Phân biệt “Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe” và “Tạm giữ giấy tờ xe”
Sự khác nhau giữa “Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe” và “Tạm giữ giấy tờ xe”
Khi người tham gia giao thông do có hành vi vi phạm nên trong nhiều trường hợp đã bị cảnh sát giao thông hoặc người có thẩm quyền ra quyết định “Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe” hoặc quyết định “Tạm giữ giấy tờ xe”. Vậy 2 khái niệm này giống và khác nhau ở điểm nào, mời các bạn tham khảo.
“Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe” và “Tạm giữ giấy tờ xe” có những điểm khác biệt như sau:
TIÊU CHÍ | TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE | TẠM GIỮ GIẤY TỜ XE |
Hình thức xử phạt | Là “hình thức xử phạt bổ sung” chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo hoặc phạt tiền. | Là “biện pháp ngăn chặn” để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. |
Trường hợp áp dụng | Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép. | Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: - Giấy phép lái xe; - Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện; - Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện -> Cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. |
Thời hạn | - Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. - Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép. | - Thời hạn tạm giữ giấy phép là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Lưu ý: Thời hạn tạm giữ giấy phép có thể vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu rơi vào trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. => Về đại thể, thời hạn tạm giữ giấy phép là cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản vi phạm. |
Hậu quả | Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép thì cá nhân, tổ chức KHÔNG được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. | - Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức VẪN được phép điều khiển phương tiện. - Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ (khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP). |
Như vậy, căn cứ theo những quy định trên thì chúng ta có thể đưa ra kết luận sau:
- Nếu bị “tước giấy phép lái xe” thì bạn KHÔNG được điều khiển xe:
Trong thời gian bị tước giấy phép lái xe thì coi như bạn không có bằng lái xe. Do đó bạn không được quyền lái xe. Nếu vẫn cố ý lái xe trong thời gian bị tước bằng và bị cảnh sát giao thông kiểm tra, thì sẽ bị phạt lỗi “Không có giấy phép lái xe” theo khoản 5 và khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
+ Đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000
+ Đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
- Nếu bị “tạm giữ giấy phép lái xe” thì bạn vẫn CÓ THỂ lái xe trong thời hạn hạn ghi trong biên bản xử phạt:
Ở đây bản chất là tạm giữ chứ không phải tước quyền, do đó trong thời hạn bị tạm giữ trên biên bản, bạn vẫn có quyền điều khiển xe bình thường. Nếu trường hợp sau khi bị tạm giữ mà lại bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ thì có thể trình biên bản tạm giữ giấy phép ra là vẫn coi như có bằng lái và được xem là bạn không vi phạm.
Như vậy, biên bản tạm giữ giấy phép sẽ giúp thay bằng lái đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ (để không bị lỗi “không có giấy phép lái xe”). Bởi vậy, bạn nên luôn giữ biên bản tạm giữ trong người để chứng minh giấy tờ còn thiếu của mình đang bị tạm giữ.
Ngoài ra, nếu sau thời hạn trên biên bản tạm giữ mà bạn chưa nộp phạt để lấy bằng về, lúc đó nếu bị cảnh sát giao thông thổi phạt kiểm tra giấy tờ thì lúc đó bạn sẽ bị phạt lỗi “Không có giấy phép lái xe” (vì biên bản chỉ thay bằng lái trong thời hạn tạm giữ mà thôi).
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Phân biệt “Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe” và “Tạm giữ giấy tờ xe”
116,7 KB 24/08/2018 8:37:00 SATải xuống định dạng .Doc
30,5 KB 24/08/2018 8:46:34 SA
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 40/2022/TT-BGTVT tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, xếp lương viên chức ngành cảng vụ hàng hải
-
Đi xe máy cần mang giấy tờ gì 2023?
-
Thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ, khoảng cách an toàn xe cơ giới tham gia giao thông
-
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải
-
Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Thông tư số 62/2011/TT- BGTVT quy định việc cấp phép bay cho các chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019
Thông tư 40/2017/TT-BYT
Những lỗi người đi xe máy, xe đạp điện thường vi phạm
Công văn 8681/VPCP-KTN về hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ hoạt động du lịch, thể thao, vui chơi
Thông tư 59/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách trên đường thủy nội địa
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác