Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 89/2014 về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Tải về

Nghị định số 40/2021/NĐ-CP

Nghị định 40/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".

Ngày 30/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".

Theo đó, Chính phủ bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” như sau: Trung thành với Tổ quốc VNXHCN, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; Có thời hạn hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí: Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân); Có ít nhất 03 giả Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân);…

Nội dung Nghị định 40 năm 2021

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 40/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

___________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”:

1. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp của cá nhân được tính từ khi:

a) Cá nhân tốt nghiệp một trường nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở;

b) Cá nhân đủ 18 tuổi, hoạt động nghệ thuật tại một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.”.

2. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” được xét tặng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình, ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên;

4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí sau:

a) Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân).

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cụ thể sau:

- Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật;

- Nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước;

- Nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.”.

3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú được xét tặng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.

2. Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ.

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 10 năm trở lên.

4. Đạt một trong các tiêu chí sau:

a) Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Có ít nhất 01 giải Vàng quốc gia và 02 giải Bạc quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Tỷ lệ quy đổi các giải Bạc trong nước và quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục sang giải Bạc quốc gia được tính như tỷ lệ quy đổi của giải Vàng.

c) Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân).

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định tại điểm a, b và điểm c khoản này nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cụ thể sau:

- Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật;

- Nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước;

- Nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.”.

4. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi như sau:

“1. Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị nghệ thuật cơ sở do người đứng đầu đơn vị thành lập bao gồm: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Học viện, trường đào tạo nghệ thuật, hãng phim thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo nghệ thuật; Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục công tác Đảng và công tác chính trị thuộc Bộ Công an; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.”.

5. Khoản 4 Điều 12 được sửa đổi như sau:

“4. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.”.

6. Điểm b khoản 1 Điều 13 được sửa đổi như sau:

“b) Các quyết định tặng giải thưởng quy định tại khoản 4 Điều 8 hoặc khoản 4 Điều 9 của Nghị định này: Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện).”.

7. Khoản 3 Điều 13 được sửa đổi như sau:

“3. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cá nhân đó cư trú theo thời gian nêu trong Kế hoạch.”.

8. Điểm d khoản 2 Điều 14 được sửa đổi như sau:

“d) Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh theo thời gian nêu trong Kế hoạch.”.

9. Bổ sung điểm h khoản 3 Điều 14 như sau:

“h) Bản nhận xét của Hội đồng đối với cá nhân được xem xét, đánh giá là trường hợp đặc biệt.”.

10. Tên khoản 1 và điểm c khoản 1 Điều 15 được sửa đổi như sau:

“1. Hội đồng cấp Bộ có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:

“c) Thành viên Hội đồng bao gồm: Đơn vị phụ trách công tác tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; chuyên gia về lĩnh vực nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.

Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ, ngành nơi thành lập Hội đồng cấp Bộ.

Vụ Thi đua, Khen thưởng (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hoặc Phòng (Ban) Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.”.

11. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi như sau:

“2. Hội đồng cấp tỉnh có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Thành viên Hội đồng bao gồm: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh; chuyên gia về các chuyên ngành nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú của tỉnh.

Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.”.

12. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Trách nhiệm của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:

a) Đăng công khai danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” trên phương tiện thông tin thuộc thẩm quyền quản lý: Cổng thông tin điện tử hoặc Báo ngành, địa phương trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở;

b) Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

d) Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo thời gian nêu trong Kế hoạch.”.

13. Bổ sung điểm c và điểm d khoản 4 Điều 15 như sau:

“c) Ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành về các hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” thuộc thẩm quyền quản lý tại địa phương, Bộ, ngành.

d) Bản nhận xét của Hội đồng đối với cá nhân được xem xét, đánh giá là trường hợp đặc biệt.”.

14. Điểm a khoản 1 Điều 16 được sửa đổi như sau:

“a) Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo từng lĩnh vực có từ 11 đến 15 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Lành đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Cục trưởng Cục Điện ảnh hoặc Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Thành viên Hội đồng bao gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương (Vụ Văn hóa văn nghệ), các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, chuyên gia về chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.”.

15. Điểm c và điểm d khoản 1 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước:

- Đăng công khai danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” trên cổng thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh;

- Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo thời gian nêu trong Kế hoạch.

d) Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước. Hồ sơ gồm:

- Văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm g khoản 3 Điều 14 của Nghị định này;

- Bản nhận xét của Hội đồng đối với cá nhân được xem xét, đánh giá là trường hợp đặc biệt.

- Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú.”.

16. Điểm a khoản 2 Điều 16 được sửa đổi như sau:

“a) Hội đồng cấp Nhà nước có từ 17 đến 21 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;

- Thành viên Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công an, Vụ Thi đua, Khen thưởng (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, chuyên gia về các chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân.”.

17. Điểm c và điểm d khoản 2 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước:

- Đăng công khai danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước;

- Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

- Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

d) Hội đồng cấp Nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương 03 bộ hồ sơ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo thời gian nêu trong Kế hoạch. Hồ sơ gồm:

- Văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 3 Điều 14 của Nghị định này;

- Bản nhận xét của Hội đồng đối với cá nhân được xem xét, đánh giá là trường hợp đặc biệt;

- Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;

- Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục II về Bảng quy đổi giải thưởng ban hành kèm theo Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định này).

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam;

- Các hội Văn học nghệ thuật trung ương;

- Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo,

- Lưu: VT, TCCV (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục II

BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG

(Kèm theo Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

______________

I. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH

1. Lấy Bông Sen Vàng - Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim quốc gia (Liên hoan phim Việt Nam) làm chuẩn để quy đổi.

hình toàn quốc.

3. Tỷ lệ quy đổi cụ thể như sau:

TT

Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông sen Vàng

1

Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan phim Việt Nam

= 01 Bông Sen Vàng

2

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho bộ phim tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

3

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho cá nhân tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

4

Cánh Diều Vàng dành cho bộ phim - Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 2/3 Bông Sen Vàng

5

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Giải của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 2/3 Bông Sen Vàng

6

Huy chương Vàng dành cho bộ phim - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

4. Một bộ phim được tặng giải Bông Sen Vàng, các thành phần tham gia được tính quy đổi như sau:

TT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông sen Vàng

1

Đạo diễn

= 01 Bông Sen Vàng

2

Quay phim chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

3

Họa sĩ thiết kế

= 1/2 Bông Sen Vàng

4

Đạo diễn âm thanh; người làm âm thanh chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Diễn viên chính (có tên trong Bảng phân vai)

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Họa sĩ chính (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Họa sĩ động tác (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

8

Diễn viên thứ chính (có tên trong Bảng phân vai)

= 1/3 Bông Sen Vàng

9

Họa sĩ hóa trang, thiết kế phục trang

= 1/3 Bông Sen Vàng

Đối với các bộ phim được tặng giải Cánh Diều Vàng, Huy chương Vàng tại Liên hoan phim do các bộ, ngành, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức, việc quy đổi giải thưởng cho các phần tham gia nêu trên sẽ thực hiện theo tỷ lệ quy đổi quy định tại mục 3 của Bảng quy đổi giải thưởng lĩnh vực Điện ảnh.

5. Giải thưởng của tập thể, cá nhân không thông qua các Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp thì không được tính quy đổi.

II. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC ÂM NHẠC

Lấy Huy chương Vàng của Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức làm chuẩn để quy đổi.

Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng của các Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế dành cho chương trình, vở diễn, tiết mục và dành cho cá nhân.

Các giải thưởng khác của Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc, bộ, ngành, quốc tế (khu vực và thế giới), tùy theo tính chất, quy mô, tầm cỡ sẽ được Hội đồng tham khảo khi xét từng trường hợp cụ thể.

3. Tỷ lệ quy đổi cụ thể như sau:

TT

Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn chuyên ngành đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

2

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp quốc tế (khu vực và thế giới tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài) tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

3

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

4

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do các Hội Văn học, Nghệ thuật chuyên ngành Trung ương tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

5

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn ngành/toàn quốc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức

= 1/2 Huy chương Vàng

4. Một chương trình được tặng Huy chương Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thì cá nhân tham gia được tính quy đổi như sau:

TT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp Ca, Múa, Nhạc

= 01 Huy chương Vàng

2

Chỉ huy hợp xướng; Chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch

= 2/3 Huy chương Vàng

3

Chỉ đạo nghệ thuật

= 1/2 Huy chương Vàng

Đối với chương trình được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do bộ, ngành, Hội Văn học, Nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương tổ chức, việc quy đổi giải thưởng cho các phần tham gia nêu trên sẽ thực hiện theo tỷ lệ quy đổi quy định tại mục 3 của Bảng quy đổi giải thưởng lĩnh vực Âm nhạc.

5. Một tiết mục tập thể được tặng Huy chương Vàng tại Liên hoan, Cuộc thi, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thì cá nhân tham gia được tính quy đổi như sau:

TT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Diễn viên hát: Solo hoặc Duo trên nền tập thể

= 1/3 Huy chương Vàng

2

Nhạc công: Solo hoặc Duo trên nền tập thể

= 1/3 Huy chương Vàng

................................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Văn hóa được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 89/2014 về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT
Chọn file tải về :
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Số hiệu:40/2021/NĐ-CPLĩnh vực:Văn hóa
Ngày ban hành:30/03/2021Ngày hiệu lực:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đánh giá bài viết
1 40
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm