Những điều cần biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Những điều quan trọng cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2016 mà HoaTieu.vn muốn gửi tới các bạn như là: Thủ tục chuyển sang đóng BHXH tự nguyện; Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện 2016; Cách phân biệt giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện; Độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện.
Sau đây là tổng hợp các giải đáp thắc mắc về vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện:
1. Thủ tục chuyển sang đóng BHXH tự nguyện
Bà Nguyễn Thị Mai Phương - Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên hỏi: Tôi đóng BHXH tại một công ty cổ phần từ năm 2013 đến tháng 9/2015. Sau đó, tôi nghỉ việc và đã được trả lại sổ BHXH. Tôi xin hỏi, tôi có thể tự đóng BHXH được không? Nếu được thì thủ tục và mức đóng thế nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH năm 2014, trường hợp của bà Phương sau khi nghỉ việc tại công ty, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Về thủ tục tham gia BHXH tự nguyện, bà Phương lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; nộp Tờ khai và đóng tiền cho cơ quan BHXH cấp huyện hoặc đại lý thu tại xã nơi cư trú.
Căn cứ Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bà Phương có thể đăng ký đóng BHXH tự nguyện theo phương thức hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần.
Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng tính bằng 22% nhân với mức thu nhập tháng do bà lựa chọn. Mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng), cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 24.200.000 đồng). Do đó, mức đóng hàng tháng hiện nay thấp nhất là 154.000 đồng, cao nhất là 5.324.000 đồng.
Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần tính bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Đề nghị bà liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
2. Được lựa chọn mức đóng BHXH tự nguyện
Ông Nguyễn Văn Hồng - Tỉnh Thái Bình hỏi: Tôi đóng BHXH bắt buộc với hệ số lương 2,65, nay muốn chuyển sang đóng BHXH tự nguyện. Vậy, mức đóng như thế nào? Cần làm những thủ tục gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH năm 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp ông Hồng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Về mức đóng BHXH tự nguyện, căn cứ quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Điều 8, Điều 9 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức đóng BHXH hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn; mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn được tính bằng công thức như sau:
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó, Mtnt là mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn; CN là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng); m là tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện gồm: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Đề nghị ông Hồng liên hệ với cơ quan BHXH địa phương tại nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể về mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện phù hợp.
3. Có thể đóng BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc
Bà Nguyễn Thu Trà - TP. Hà Nội hỏi: Tôi sinh ngày 30/3/1966, đã đóng BHXH bắt buộc được 19 năm. Tôi muốn biết, nếu tôi xin nghỉ việc, có kết quả giám định y khoa không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc và đóng bảo hiểm tự nguyện 1 năm còn lại để đủ 20 năm đóng BHXH thì có được không?
Căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 2; Khoản 1, Điều 55; Khoản 1, Điều 73 Luật BHXH năm 2014; Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp của bà Trà sinh ngày 3/3/1966 (đủ 50 tuổi), nếu nghỉ việc nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc (kể cả được nghỉ việc do bị suy giảm khả năng lao động) thì bà Trà có thể đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi bà đủ 55 tuổi.
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện gồm: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Đề nghị bà liên hệ với cơ quan BHXH địa phương tại nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể về mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện phù hợp.
4. Có giới hạn tuổi tham gia BHXH tự nguyện?
Ông Lê Nhật Hùng - Tỉnh Gia Lai hỏi: Mẹ tôi sinh ngày 24/5/1955, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Tháng 6/2010, mẹ tôi đủ 55 tuổi, nhưng mẹ tôi lại trúng cử Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã nhiệm kỳ 2010-2016 nên đơn vị vẫn đóng BHXH cho mẹ tôi đến hết tháng 4/2016. Tôi xin hỏi, đơn vị đóng BHXH cho mẹ tôi như vậy có đúng không? Tính đến hết tháng 4/2016, mẹ tôi đóng BHXH được 13 năm 4 tháng và được 60 tuổi 11 tháng, vậy mẹ tôi có được đăng ký đóng BHXH tự nguyện không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Bộ luật Lao động xác định người lao động là nguời ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Luật BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức...
Đối chiếu với các quy định, mẹ của ông đủ 55 tuổi, nhưng lại tiếp tục trúng cử Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã nhiệm kỳ 2010-2016 nên đơn vị vẫn đóng BHXH cho mẹ ông đến hết tháng 4/2016 là đúng với quy định.
Việc đóng BHXH tự nguyện được Chính phủ quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015. Theo đó, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện không có giới hạn trần tuổi khi tham gia BHXH tự nguyện.
Như vậy, mẹ của ông nếu có nguyện vọng tham gia BHXH tự nguyện thì liên hệ với cơ quan BHXH huyện hoặc đại lý thu BHXH, BHYT nơi mẹ ông đang cư trú để làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.
5. Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện 2016
Ông Nguyễn Tiến Đông - tỉnh Thanh Hóa: Gia đình tôi thuần nông nhưng tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì cần phải có những điều kiện gì? Phí, mức đóng BHXH tự nguyện như thế nào?:
Tham khảo thêm
Quyết định 828/QĐ-BHXH năm 2016 quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Quyết định 64/QĐ-BCĐCCTLBHXH về tăng lương tối thiểu vùng từ năm 2016
Công văn 3220/BHXH-CSXH về hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH, hàng tháng
Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và BHXH
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Những điều cần biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện
302 KB 26/09/2016 2:07:00 CHTải Những điều cần biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Quy định về nghỉ hưu trước tuổi năm 2024
-
Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại thẻ căn cước công dân?
-
Tuổi đảng là gì? Cách tính tuổi đảng của đảng viên 2024
-
Học phí học lái xe 2024
-
Thuế điện tử eTax 2.8.1 mới nhất
-
Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
-
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh
-
Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?
-
Trường hợp ngoại tình không bị xử phạt 2023
-
Gia hạn đăng kiểm Online như thế nào 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27