận động, nó thường không chạm đất, trừ khi một người có bàn chân phẳng chức năng. Vòm dọc trong được nâng đỡ bởi xương sên, dây chằng gót- sên, dây chằng dọc gan chân, và mạc gan chân (fascia plantar), một mạc xơ dày cày từ xương gót đến khớp bàn- ngón chân.

Vòm ngang được tạo bởi các xương cổ chân nêm vào và nền các xương bàn ngón. Các xương hoạt động như các thanh xà nâng đỡ vòm này, dẹt xuống khi chịu trọng lượng và có thể chịu ba đến bốn lần trọng lượng cơ thể.

2. Cấu tạo xương bàn chân của người

Xương bàn chân của người được cấu tạo như sau:

Bàn chân có thể được chia thành ba vùng. Bàn chân sau (rearfoot) bao gồm xương sên và xương gót; bàn chân giữa (midfoot) bao gồm xương ghe, 3 xương chêm và xương hộp; và bàn chân trước gồm các xương bàn ngón và các xương ngón chân.

Khớp: Hầu hết các vận động ở chân xảy ra tại ba khớp hoạt dịch: khớp cổ chân (talocrural), khớp dưới sên (subtalar) và khớp giữa cổ chân (midtarsal). Bàn chân di chuyển trong ba mặt phẳng hầu hết các vận động xảy ra trong chân sau.

Quay sấp: xảy ra trong một hệ thống chuỗi mở với bàn chân hở mặt đất, bao gồm vặn ngoài (mặt phẳng trán) xương gót, dạng (mặt phẳng ngang), và gập mu bàn chân (mặt phẳng trước sau).

Quay ngửa: ngược với quay sấp, với gót vặn trong (mặt phẳng trán), khép (mặt phẳng ngang) và gập lòng (mặt phẳng trước sau) ở tư thế không chịu trọng lượng

Vặn trong và vặn ngoài của khớp dưới sên có thể đo được bằng góc tạo thành giữa cẳng chân và xương gót. Vặn trong khớp dưới sên có thể từ 20°đến 30°. Vặn trong sẽ giảm đáng kể ở những người bị thoái hóa khớp cổ chân. Vặn ngoài trung bình khoảng 4-5°. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp, vặn ngoài quá mức xương gót tạo nên biến dạng bàn chân sau vẹo ngoài.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc đặc điểm thích nghi với hoạt động của con người thông qua bàn chân vòm. Bàn chân hình vòm giúp con người phân tán được trọng lượng của cơ thể, nhờ đó con người có thể di chuyển nhanh và vững vàng hơn. Những người có bàn chân bằng phẳng hay vòm cao quá sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình di chuyển, dễ mất thăng bằng dẫn đến vấp ngã.

Qua đây chúng ta có thể thấy xương người đã được tối ưu, hoàn thiện để phù hợp với các đặc điểm hoạt động sống của con người, giúp con người có thể linh hoạt hơn.

Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin bổ ích tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 4.064
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm