Quyết định 1740/QĐ-TTg 2018
Quyết định số 1740/QĐ-TTg năm 2018
Quyết định 1740/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1740/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình:
a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016 - 2020.
b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Công Thương.
2. Mục tiêu của Chương trình
a) Mục tiêu tổng quát
Cấp điện cho các hộ dân nông thôn, miền núi và hải đảo nhằm tạo động lực xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Tổ quốc; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo.
b) Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, cấp điện nhưng chưa ổn định và liên tục ở các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2016-2020.
Cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, từ nguồn năng lượng mới và tái tạo cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện, cụ thể như sau:
+ Số xã chưa có điện được cấp điện (đạt 100% số xã có điện trên phạm vi cả nước): 17 xã;
+ Số thôn, bản được cấp điện: khoảng 9.890 thôn, bản;
+ Số hộ dân được cấp điện từ điện lưới quốc gia: khoảng 1.055.000 hộ dân;
+ Số hộ dân được cấp điện từ nguồn điện năng lượng tái tạo ngoài lưới điện quốc gia khoảng: 21.000 hộ.
- Phát triển lưới điện cung cấp điện cho các trạm bơm tưới quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh/thành phố)
Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các đường dây trung áp hiện có để cấp điện cho các trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ đã được quy hoạch đầu tư đến năm 2020 để đảm bảo chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; kết hợp cấp điện cho các hộ dân chưa có điện khu vực lân cận.
- Tăng cường cấp điện cho các huyện đảo, xã đảo
Ưu tiên cấp điện ổn định, liên tục cho các hộ dân và các doanh nghiệp, trung tâm hành chính và lực lượng vũ trang trên các đảo tiền tiêu bằng điện lưới quốc gia hoặc những nguồn năng lượng tái tạo ổn định, liên tục, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc gia và chủ quyền biển đảo. Khi hoàn thành Chương trình, đảm bảo cấp điện cho 02 huyện đảo và 03 xã đảo.
3. Phạm vi của Chương trình.
Thực hiện trên địa bàn 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm là khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thực hiện việc cấp điện cho các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ, kết hợp với việc cấp điện cho các hộ dân nông thôn và các vùng nuôi trồng thủy sản tại 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo tiền tiêu, trọng yếu về quốc phòng, an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội trên các đảo.
4. Quy mô vốn đầu tư Chương trình, cơ cấu nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư cho Chương trình
a) Tổng vốn đầu tư Chương trình: khoảng 30.116 tỷ đồng
- Cơ cấu tổng vốn đầu tư theo nguồn vốn
+ Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020: khoảng 2.218 tỷ đồng (vốn trong nước);
+ Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: nhu cầu khoảng 23.381 tỷ đồng (trong đó: 2.525 tỷ đồng đã có Hiệp định Tài chính với EU; 20.856 tỷ đồng tiếp tục vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi);
+ Vốn do các địa phương thu xếp từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (đối ứng cho các dự án thành phần thuộc Chương trình do các địa phương tổ chức thực hiện): khoảng 3.121 tỷ đồng;
+ Vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thu xếp từ các nguồn vốn hợp pháp của Tập đoàn (đối ứng cho các dự án thành phần thuộc Chương trình do Tập đoàn tổ chức thực hiện): khoảng 1.397 tỷ đồng.
- Cơ cấu tổng vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu cấp điện
+ Cấp điện nông thôn, miền núi: khoảng 28.398 tỷ đồng;
(Việc cấp điện cho các trạm bơm tưới khu vực đồng bằng sông Cửu Long được lồng ghép với việc cấp điện cho các hộ dân nông thôn từ lưới điện quốc gia trong khu vực này)
+ Cấp điện cho các đảo: khoảng 1.718 tỷ đồng.
- Cơ cấu tổng vốn đầu tư theo hình thức cấp điện
+ Cấp điện từ lưới điện: khoảng 28.684 tỷ đồng;
+ Cấp điện từ năng lượng tái tạo: khoảng 1.432 tỷ đồng;
Danh mục, nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư cụ thể Phụ lục kèm theo.
b) Cơ chế huy động vốn đầu tư Chương trình
Thực hiện theo khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương, khả năng vận động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trên nguyên tắc: Hỗ trợ từ ngân sách trung ương và huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tối đa 85% tổng vốn đầu tư các dự án thuộc Chương trình; các địa phương và các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tự thu xếp tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư các dự án được giao làm chủ đầu tư. Trong đó:
- Đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: Thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.
- Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: được ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện Chương trình; được huy động các nguồn vốn ODA cấp phát theo quy định tại Nghị quyết số 73/NQ-CP; được áp dụng cơ chế cấp phát đối với các dự án vốn ODA viện trợ không hoàn lại.
- Đối với nguồn vốn của các địa phương: Do địa phương cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác, vận động các tổ chức và cá nhân vùng hưởng lợi của dự án tự nguyện đóng góp phần đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc thực hiện Chương trình.
- Đối với nguồn vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: bố trí từ các nguồn vốn hợp pháp của Tập đoàn và các đơn vị thuộc Tập đoàn.
- Khuyến khích huy động thêm các nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện Chương trình.
c) Nguyên tắc ưu tiên khi bố trí nguồn vốn
Ngoài vốn ngân sách trung ương thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, dựa trên khả năng huy động vốn, quy định cụ thể của nhà tài trợ, giao Bộ Công Thương sắp xếp, cân đối các dự án thành phần, các hạng mục đưa vào đầu tư trong những dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo các nguyên tắc thứ tự ưu tiên sau:
- Ưu tiên cấp điện cho các xã chưa có điện.
- Ưu tiên cấp điện cho các dự án/hạng mục đầu tư cấp bách ở các tỉnh nghèo, chưa cân đối được ngân sách, các tỉnh có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp hơn mức trung bình của cả nước, các tỉnh có địa bàn miền núi, các tỉnh biên giới và các tỉnh có các đảo đông dân cư, đảo tiền tiêu có vị trí quốc phòng an ninh quan trọng chưa cấp điện, cấp điện nhưng chưa ổn định và liên tục, các khu vực tập trung dân cư, có suất đầu tư thấp để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cho Chương trình.
5. Thời gian thực hiện Chương trình: giai đoạn 2016 - 2020
Riêng các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: thực hiện theo tiến độ quy định trong các Hiệp định tài trợ vốn.
6. Các dự án thành phần, cơ chế giao chủ đầu tư và quản lý thực hiện
a) Các dự án thành phần
Chương trình gồm nhiều dự án thành phần được phân nhóm theo nguồn vốn như sau:
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước): gồm 28 dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020; trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý 05 dự án, các địa phương quản lý 23 dự án. Danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
- Các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: là các dự án thành phần thuộc các dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ mục tiêu và nguyên tắc ưu tiên của Chương trình, cơ chế của nhà tài trợ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục, quy mô các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
b) Cơ chế giao chủ đầu tư và quản lý sau đầu tư
- Cơ chế giao chủ đầu tư
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) đang thực hiện: các chủ đầu tư hiện nay tiếp tục thực hiện dự án;
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đang chuẩn bị đầu tư: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể;
+ Đối với các dự án do EVN thực hiện, EVN giao cho các Tổng công ty điện lực làm chủ đầu tư;
+ Đối với các dự án do địa phương thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao cho các cơ quan có chức năng của tỉnh làm chủ đầu tư;
+ Trường hợp cần thiết điều chỉnh chủ đầu tư dự án giữa địa phương và EVN, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và EVN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Công tác quản lý vận hành sau đầu tư
+ Đối với các dự án do EVN thực hiện: EVN chỉ đạo các công ty điện lực tiếp tục quản lý vận hành sau khi các dự án hoàn thành;
+ Đối với các dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia do các địa phương thực hiện: sau khi hoàn thành, giao EVN chỉ đạo các công ty điện lực thành viên tiếp nhận vốn, tài sản sau đầu tư, quản lý vận hành và bán điện đến hộ dân theo các quy định hiện hành. Việc bàn giao công trình được thực hiện ngay khi hoàn thành và đưa công trình vào vận hành;
+ Đối với các dự án cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo, ngoài lưới điện quốc gia do địa phương đầu tư: giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác dự án sau đầu tư; xây dựng, phê duyệt về cơ chế, tổ chức công tác quản lý vận hành, quy trình duy tu bảo dưỡng để phát huy hiệu quả đầu tư.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình và dự án thành phần.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tổ chức công tác quản lý vận hành, bán điện đến hộ dân đối với các dự án đầu tư huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi và các nội dung công việc cần thiết khác theo quy định của pháp luật đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện.
- Thỏa thuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các dự án thành phần do địa phương thực hiện) về chủ trương đầu tư, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án thành phần thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn, kế hoạch hằng năm của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
- Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách (nếu cần thiết) đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trong việc vận động các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện Chương trình. Xây dựng danh mục các dự án thành phần thuộc các dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.
- Thành lập Ban điều phối Chương trình do Bộ Công Thương chủ trì với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan để thực hiện các điều kiện giải ngân theo yêu cầu của các nhà tài trợ và công tác điều phối, giám sát thực hiện Chương trình, dự án.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công Thương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.
3. Bộ Tài chính
- Cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp để bố trí cho Bộ Công Thương triển khai lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương huy động nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư các dự án thành phần trong Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đầu tư các dự án thành phần.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án trong Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án tại địa phương.
- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương thông báo chủ trương và vận động nhân dân tham gia đóng góp và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để dự án hoàn thành đúng tiến độ.
- Chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại dân cư khu vực vùng sâu, vùng xa để giảm thiểu chi phí đầu tư, thuận tiện cho việc thực hiện dự án; chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả với các Chương trình, dự án khác trên địa bàn.
- Đối với các tỉnh, thành phố được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần: tổ chức triển khai việc lập, thẩm định, thỏa thuận nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện đầu tư dự án thành phần theo Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành.
- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trung hạn và hằng năm của địa phương để thực hiện dự án thuộc Chương trình; gửi Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
- Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án theo quy định hiện hành và đảm bảo đúng tiến độ. Chủ động huy động nguồn vốn xã hội hóa để bổ sung giải pháp cấp điện bền vững và đảm bảo hiệu quả kinh tế, tài chính và xã hội của Chương trình.
- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Công Thương tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan quyết toán công trình, bàn giao vốn và tài sản các công trình lưới điện thuộc Chương trình sau đầu tư cho các đơn vị của EVN tiếp nhận quản lý vận hành và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.
- Đối với các dự án cấp điện từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia: ngoài chức năng của chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác hiệu quả dự án sau đầu tư.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án thành phần, đảm bảo chất lượng, tiến độ.
- Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án thành phần.
- Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án theo các quy định hiện hành và đảm bảo đúng tiến độ.
- Định kỳ hằng quý: Báo cáo công tác triển khai thực hiện đầu tư các dự án thành phần; báo cáo công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và đăng ký nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương hằng năm theo quy định và gửi về các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để theo dõi, tổng hợp.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ban, ngành của các địa phương, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tiếp nhận vốn, tài sản và tổ chức quản lý vận hành, bán điện đến hộ dân sau khi dự án hoàn thành đối với các dự án thành phần cấp điện từ lưới điện quốc gia do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm chủ đầu tư.
6. Các bộ, ngành khác
Theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, EVN xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC, NHU CẦU ĐẦU TƯ VÀ CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Danh mục các tỉnh trong Chương trình | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||||||||
Nhu cầu vốn đầu tư | Nguồn vốn | |||||||||
Tổng vốn | Theo hình thức cấp điện | Theo chủ đầu tư | Vốn ngân sách trung ương | Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài | Vốn địa phương | Vốn EVN | ||||
Cấp điện từ lưới điện | Cấp điện bằng NLTT | Phần địa phương triển khai | Phần EVN triển khai | |||||||
Tổng số | 30.116 | 28.684 | 1.432 | 20.805 | 9.311 | 2.218 | 23.381 | 3.121 | 1.397 | |
I | Cấp điện nông thôn, miền núi | 28.398 | ||||||||
1 | Lai Châu | 450 | 44 | 44 | 450 | 420 | 7 | 68 | ||
2 | Điện Biên | 1.137 | 62 | 1.199 | 118 | 901 | 180 | |||
3 | Hà Giang | 1.309 | 93 | 1.402 | 100 | 1.092 | 210 | |||
4 | Sơn La | 1.143 | 119 | 1.262 | 253 | 820 | 189 | |||
5 | Cao Bằng | 754 | 65 | 819 | 79 | 617 | 123 | |||
6 | Lào Cai | 979 | 37 | 1.016 | 74 | 790 | 152 | |||
7 | Yên Bái | 588 | 59 | 647 | 25 | 525 | 97 | |||
8 | Bắc Kạn | 380 | 32 | 412 | 350 | 62 | ||||
9 | Lạng Sơn | 641 | 86 | 86 | 641 | 60 | 558 | 13 | 96 | |
10 | Tuyên Quang | 950 | 950 | 63 | 745 | 143 | ||||
11 | Quảng Ninh | 121 | 57 | 178 | 151 | 27 | ||||
12 | Thái Nguyên | 476 | 9 | 485 | 32 | 380 | 73 | |||
13 | Phú Thọ | 258 | 19 | 277 | 35 | 200 | 42 | |||
14 | Bắc Giang | 240 | 240 | 65 | 139 | 36 | ||||
15 | Hòa Bình | 238 | 238 | 45 | 157 | 36 | ||||
16 | Thanh Hóa | 688 | 34 | 722 | 40 | 574 | 108 | |||
17 | Nghệ An | 718 | 83 | 83 | 718 | 100 | 581 | 12 | 108 | |
18 | Hà Tĩnh | 544 | 544 | 99 | 363 | 82 | ||||
19 | Quảng Bình | 344 | 25 | 369 | 99 | 215 | 55 | |||
20 | Quảng Trị | 136 | 39 | 175 | 50 | 99 | 26 | |||
21 | Thừa Thiên Huế | 450 | 450 | 383 | 68 | |||||
22 | Quảng Nam | 327 | 64 | 391 | 130 | 202 | 59 | |||
23 | Quảng Ngãi | 807 | 11 | 818 | 67 | 628 | 123 | |||
24 | Bình Định | 305 | 36 | 36 | 305 | 290 | 5 | 46 | ||
25 | Phú Yên | 290 | 290 | 247 | 44 | |||||
26 | Khánh Hòa | 146 | 15 | 15 | 146 | 60 | 77 | 2 | 22 | |
27 | Gia Lai | 971 | 71 | 71 | 971 | 886 | 11 | 146 | ||
28 | Kon Tum | 480 | 26 | 506 | 75 | 355 | 76 | |||
29 | Đắk Lắk | 887 | 81 | 968 | 124 | 699 | 145 | |||
30 | Đắk Nông | 699 | 29 | 728 | 81 | 538 | 109 | |||
31 | Lâm Đồng | 560 | 560 | 476 | 84 | |||||
32 | Bình Thuận | 734 | 734 | 624 | 110 | |||||
33 | Bình Phước | 659 | 659 | 99 | 461 | 99 | ||||
34 | Tây Ninh | 130 | 130 | 111 | 20 | |||||
35 | Bến Tre | 341 | 341 | 290 | 51 | |||||
36 | Trà Vinh | 308 | 14 | 14 | 308 | 274 | 2 | 46 | ||
37 | An Giang | 588 | 588 | 500 | 88 | |||||
38 | Kiên Giang | 1.196 | 50 | 1.246 | 1.059 | 187 | ||||
39 | Cần Thơ | 557 | 557 | 45 | 428 | 84 | ||||
40 | Sóc Trăng | 426 | 426 | 362 | 64 | |||||
41 | Bạc Liêu | 1.137 | 26 | 1.163 | 80 | 909 | 174 | |||
42 | Long An | 484 | 484 | 411 | 73 | |||||
43 | Tiền Giang | 228 | 228 | 194 | 34 | |||||
44 | Vĩnh Long | 193 | 193 | 164 | 29 | |||||
45 | Đồng Tháp | 741 | 741 | 630 | 111 | |||||
46 | Hậu Giang | 482 | 482 | 60 | 350 | 72 | ||||
47 | Cà Mau | 892 | 892 | 60 | 698 | 134 | ||||
II | Cấp điện hải đảo | 1.718 | ||||||||
1 | Đảo Trần, Cái Chiên - Quảng Ninh | 595 | 595 | 506 | 89 | |||||
2 | Đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị | 627 | 627 | 533 | 94 | |||||
3 | Đảo Nhơn Châu - Bình Định | 350 | 350 | 298 | 53 | |||||
4 | Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng | 146 | 146 | 124 | 22 |
Tham khảo thêm
Quyết định 49/2018/QĐ-TTg
Luật công an nhân dân 2023 số 37/2018/QH14
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 2025
Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
Thông tư 50/2018/TT-BCT
Thông tư 06/2018/TT-BKHĐT
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2025 số 29/2018/QH14
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Quyết định 1740/QĐ-TTg 2018
243,1 KB 19/12/2018 9:10:00 SAGợi ý cho bạn
-
Quyết định 2699/QĐ-BCT 2024 quy định về giá bán điện
-
Thông tư 06/2018/TT-BCT Hướng dẫn về biện pháp phòng vệ thương mại
-
Nghị định 122/2024/NĐ-CP về hoạt động thương mại biên giới
-
Khái niệm xuất siêu, nhập siêu [Cập nhật 2025]
-
Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
-
Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT về Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư trong nước đã sản xuất được
-
Quyết định 1062/QĐ-BCT 2023 quy định về giá bán điện
-
Tải Nghị định 83/2023/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, niêm yết chứng khoán
-
Nghị định 4/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
-
Luật Giao dịch điện tử 2023 số 20/2023/QH15
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán
Quyết định 351/QĐ-TTg
Công văn 4036/UBND-KT
Thông tư hướng dẫn nới room chứng khoán số 123/2015/TT-BTC
Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí
Thông tư 09/2016/TT-BYT về Danh mục thuốc đấu thầu, đấu thầu tập trung, thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác