(5 mẫu) Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác trong giai đoạn hiện nay
Vì sao phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
- 1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - mẫu 1
- 2. Sự cần thiết phải học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - mẫu 2
- 3. Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác - mẫu 1
- 4. Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác - mẫu 2
- 5. Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác - mẫu 3
Vì sao chúng ta lại phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? Việc cán bộ, đảng viên học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là một trong những nội dung cốt lõi giúp bồi dưỡng tư tưởng, đường lối chính trị vững chắc góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Sau đây là một số mẫu gợi ý trả lời câu hỏi vì sao phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để hoàn thành tốt bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - mẫu 1
Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực, sáng ngời, tiêu biểu nhất cho truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; là Chủ tịch nước đầu tiên; Người sáng lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều đoàn thể chính trị xã hội lớn ở nước ta.
Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho tấm gương đạo đức tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng thương yêu con người; mẫu mực của tinh thần cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng Người là tấm gương mẫu mực cho sự tự rèn luyện, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn.
Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại. Người nói báo chí có trách nhiệm là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức và lãnh đạo chung. Người nói nhà báo viết phải rõ mục đích là viết cho ai? Viết để làm gì và viết như thế nào?
Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn, “Mỗi vần thơ Bác, vần thơ thép, Mà vẫn mênh mông, bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông). Hồ Chí Minh là nhà giáo, là người mở đầu nền sử học mácxit ở Việt Nam.
Người là điển hình cho phong cách lãnh đạo quần chúng, dân chủ, nêu gương, phong cách làm việc khoa học, phong cách ứng xử chân tình, dễ gần, dễ mến; phong cách diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, giản dị; phong cách sống đời riêng trong sáng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục đích của học là để phục vụ Tô quốc, phục vụ nhân dân, không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, hình thành những con người vừa hồng vừa chuyên, kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Lứa tuổi thanh niên có những biến đổi quan trọng về tâm, sinh lý. Tâm lý thanh niên và người trưởng thành dần hình thành ở bậc trung học. Môi trường sinh hoạt, học tập mới đòi hỏi mỗi cá nhân phải chuẩn bị vững vàng. Đây là nguyện vọng của mỗi người, đồng thời cũng là mong mỏi của các bậc cha mẹ, ông bà của mỗi học sinh...
Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được vận dụng cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc của mỗi người, trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày của mỗi người.
2. Sự cần thiết phải học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - mẫu 2
Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc, không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng to lớn mà còn để lại toàn Đảng, toàn dân ta một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong di sản ấy, tư tưởng về đạo đức luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là một hoạt động xuyên suốt, lâu dài có giá trị thực tiễn cao để mỗi cá nhân thực hành tu dưỡng, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân.
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức thẩm mỹ không trộn lẫn được.
Việc cán bộ, đảng viên rèn luyện theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, bởi vì:
- Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân- thiện- mỹ của cuộc sống.
- Học tập và làm theo phong cách của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống giản dị, trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Người là tấm gương giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu.
- Học tập và làm theo phong cách của Người để không ngừng củng cố lòng tin của nhân dân với cán bộ, đảng viên cũng như củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân.
Chính vì vậy, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.
3. Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác - mẫu 1
Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong là sự thể hiện cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động và luôn giáo dục cán bộ, đảng viên những nội dung đó.
Do vậy, việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết.
Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Người với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học, vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức thẩm mỹ không trộn lẫn được.
Việc cán bộ, đảng viên rèn luyện theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, bởi vì:
- Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân- thiện- mỹ của cuộc sống.
- Học tập và làm theo phong cách của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống giản dị, trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Người là tấm gương giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu.
- Học tập và làm theo phong cách của Người để không ngừng củng cố lòng tin của nhân dân với cán bộ, đảng viên cũng như củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân.
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước thời gian qua luôn gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó phải nhắc tới những cố gắng của họ trong việc rèn luyện phong cách làm việc theo gương Bác Hồ. Phần đông đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thực hiện nói đi đôi với làm, cấp trên nêu gương cho cấp dưới.
Mặc dầu vậy, thực tế hiện nay cho thấy, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế trong phong cách làm việc, nói không đi đôi với việc làm, nói nhiều làm ít…
Một số cán bộ, đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý còn có những biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, cố ý làm trái các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan liêu chuyên quyền, độc đoán, vì lợi ích cá nhân…
Thực tế này phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu trước tình hình mới hiện nay, vừa phản ánh sự yếu kém trong nhận thức, năng lực và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên.
Khi đánh giá tình hình và nguyên nhân, với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng”.
Để khắc phục nguyên nhân trên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chọn ra 3 vấn đề đang thực sự cấp bách và cần làm ngay với mong muốn tạo ra được những kết quả cụ thể, rõ rệt để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vấn đề đặt ra hàng đầu trong 3 vấn đề đó là: “Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…”
Đồng thời để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phong cách làm việc, thực hiện có hiệu quả nói đi đôi với làm, góp phần xây dựng phong cách của cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức hơn nữa, nhận thức đúng- hành động đúng, nhất quán giữa nói đi đôi với làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Có thể nói những lời dạy về đạo đức cách mạng, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên cách nay hơn 60 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mang tính thời sự và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Từ vấn đề trên, cán bộ, đảng viên hình thành phong cách thống nhất giữa lời nói và việc làm, nghiên cứu xem xét, nắm chắc tình hình, gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nêu gương, dũng cảm, quyết đoán, kịp thời, nhạy bén, dám làm và dám chịu trách nhiệm…
Chính vì vậy và hơn thế nữa, việc cán bộ đảng viên rèn luyện đạo đức theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong tình hình mới hiện nay là rất cần thiết.
4. Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác - mẫu 2
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và Tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thoái có “tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng.
Con người toàn diện là con người phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu và thể chất lành mạnh. Đó là con người đủ đức và tài để lập thân, lập nghiệp, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Tùy vào hoàn cảnh và diều kiện học tập công tác cá nhân để xác định và xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện. Học tập và rèn luyện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay nổi cộm nhiều vấn đề đáng lo ngại: Một bộ phận chạy theo lối sống cá nhân thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài... Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần đổi mới và toàn diện.
Điều quan trọng nhất là cần xác định một số nguyên tắc chủ yếu, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cụ thể. Nói khái quát, đó là những nguyên tắc của đạo đức cách mạng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: Rèn luyện đạo đức là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo dục đạo đức bằng nêu gương sáng; xây dựng đạo đức cách mạng, đồng thời đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện của tư tưởng, đạo đức cũ không còn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí". Người viết về nguyên tắc kế thừa và đổi mới khi xây dựng một nền đạo đức mới: "Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng đạo đức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".
“Người cách mạng chúng ta nếu không tu dưỡng thì cũng có phen có cái đuôi ấy, dù nhỏ sẽ có ngày gây hậu quả khôn lường”…
Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu không chịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra; vì không ai trên đời này chỉ cần học một lần là xong xuôi hết cả. Mặt khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa"" cũng sẽ được mọc dần lên, vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu.
Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn giấu bên trong con người, thậm chí đội lốt ngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội xâm"", là kẻ thù bên trong nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức.
Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hằng ngày.
5. Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác - mẫu 3
Tư tưởng của Người “đã tỏa ra một nền văn hóa của tương lai” và trở thành biểu tượng của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng.
Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa con người, cuộc đời và sự nghiệp. Bảy mươi chín mùa xuân của Bác chúng ta tuy chưa thống kê hết được những công lao và cốt cách của Người, nhưng những cái gì Bác để lại là hết sức vĩ đại và cảm phục. Chẳng hạn, Bác đọc thông, viết thạo 29 ngoại ngữ. Đặc biệt, quảng thời gian cuối cùng, đang nằm trên giường bệnh, Bác học ngoại ngữ thứ 29 (tiếng Tây Ban Nha). Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Hồ Chí Minh cao mà không sang, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu mà cảm thấy như thân thiết từ lâu”.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Từ Hồ Chí Minh nền đạo đức Việt Nam mang bản chất mới, được Hồ Chí Minh gọi là đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện với các tầng lớp, trong mọi phạm vi, trong cả 3 mối quan hệ của con người: Với mình, với người, với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển, song sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn đan xen nhau. Vì thế, chúng ta cần phải nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo đạo đức, phong cách của Bác để nâng cao năng lực lãnh đạo, trọng trách và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, trong đó phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của Đảng để "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" như Bác đã nói. Nhất là trong giai đoạn đất nước ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, toàn cầu hóa... thì tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh thực sự là điểm tựa không thể thiếu.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là: Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của Nhân dân, kính trọng Nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
"...
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
...
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
..."
Nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị 05-CT/W là đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập là để hiểu thật rõ, thật đúng những gì Bác Hồ đã nói và đã làm về đạo đức, cũng là để noi gương Người mà thực hành trong cuộc sống. Làm theo là noi gương Hồ Chí Minh nhưng phải nắm vững tinh thần cơ bản những lời dạy của Bác về đạo đức để vận dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể hiện nay. Trước hết là hiểu đúng và vận dụng đúng các phẩm chất của đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là: Trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, nền văn hoá, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước. Luôn luôn tôn trọng phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Có ý chí vươn lên vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu chính đáng. Giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Mỗi người phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi.
Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của Nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức... Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, thu vén quyền lợi cá nhân… Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không giấu giếm khuyết điểm; không chạy chức, chạy quyền… Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó mật thiết với Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ mỗi cán bộ, đảng viên phải: Đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Tất cả vì Nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chế độ thực hành dân chủ trong các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Bác đã khẳng định: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Mỗi cơ quan, đơn vị cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong vấn đề thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị mình. Đặc biệt là những nội dung liên quan tới quản lý tài chính, tài sản, thi đua, khen thưởng, chính sách cán bộ…, phải được tập thể cán bộ, công chức, viên chức thảo luận và thông qua. Cơ quan, đơn vị thông qua các cấp công đoàn cơ sở tổ chức quán triệt ý nghĩa, nội dung quy chế dân chủ nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tuyên dương các gương điển hình tiêu biểu trong thực hiện phát huy dân chủ. Để có dân chủ rộng rãi, việc đầu tiên là phải quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là căn nguyên dẫn đến suy thoái... Quy chế dân chủ theo Pháp lệnh, Nghị định nhằm đảm bảo Nhân dân được bàn bạc, thảo luận và quyết định mọi công việc của địa phương, cơ sở, từ những công việc nhỏ, cụ thể đến những vấn đề lớn như xây dựng đường lối, hệ thống pháp luật. Bác rất coi trọng phê bình và tự phê bình. Người dạy cán bộ, đảng viên và mỗi chúng ta: Không sợ khuyết điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Học tập Bác, chúng ta phải: Tích cực thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới. Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước, mở rộng hợp tác cùng có lợi. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu tinh hoa của nhân loại.
Thiết thực kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2020), mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; mỗi cơ quan, đơn vị cần gương mẫu tự liên hệ để học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách cụ thể, hiệu quả, áp dụng cho từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
"Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn".
(Tố Hữu)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
408 câu hỏi đáp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
9 Bản đăng ký học và làm theo tấm gương đạo đức 2025
Bài tham luận học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2025
Qua phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, em học được từ Bác những đức tính gì?
Phân tích nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2025
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
(5 mẫu) Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác trong giai đoạn hiện nay
302,1 KB 05/09/2022 2:25:00 CHTải Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác trong giai đoạn hiện nay pdf
05/09/2022 2:44:36 CH
Gợi ý cho bạn
-
Cách gửi bài dự thi Vẽ tranh nha học đường 2023
-
(Cập nhật mới) Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử ngành công tác xã hội tại Việt Nam 2024
-
Năng lực và năng lực tự học của học sinh là gì 2025?
-
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam tỉnh Thái Bình dành cho học sinh Kỳ 2
-
Đáp án cuộc thi Gửi niềm tin trao kỳ vọng tuần 3
-
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử thành phố Hải Phòng 2023
-
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến Vĩnh Phúc 2023
-
Lịch thi, thể lệ thi VioEdu năm 2024-2025
-
Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050
-
Liên hệ bản thân về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của Cán bộ, Đảng viên
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết lá thư về cách con người có thể chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt
-
Kịch bản lễ hội mừng xuân ở trường mầm non 2025
-
Lịch thi, thể lệ thi VioEdu năm 2024-2025
-
Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025
-
Cách viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025
-
Đáp án Học và làm theo lời Bác 2025 - bảng A
-
Tấm gương anh hùng tiêu biểu trong sự kiện Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
-
Cách đăng ký cuộc thi học và làm theo Bác 2025
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025
-
7 Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo 2025 mới nhất
-
8 Bài thu hoạch cảm tình Đoàn cập nhật mới, hay nhất năm 2025
-
Đáp án Học và làm theo lời Bác 2025 bảng C - hocvalamtheobac vn
Bài viết hay Bài dự thi
Nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông
(8 mẫu) Bài thu hoạch chính trị hè 2025
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ 2023 tuần 4
Thể lệ cuộc thi viết "Chân dung cán bộ kiểm sát & Bản lĩnh kiểm sát viên"
Câu hỏi và gợi ý trả lời Cuộc thi Tìm hiểu Bác Hồ với Thái Bình 2021