Quyết định 1134/QĐ-BTC về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh 2016-2017

Quyết định 1134/QĐ-BTC - Nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh 2016-2017

Quyết định 1134/QĐ-BTC năm 2016 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Quyết định 1134/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 23/5/2016.

Nội dung thông tư 53/2016/TT-BTC của bộ tài chính năm 2016

Công văn 2025/TCT-TNCN sử dụng biên lai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán

Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh 2016-2017


BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 1134/QĐ-BTCHà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:BỘ TRƯỞNG
  • Như Điều 3 (để thực hiện);
  • Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
  • Văn phòng Chính phủ (để b/c);
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Hội đồng quốc gia về PTBV&NCNLCT;
  • Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
  • Lưu: VT, PC.
Đinh Tiến Dũng

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦVỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA BỘ TÀI CHÍNH

(Kèm theo Quyết định số 1134/QĐ-BTC ngày 23/5/2016 của Bộ Tài chính)

I. Mục tiêu, yêu cầu

Trong hai năm 2016-2017 và định hướng đến năm 2020, với Mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong lĩnh vực tài chính cần thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính mà trọng tâm là: tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan, rút ngắn quy trình xử lý, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước; cải cách toàn diện quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế để đạt được các Mục tiêu, yêu cầu sau:

- Đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế bao gồm cả 03 nhóm chỉ tiêu: hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế

- Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu và 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

- Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các TTHC trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hoá thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành và với cơ quan hải quan.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế để phát triển thị trường tài chính, dịch vụ tài chính tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân. Bảo đảm chỉ số mức độ sẵn có và đầy đủ dịch vụ tài chính thuộc nhóm 50 nước đứng đầu.

- Phối hợp hạn chế rào cản phi thuế quan thuộc nhóm 40 nước đứng đầu.

Mục tiêu đến năm 2020, thời gian nộp thuế tối đa là 110 giờ/năm; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.

II. Nhiệm vụ

Để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, Bộ Tài chính tập trung vào các nhiệm vụ sau (Phụ lục phân công kèm theo):

1. Trong lĩnh vực hải quan

Căn cứ Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, trong lĩnh vực hải quan có 04 nhóm nhiệm vụ với 39 giải pháp gắn với các sản phẩm đầu ra, cụ thể như sau:

(i) Về hoàn thiện hệ thống pháp luật:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định chi Tiết Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, dự kiến có 14 Nghị định và 01 Thông tư.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định chi Tiết Luật Hải quan, dự kiến có 02 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 01 Thông tư.

- Xây dựng các văn bản QPPL để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, dự kiến có 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 03 Thông tư.

(ii) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành

- Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành sửa đổi văn bản QPPL liên quan đến quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực hải quan:
+ Sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định 2026/QĐ-TTg của TTCP (87 văn bản).

+ Xây dựng và ban hành đầy đủ Danh Mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi Tiết mã số HS; Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ Đẩy mạnh, khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.

+ Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.

- Triển khai hoạt động Cục Kiểm định Hải quan, thành lập một số Chi Cục Kiểm định trực thuộc Cục kiểm định trụ sở đặt tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố lớn.

- Mở rộng thực hiện kiểm tra chuyên ngành với các địa Điểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu.

(iii) Hoàn thiện cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean:

- Xây dựng Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa giai đoạn 2016-2020.

- Củng cố và triển khai mở rộng ra toàn quốc với các thủ tục hành chính đã kết nối chính thức thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia.

- Triển khai mở rộng số lượng thủ tục hành chính theo danh sách thủ tục hành chính đã đăng ký của các Bộ, ngành.

- Thực hiện thanh toán điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Triển khai mở rộng toàn quốc các thủ tục đối với phương tiện, hàng hóa vận tải vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi; các thủ tục đối với phương tiện vận tải vào, rời cảng hàng không thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

- Triển khai với các thủ tục hành chính thuộc danh mục của các Bộ: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế.

- Triển khai tới tất cả các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

- Triển khai sử dụng các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.

- Triển khai mở rộng hệ thống Tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hoá điện tử (e-Manifest) đối với tất cả cảng biển và cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc.

- Xây dựng, nghiên cứu triển khai kết nối với Asean trong khuôn khổ các Nghị định thư số 2 và số 7 về quá cảnh.

- Tham gia kết nối Cơ chế một cửa ASEAN ngay khi 10 nước thành viên phê chuẩn Nghị định thư về khung pháp lý để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.

- Thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN và các trao đổi, xử lý chứng từ thương mại với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế.

Đánh giá bài viết
1 96
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo