Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh

Nghị quyết 19-2017/NQ-CP - Những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2017

Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2017, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu hết năm 2017 đạt tối thiểu trung bình các nước ASEAN 4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) trên các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh.

Thông tư 27/2016/TT-BCT sửa đổi, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

Nghị định 96/2016/NĐ-CP điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19-2017/NQ-CP Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2017

NGHỊ QUYẾT
VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Nghị quyết 23/2016/QH14 ngày 7 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;

Trên cơ sở thảo luận, biểu quyết của các Thành viên Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2016, môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 9 bậc (từ vị trí 91/189 lên vị trí 82/190 của bảng xếp hạng); so với các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia có sự cải thiện tốt về thứ hạng (tăng 9 bậc). Đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 20081. Kết quả nói trên cho thấy những nỗ lực liên tiếp của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương trong 3 năm qua về cải thiện môi trường kinh doanh đã bước đầu đem lại kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù đã có bước cải thiện, nhưng hầu hết các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa đạt được trung bình của các nước ASEAN 4, thậm chí trung bình ASEAN 6.

Theo xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới thì thứ hạng của Việt Nam giảm 4 bậc so với năm 2015 (từ vị trí 56 xuống thứ 60), thấp hơn hầu hết các nước ASEAN (sau 6 nước), chỉ đứng trên Lào và Cam-pu-chia2.

Theo báo cáo về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam giảm 7 bậc so với năm 2015 (từ thứ 52/141 xuống 59/128 quốc gia với số điểm chỉ đạt 35,4/100 điểm), thấp hơn nhiều nước ASEAN.

Về xếp hạng Chính phủ điện tử (theo đánh giá của Liên hợp quốc), Việt Nam đứng thứ 89 trên thế giới - tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2014, xếp thứ 63 trong ASEAN.

Để đạt được mục tiêu ngang bằng các nước ASEAN 44 đòi hỏi phải có nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Đến hết năm 2017, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.

- Bám sát tiêu chí đánh giá của Ngân hàng thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới; củng cố, duy trì các kết quả đạt được về môi trường kinh doanh, đồng thời phấn đấu nâng điểm trên tất cả các chỉ tiêu. Tiếp tục cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, kiên quyết đổi mới công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.

- Đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 trên các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cụ thể là:

  • Khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 70 nước đứng đầu; Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số thuộc nhóm 80 nước; Nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận tín dụng (theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới) thuộc nhóm 30 nước. Riêng chỉ tiêu Tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn vay (đánh giá theo cách tiếp cận của Diễn đàn kinh tế thế giới) phấn đấu đến năm 2020 thuộc nhóm 40 nước đứng đầu;
  • Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, gồm: Nộp thuế và bảo hiểm xã hội không quá 168 giờ/năm (trong đó thuế là 119 giờ và bảo hiểm là 49 giờ); Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 120 ngày, bao gồm: thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng xuống còn 63 ngày (giảm 19 ngày); thủ tục kết nối cấp, thoát nước xuống còn 7 ngày (giảm 7 ngày); thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau hoàn công xuống còn 20 ngày (giảm 10 ngày); tiếp cận điện năng không quá 35 ngày; đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản không quá 20 ngày; thông quan hàng hóa qua biên giới còn 70 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 90 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu; giải quyết tranh chấp hợp đồng tối đa 300 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp còn 30 tháng.
  • Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp; phấn đấu đạt mức 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó tối thiểu 0,5% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

2. Đến năm 2020 đạt điểm số trung bình của nhóm nước ASEAN 45 trên các nhóm chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới).

  • Nhóm chỉ tiêu các yêu cầu cơ bản6 đạt tối thiểu 4,8 điểm (hiện nay là 4,5 điểm).
  • Nhóm chỉ tiêu nâng cao hiệu quả7 đạt tối thiểu 4,4 điểm (hiện nay là 4.1 điểm).
  • Nhóm chỉ tiêu về đổi mới và mức độ tinh thông trong kinh doanh8 đạt tối thiểu 3,8 điểm (hiện nay là 3,5 điểm).

3. Đến năm 2020 các chỉ số Đổi mới sáng tạo (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) đạt trung bình ASEAN 59.

  • Nhóm chỉ tiêu về Thể chế10 đạt tối thiểu 55 điểm (hiện nay là 51,7 điểm).
  • Nhóm chỉ tiêu về Nguồn nhân lực và nghiên cứu11 đạt tối thiểu 31 điểm (hiện nay là 30,1 điểm).
  • Nhóm chỉ tiêu về Cơ sở hạ tầng12 đạt tối thiểu 43 điểm (hiện nay là 36,7 điểm).
  • Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển của thị trường13 đạt tối thiểu 51 điểm (hiện nay 43,0 điểm).
  • Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển kinh doanh14 đạt tối thiểu 35 điểm (hiện nay là 30,6 điểm).

4. Về thực hiện Chính phủ điện tử (theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc):

  • Cải cách toàn diện cả 3 nhóm chỉ số gồm: Hạ tầng viễn thông (TII), nguồn nhân lực (HCl) và dịch vụ công trực tuyến (OSI); phấn đấu đến hết năm 2017 xếp hạng thứ 80; đến năm 2020 đạt trung bình ASEAN 515 về điểm số và thứ hạng tối thiểu thứ 70 trên thế giới.
  • Phấn đấu đến hết năm 2017, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3; cho phép sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến, nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

5. Các nhiệm vụ cụ thể gắn với từng chỉ tiêu, chỉ số theo các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả cải thiện các chỉ số theo phân công tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này và tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, hoàn thành trước ngày 28 tháng 02 năm 2017, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và tiến độ thực hiện đối với từng nhiệm vụ gắn với từng chỉ số được phân công tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

b) Chủ động tìm hiểu phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực trong đánh giá, xếp hạng. Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ này, hoàn thành trước ngày 31 tháng 03 năm 2017.

Các bộ, cơ quan được giao chủ trì trong thực hiện cải thiện đối với từng chỉ số cụ thể chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện các chỉ số; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về đổi mới sáng tạo. Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối theo dõi việc thực hiện các chỉ số về Chính phủ điện tử.

Các bộ đầu mối chịu trách nhiệm:

  • Tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải thiện các chỉ số trong lĩnh vực được phân công làm đầu mối.
  • Tổng hợp kết quả thực hiện cải thiện các chỉ số; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách, cơ chế, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

d) Các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ, Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong quý I năm 2017, ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm tra; chuyển mạnh sang hậu kiểm; rà soát, sửa đổi các quy định về tiếp nhận công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục; không yêu cầu tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn quốc gia; hướng dẫn các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước tăng cường, chủ động thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài đối với sản phẩm, hàng hóa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cao hơn Việt Nam; tách bạch hoạt động đánh giá sự phù hợp với hoạt động quản lý nhà nước theo đúng quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và pháp luật liên quan theo hướng cơ quan quản lý nhà nước không cấp Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với việc kiểm tra chuyên ngành.

Đẩy mạnh việc Chứng nhận hợp quy đối với dòng sản phẩm tại nước xuất khẩu và tăng cường hậu kiểm đối với nhóm hàng hóa nhập khẩu.

Đánh giá bài viết
1 209
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo