Đối tượng, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện 2017

Tải về

Đối tượng, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện 2017

Người lao động không thuộc trường hợp bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nay muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng và phương thức đóng là bao nhiêu? Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất

Có nhờ người khác lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp hộ được không?

Công văn 883/BHXH-DVT Thanh toán chi phí thuốc bảo hiểm y tế theo giá kê khai, kê khai lại

Đối tượng, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện 2016

Hỏi: Gia đình tôi thuần nông nhưng tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì cần phải có những điều kiện gì? Phí, mức đóng BHXH tự nguyện như thế nào?

Đáp: Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Đối tượng thám gia BHXH tự nguyện

  • Trước ngày 1/1/2016: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật BHXH số 71/2006/QH11; Điều 2, Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
  • Từ ngày 1/1/2016: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Mức đóng, thu nhập làm căn cứ đóng

Từ ngày 1/1/2014 đến 31/12/2015: Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 100 Luật BHXH số 71/2006/QH11 thì:

  • Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập người tham gia lưa chọn đóng BHXH.
  • Mức thu nhập lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lương cơ cở; cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Phương thức đóng

Người tham gia BHXH được lựa chọn một trong các phương thức hàng tháng, hoặc hàng quý, hoặc 6 tháng một lần.

Từ ngày 1/1/2016: Theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì:

Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn về nội dung này.

Thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

"Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động".

Sau khi chuẩn bị hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội, bạn nộp hồ sơ tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

"Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:

a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;

b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;

c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này".

Như vậy, theo những quy định trên, để tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn chuẩn bị Hồ sơ và nộp tại Cơ quan Bảo hiểm. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan Bảo hiểm sẽ giải quyết và cấp sổ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho bạn. Khi đó, bạn sẽ đóng bảo hiểm theo mức mình lựa chọn và được hưởng các chế độ về Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 789
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm