Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15

Tải về

Hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15 theo quy định Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch có chủ đề tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

1. Mục đích của bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15

Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là một việc làm quan trọng được thực hiện trong các trường mầm non. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm là việc làm được các nhà trường quan tâm và xây dựng. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15: Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm giúp các thầy cô giáo hoàn thiện bài thu hoạch của mình một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, công sức.

2. Nội dung module 15 mầm non thông tư 12

Với đề tài "Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm" của module 15, ta phải tập trung vào hai nội dung chính là:

Phát triển tình cảm: giúp trẻ ý thức về bản thân; nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

Phát triển kỹ năng xã hội: giúp trẻ xây dựng hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi; trẻ có kỹ năng tự phục vụ....

Với việc phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, trẻ có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết tình huống của đời sống hằng ngày.

Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội được lồng ghép trong tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày. Và có thể tổ chức thành tiét học chuyên biệt để đảm bảo nội dung cần rèn luyện, hình thành kỹ năng cho trẻ.

3. Bài thu hoạch BDTX module GVMN 15 mầm non

Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương giữ một vai trò quan trọng trong căm sóc giáo dục trẻ, nhằm tạo ra các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương để phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ đạt kết quả cao

Việc giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trở nên gần gũi, thiết thực có ý nghĩa hơn đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Các nội dung phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội sẽ phong phú, gần gũi, thiết thực đối với trẻ giúp trẻ có thái độ, hành vi ứng sử phù hợp với thế giới, gần gũi xung quanh.

Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong 5 lĩnh vực quan trọng được thực hiện trong các trường mầm non. Bằng nhiều hoạt động khác nhau, giáo viên giúp cho trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội…

Để trẻ có thể phát triển tốt, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" - giáo viên rèn kỹ năng cho trẻ nhưng về nhà cha mẹ lại “bao” hết mọi việc cho con.

Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ

Trẻ 3-4 tuổi có thể làm được việc gì để tự phục vụ mình? Có lẽ rất nhiều phụ huynh đều mặc nhiên cho rằng trẻ ở độ tuổi này chưa thể tự làm được gì để phục vụ mình. Mọi sinh hoạt của trẻ từ vệ sinh cá nhân, ăn uống, ngủ nghỉ… đều phụ thuộc vào cha mẹ, do cha mẹ phụ trách.

Ngược lại với thực tế ở nhà, tại trường mầm non, các cô giáo có nhiệm vụ hướng dẫn, khuyến khích trẻ các kỹ năng phù hợp với độ tuổi để có thể tự phục vụ mình.

Một buổi học của lớp mầm Trường mầm non.......... cô .......chuẩn bị cho các con rất nhiều bột cho các con tự nhào bột và nặn được rất nhiều bánh với hình dạng khác nhau, những chiếc bánh rất đẹp mà các con rất hứng thú. Các hoạt động đa dạng, với nhiều lĩnh vực khác nhau

Tiết học nêu trên là một nội dung trong hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội. chương trình giáo dục mầm non có 5 lĩnh vực giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện gồm: thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm - kỹ năng xã hội, ngôn ngữ. Trong đó, lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội hiện đang được các trường mầm non đẩy mạnh thực hiện. Lĩnh vực này cũng phù hợp với chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm mà bậc giáo dục mầm non đã thực hiện suốt 5 năm qua.

Có 2 nội dung chính thuộc lĩnh vực này gồm: phát triển tình cảm (giúp trẻ ý thức về bản thân; nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh); phát triển kỹ năng xã hội (giúp trẻ xây dựng hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi; trẻ có kỹ năng tự phục vụ...). Với việc phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, trẻ có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết tình huống của đời sống hằng ngày.

Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội được lồng ghép trong tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày. Trong đó, hoạt động giờ chơi ngoài trời hỗ trợ rất tốt cho trẻ phát triển những kỹ năng, tình cảm này. Ngoài ra, hoạt động chơi ngoài trời còn giúp trẻ tăng cường thêm các kỹ năng như: phối hợp, giao tiếp... Đối với những nội dung, kỹ năng trẻ không được trải nghiệm, tiếp xúc hằng ngày (như: kỹ năng nhận biết hỏa hoạn và thoát hiểm; kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ bị lạc...) thì nhà trường sẽ tổ chức thành hoạt động học”.

Cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường

Trường mầm non Đông Á ngay đầu năm học, nhà trường đã tổ chú trọng lồng ghép giáo dục TCKNXH trong các hoạt động nhằm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Trong đó, tùy theo lứa tuổi, giáo viên của trường đã hướng dẫn trẻ làm các công việc hằng ngày như: nhặt rau, bóc trứng, tự gấp quần áo, giúp cô bày bàn ăn, giúp cô dọn dẹp góc hoạt động… Chuyên đề này giúp trẻ thể hiện được khả năng của mình trong tương tác xã hội với cô giáo, bạn bè, gia đình…

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hoặc có giáo dục thì cũng không thường xuyên, bài bản. Cụ thể, cha mẹ chủ yếu vẫn làm hộ cho con thay vì hướng dẫn, giải thích cho trẻ hiểu và làm theo. “Tâm lý cha mẹ lúc nào cũng cảm thấy con mình còn bé bỏng, không thể tự làm được mọi việc. Vì thế mà tạo cho trẻ thói quen ỷ lại, không cần làm và cũng không biết làm. Do đó, nhà trường phải có vai trò tuyên truyền đến phụ huynh về việc hình thành kỹ năng sống cho con. Có như vậy mới tránh được tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong giáo dục trẻ”

Nhà trường đã chủ động tổ chức các hoạt động và huy động phụ huynh tham gia như tổ chức ngày hội dinh dưỡng vào tháng 10/2023. Tổ chức vui tết trung thu cho các con….

Bên cạnh việc tăng cường phối hợp với gia đình, nhà trường cần phải chủ động tạo môi trường để trẻ được trải nghiệm, qua đó phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, trong đó môi trường ở nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Đồng thời, môi trường đó cũng phải thân thiện với trẻ, giúp trẻ thấy tự tin, thoải mái.

Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục triển khai tăng cường phối hợp gia đình, nhà trường bồi dưỡng tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ để hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra của nhà trường trong công tác giáo dục cũng như phát triển toàn diện cho trẻ trong thời đại mới.

4. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15

Bài thu hoạch module 15 mầm non
Bài thu hoạch module 15 mầm non

1. Nội dung

*Nguyên tắc giáo dục PTTC kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

*Lập kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ trong chương trình GDMN

*Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trong CĐSH hàng ngày

2. Nguyên tắc giáo dục phát triển TC, KNXH

a. Nội dung giáo dục phát triển TC,KNXH được tích hợp ở tất cả các lĩnh vực giáo dục trong chương trình GDMN

b. Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phát triển TC, KNXH phải phù hợp với đặc điểm phát triển TC, KNXH của từng lứa tuổi.

c. Giáo dục phát triển TC, KNXH cần được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi,ở tất cả các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non.

d. Giáo dục phát triển TC, KNXH cần tăng cường cho trẻ tham gia các trải nghiệm, thực hành gắn với cuộc sống thực tế của trẻ.

e. Trẻ phải được sống và giáo dục trong môi trường tích cực, thân thiện, ở đó mỗi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, an toàn, tôn trọng, đối xử công bằng và phát huy mọi tiềm năng sẵn có.

g. Người lớn phải luôn làm gương và là hình mẫu trong cách thể hiện tình cảm, biểu lộ cảm xúc, các hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.

3. Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển TC, KNXH.

Giáo dục phát triển TC, KNXH được thực hiện trong các thời điểm hằng ngày rất linh hoạt, tuy nhiên người giáo viên vẫn có thể dự kiến trước một số nội dung đưa vào kế hoạch giáo dục của mình để chủ động hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục. Tất nhiên kế hoạch nayfchir là dự kiến, linh hoạt, giáo viên có thể lựa chọn thực hiện phù hợp với các hoàn cảnh, tình huống thực tế của lớp mình.

- Bằng những trải nghiệm thực tế của mình, giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục TC, KNXH vào kế hoạch chủ đề hàng tháng.

4. Những điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch và tổ chức HĐGD phát triển TC, KNXH

- Lựa chọn các nội dung phát triển TC, KNXH thiết thực, phù hợp kinh nghiệm, khả năng và nhu cầu của trẻ để đưa vào KH giáo dục.

- Tổ chức đa dạng các hoạt động GD tình cảm kỹ năng xã hội để tạo cơ hội cho trẻ được tích cực hoạt động, được thể hiện bản thân, được thực hành, trải nghiệm các kỹ năng sống cần thiết.

- Các phương tiện, học liệu phù hợp với nội dung, và mục đích của hoạt động, nên sử dụng các nguyên liệu có sẵn của địa phương, vật liệu tái sử dụng,.. những vật liệu trẻ có thể sử dụng sáng tạo và tự làm ra sản phẩm để chơi, để học.

5. Giáo dục phát triển TC, KNXH trong chế độ sinh hoạt hằng ngày

a. phát triển TC, KNXH trong giờ đón trẻ, thể dục sáng

- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Chia sẻ ý kiến, nói trước cả nhóm, trả lời câu hỏi

+ Kỹ năng giao tiếp có văn hóa( nói lời chào với cô giáo, bạn bè, nói lời tạm biệt với cha mẹ, người thân)

+ Thực hiện một số quy tắc, quy định (Để đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, tập trung vào nghe và làm theo hướng dẫn của cô giáo.)

+ Quan tâm đến bạn bè, trong lúc điểm danh nếu có một trẻ vắng mặt do bệnh tật, dạy cho trẻ biết động viên, thăm hỏi; nếu bạn đi du lịch- hãy vui mừng, vui vẻ khi bạn quay trở về.

b. Phát triển tình cảm

Di chuyển theo điệu nhạc, theo nhiều cachs khác nhau,

+ Đối phó, kiểm soát cảm xúc với sự xa cách ba mẹ

+ Nhận biết, thể hiện cảm xúc.

6. Nội dung giáo dục PT TC, KNXH trong thời điểm chơi

a. PT TC, KNXH trong góc đóng vai

- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Học cách cư xử với bạn, hợp tác với bạn, dọn dẹp đồ chơi

+ Học các quy tắc trong cuộc sống, trò chuyện, đóng vai các vai trò xã hội khác nhau(vd: mẹ, bố, bác sỹ…)

- Phát triển tình cảm

+ Trẻ nhận biết cảm xúc của người khá

+ Học cách biểu lộ và kiểm soát cảm xúc của bản thân

b. PT TC, KNXH trong góc xây dựng

- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Cộng tác chia sẻ các khối, các nguyên liệu

+ Thảo luận kế hoạch cùng nhau

+ Lắng nghe ý kiến của bạn…

- Phát triển tình cảm

+ Tự hào khi xây xong một công trình

+ Chia sẻ niềm vui với bạn

+ Cảm nhận cái đẹp

+ Đối phó với sự thất vọng và giận dữ

+ Giải quyết xung đột

c. PT TC, KNXH trong góc sách

- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Lắng nghe giáo viên hoặc bạn

+ Học những từ mới hoặc câu mới

+ Trao đổi ý kiến và thảo luận với bạn

+ Chia sẻ hợp tác

- Phát triển tình cảm

+ Học nhận biết, phân biệt các trạng thái cảm xúc qua hình ảnh trong sách.

+ Học biểu hiện cảm xúc qua ngôn ngữ, hành vi…

d. PT TC, KNXH trong góc nghệ thuật

- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Xem hay lắng nghe lẫn nhau, lần lượt hát, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ với bạn ý tưởng tạo hình, nguyên vật liệu…

+ Nhận biết một số quy tắc như thu dọn đồ dùng khi vẽ, nặn xong

+ Cùng nhau vẽ một bức tranh chung

- Phát triển tình cảm

+ Biểu hiện cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên… qua âm nhạc và vẽ

+ Âm nhạc, tạo hình giúp trẻ thư giãn, tự hào về sản phẩm

e. PT TC, KNXH trong trò chơi vận động

- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Thay phiên nhau, chờ đợi đến lượt mình

+ Chia sẻ hợp tác

+ Làm theo quy tắc, vui chơi an toàn và không an toàn

- Phát triển tình cảm

+ Kiểm soát và biểu lộ cảm xúc gắn liền với chiến thắng và thua

+ Học cách đồng cảm…

7. Ăn /ngủ trưa

- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Các kỹ năng tự phục vụ trước, trong và sau khi ăn; rửa tay bằng xà phòng, vặn vòi nước…

+ Hành vi văn hóa khi ăn uống, cầm thìa, bát, cách ăn… sắp xếp bàn ăn,…

- Phát triển tình cảm

+ Quan tâm giúp đỡ bạn; Món ăn ưa thích,…

* Tóm lại:

Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội chủ yếu được thực hiện tích hợp trong mọi thời điểm trong chế độ sinh hoạt, tình huống thực tế hằng ngày, qua hoạt động chơi, học, tham quan, lễ hội, lao động vừa sức…

Giáo dục phát tiển TC,KNXH cũng có thể tiến hành qua một số hoạt động học/ giờ học chuyên biệt.

5. Gợi ý làm Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15

5.1. Nguyên tắc giáo dục trẻ mẫu giáo phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội

Việc giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Tôn trọng đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ

- Trẻ được sống và giáo dục trong môi trường tích cực, thân thiện, ở đó mỗi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, an toàn và được đối xử công bằng.

- Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được thực hiện thường xuyên, trong tất cả các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, gắn với các tình huống thực tiễn hằng ngày trong cuộc sống trẻ.

- Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực hành.

Giáo viên luôn là tấm gương, là hình mẫu trong cách thể hiện cảm xúc, các hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.

5.2. Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội

- Làm gương, làm mẫu.

- Sử dụng trò chơi.

- Tổ chức các hoạt động nhóm.

- Sử dụng câu chuyện, bài thơ, kịch rối, tranh ảnh.

- Dạy trực tiếp trong các tình huống thực tế.

- Cho trẻ trải nghiệm xử lí tình huống.

- Trò chuyện, đàm thoại, chia sẻ kinh nghiệm.

- Phối hợp với gia đình.

5.3. Cách thức hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội

Cách thức giáo viên có thể hỗ trợ trẻ nhận biết cảm xúc:

- Dạy từ vựng về cảm xúc gắn với trải nghiệm thực tế của trẻ bằng cách gọi tên các cảm xúc giúp trẻ nhận ra đúng cảm xúc của bản thân (vui vẻ, sợ hãi,..)

- Cho trẻ xem tranh thể hiện các cảm xúc khác nhau để dạy trẻ nhận biết và gọi tên các cảm xúc đó.

- Khuyến khích trẻ nhớ lại một vài lần khi chúng cảm thấy buồn, vui, tức giận hay sợ hãi và vẽ các bức tranh về những trải nghiệm cảm xúc đó.

- Cắt, sưu tầm các bức tranh về cách con người thể hiện các cảm xúc khác nhau từ tạp chí, họa báo và tạo ra quyển sách với tên gọi “Mọi người và các cảm xúc”

- Trẻ tìm những bức ảnh của bản thân thể hiện các trạng thái vui, buồn, sợ hãi, tức giận khác nhau để kể với bạn về tình huống trẻ đã trải qua.

- Trò chơi từ những tấm thẻ: nhìn thẻ để “đoán cảm xúc”, “phân loại cảm xúc”

Cách thức giáo viên có thể hỗ trợ trẻ thể hiện cảm xúc:

- Tôn trọng các loại cảm xúc của trẻ. Giáo viên không nên phớt lờ, nhạo báng hay làm trẻ xấu hổ hoặc thể hiện sự tức giận khi trẻ không thể làm chủ được cảm xúc của mình.

- Dạy trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời, bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ qua sử dụng tình huống thực tế, những câu chuyện và đặc biệt là trò chơi.

- Cung cấp cho trẻ các phương tiện để thể hiện cảm xúc của mình.

- Tạo các cơ hội để trẻ chia sẻ và nói về cảm xúc của mình với người lớn hay bạn bè.

- Tận dụng cơ hội trong thực tiễn để dạy trẻ học cách kiềm chế hành vi, kiểm soát cảm xúc phù hợp.

- Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.

- Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với trẻ về cách giải quyết vấn đề.

- Giáo viên giữ vai trò là người cung cấp các hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, có thái độ luôn quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh, cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt cùng với trẻ. Khi đọc truyện, kể truyện, đọc thơ cần diễn cảm trong giọng đọc và điệu bộ để thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Cách thức giáo viên có thể hỗ trợ trẻ kiểm soát cảm xúc trong một số trường hợp

Ví dụ: trường hợp trẻ khóc/buồn khi chia tay cha mẹ.

- Những điều giáo viên nên làm:

+ Cố gắng hiểu được lí do tại sao trẻ khóc, buồn: vì trẻ không khỏe, nhớ cha mẹ, sợ hãi, cảm giác không thoải mái.

+ An ủi, khuyến khích và chia sẻ với trẻ về cảm xúc của trẻ: gọi tên cảm xúc, đồng cảm với những cảm xúc của trẻ, giúp trẻ vượt qua sự buồn bực, sợ hãi.

+ Nói chuyện với cha mẹ để tìm hiểu vấn đề.

+ Khuyến khích trẻ và cha mẹ nói lời tạm biệt nhau (cha mẹ không nên bỏ đi mà không nói lời tạm biệt)

+ Ôm, bế trẻ vào lòng.

+ Nói chuyện, trấn an trẻ “Mẹ con sẽ quay lại sau khi con ngủ trưa và chơi một lúc chiều nay”; “Bà sẽ quay lại để đưa con về nhà ăn trưa”.

+ Thử đánh lạc hướng trẻ với một món đồ chơi hoặc hoạt động. Chơi với trẻ cho đến khi trẻ bình tâm.

+ Yêu cầu cha mẹ để lại một món đồ đặc biệt trong túi đi học của trẻ.

+ Khuyến khích cha mẹ đến đúng lúc để chơi cùng trẻ các đồ chơi trong sân chơi hay trong lớp học.

+ Có hình ảnh của gia đình trẻ trong lớp.

Cách thức hỗ trợ trẻ tự nhận thức tích cực về bản thân mình:

Các cách hỗ trợ trẻ nhận thức tích cực về bản thân:

- Tôn trọng sự đa dạng, chấp nhận những khác biệt ở trẻ.

- Chấp nhận ý kiến và quan điểm của trẻ.

- Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, thể hiện thái độ cá nhân bằng các cách khác nhau, khuyến khích trẻ kể về bản thân mình.

- Khuyến khích, động viên, hướng dẫn trẻ kịp thời.

- Sử dụng sách, truyện, thơ để giúp trẻ nâng cao nhận thức về bản thân. Kể chuyện cho trẻ và đặc biệt khuyến khích trẻ so sánh bản thân với các nhân vật trong câu chuyện bao gồm cả việc trẻ giống, khác như thế nào.

- Trẻ có thể làm sách về bản thân mình và gia đình mình (có thể có tranh minh họa về gia đình), sau đó trẻ có thể chia sẻ cuốn sách và nói về mình với các bạn khác.

- Nói với trẻ những nhận xét tích cực về những việc mà trẻ làm, thậm chí nếu trẻ mắc lỗi hay gặp khó khăn. Ví dụ: “Cô rất vui khi thấy con cố gắng vẽ tranh như vậy. Lần sau nếu con vẽ lại hình này thì thử vẽ tròn hơn chút nhé!”; “Cảm ơn con vì đã giúp bạn Bình vẽ tranh của bạn ấy”

- Không nên có thái độ, nhận xét tiêu cực với trẻ về hình dáng, hoàn cảnh gia đình, văn hóa hay sắc tộc vì trẻ rất nhạy cảm (đặc biệt là những vấn đề của bản thân và gia đình).

- Cho trẻ đủ thời gian cân nhắc và chọn lựa.

- Khuyến khích trẻ tham gia nhiều vai khác nhau trong các trò chơi phân vai.

- Giúp trẻ nhận ra và viết được tên của chính mình.

- Đảm bảo khả năng tự vệ sinh cá nhân của trẻ.

- Tạo ra môi trường an toàn cho trẻ về thể chất và tâm lí.

- Tạo cơ hội được nói và hòa nhập cho những trẻ học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai.

Cách thức hỗ trợ trẻ phát triển mối quan hệ tích cực với bạn bè:

Để hỗ trợ trẻ phát triển mối quan hệ tích cực với bạn bè, giáo viên nên:

- Hỗ trợ để trẻ học kĩ năng chơi cùng nhau.

- Tạo cho trẻ được chơi theo những nhóm nhỏ.

- Tạo các hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ chung theo nhóm (cùng vẽ tranh, cùng tưới cây.)

- Tổ chức các nhóm chơi không cùng độ tuổi để trẻ có dịp thể hiện mối quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ giữa trẻ lớn với trẻ bé.

- Giải quyết kịp thời những hành vi bắt nạt bạn, dọa dẫm hoặc không cho bạn chơi cùng ở một số trẻ.

- Sử dụng rối, đọc, kể các câu chuyện có các nhân vật vui chơi thuận hòa cùng nhau và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Có những tranh ảnh về các tình huống để trẻ xem xét, suy ngẫm và nêu cách giải quyết.

- Khuyến khích trẻ tự giải quyết mâu thuẫn.

- Tránh so sánh trẻ với những trẻ khác.

- Cư xử công bằng với mọi trẻ.

- Cho trẻ cơ hội sửa sai.

- Hướng dẫn trẻ thảo luận về việc kết bạn và giữ gìn tình bạn.

- Khuyến khích trẻ nói về việc trẻ muốn được bạn bè đối xử như thế nào. Trẻ nên đối xử với người khác như thế nào và tại sao.

- Giúp trẻ hiểu rằng, mỗi người đều có ý kiến riêng của mình, nếu trẻ lắng nghe bạn nói thì bạn cũng nghe trẻ nói, tôn trọng ý kiến của bạn thì ai cũng sẽ có một nhóm bạn chơi hòa thuận, vui vẻ.

- Bản thân giáo viên là tấm gương về cách ứng xử và tôn trọng những quy định của lớp.

- Xây dựng môi trường thân thiện, vui vẻ, đoàn kết.

Cách thức hỗ trợ trẻ học chơi một cách hợp tác:

- Chú ý duy trì một giọng nói bình tĩnh, không nên nóng nảy và cáu gắt với trẻ.

- Có những kì vọng thực tế về trẻ, không nên đặt yêu cầu hay kì vọng quá cao hoặc quá thấp với trẻ.

- Thiết lập các qui tắc rõ ràng, hợp lí và chắc chắn rằng trẻ nắm bắt được, nhắc nhở trẻ về các quy tắc này.

- Sử dụng các hành vi mà giáo viên muốn trẻ thể hiện để trẻ bắt chước, làm theo.

- Sử dụng các hành động và từ ngữ rõ ràng để hướng dẫn trẻ, giúp trẻ làm những gì giáo viên muốn trẻ làm.

- Nói với trẻ những gì giáo viên muốn trẻ làm, chứ không phải là những điều không nên làm.

- Khen ngợi trẻ khi trẻ hành xử thích hợp và chu đáo trong ngày.

- Làm cho trẻ cảm thấy quan trọng và được tôn trọng. Tránh làm trẻ xấu hổ, sợ hãi, bối rối, tránh đặt tên trẻ là “nghịch ngợm” hoặc “bẩn”

- Nêu lên hệ quả hợp lí và tự nhiên. Ví dụ: nếu trẻ không mặc áo khoác, trẻ sẽ bị lạnh.

- Sử dụng giọng nói một cách phù hợp, bình tĩnh và không la hét trẻ.

- An ủi và giúp trẻ bình tâm khi trẻ đang buồn bã.

- Dạy trẻ giải quyết vấn đề và kĩ năng giải quyết xung đột.

- Giáo viên mầm non có kinh nghiệm có thể điều chỉnh thái độ của trẻ chỉ đơn thuần bằng cách “nhìn”. Đây là một cách hiệu quả để điều chỉnh thái độ cư xử của trẻ vì nó cho thấy giáo viên bình tĩnh và luôn biết cách kiểm soát.

Trên đây là những Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
17 45.209
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 15
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm