2 Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình 2025 chuẩn và cách viết

Tải về

Mẫu đơn tố cáo về việc bạo hành gia đình là gì? Mẫu đơn tố cáo về việc bạo hành gia đình gồm những nội dung nào? Top 2 Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình 2025 đúng chuẩn pháp lý mới nhất kèm cách viết được HoaTieu.vn đăng tải tại bài viết này. Mời các bạn tham khảo và tải về Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình file .doc/pdf miễn phí tại đây.

1. Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình được sử dụng để làm gì?

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình là mẫu đơn được lập ra để xin được tố cáo bạo hành gia đình. Mẫu đơn nêu rõ nội dung tố cáo, thông tin người làm đơn...

Khi bị bạo hành trong gia đình, bao gồm cả bạo hành tinh thần và bạo hành thể chất thì người bị bạo hành không nên im lặng mà cần có biện pháp ngăn chặn sự việc tiếp tục diễn ra. Trong đó có biện pháp là làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.

2. Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình 2025 số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Bạo hành gia đình)

Kính gửi: ..................................................

1. Họ và tên: .............................................. Sinh ngày ..... tháng ...... năm ...

Địa chỉ cư trú (hoặc địa chỉ liên lạc): .................................................. ................

CCCD/CMND số: ................., cơ quan cấp......, ngày .... tháng ..... năm ......

2. Đối tượng bị tố cáo:................................................................................

3. Nội dung vụ việc

a) Tóm tắt nội dung vụ việc: (Ghi lại những diễn biến, hành vi, lời nói bạo hành gia đình của người bị tố cáo).

b) Vi phạm những quy định của pháp luật (Điểm, Khoản, Điều của Luật, Nghị định, Thông tư.... nếu biết).

c) Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại: (Ví dụ, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về sức khoẻ, thể chất...).

d) Chứng minh sự thiệt hại (ghi lại các chứng cứ chứng minh thiệt hại: biên bản làm việc của chính quyền, hồ sơ nhập viện, xuất viện, kết quả chẩn đoán của bác sĩ, hoá đơn tiền thuốc).

4. Quá trình gửi đơn và việc giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền (nếu có).

............................

5. Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn (yêu cầu xử lý người bạo hành như thế nào).

.............................

6. Cam kết của người viết đơn: ....................................................................

.............., ngày.....tháng.........năm.......

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

3. Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình số 2

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình mới
Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình 2025

Nội dung Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình 2025 chi tiết như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–

ĐƠN TỐ CÁO/TỐ GIÁC HÀNH VI PHẠM TỘI

(Về hành vi bạo hành/bạo lực gia đình của ……………)

Kính gửi: CÔNG AN XÃ/PHƯỜNG ……….

– Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017;

– Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

Tôi là: ………………………………… Sinh ngày: ……………

CCCD/CMND số: ……… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ……..…………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………..………………………

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: ............................................................................

Tôi làm đơn này tố cáo đối với hành vi bạo lực gia đình của:

Anh/chị: ……………………………………… Sinh ngày:……………………………

CCCD/CMND số: ………… Ngày cấp: ………… Nơi cấp: ………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………..……………….

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………..……………………..

Là: Chồng/con/bố/mẹ của ………………………………………………

Tôi xin trình bày sự việc như sau: ……………………………………………………..

……………………………………….…………………………………………………

(Ví dụ: Chồng bạo hành vợ và vợ là người tố cáo:

Tôi ................. đã kết hôn với anh ……… từ  …….. Hai vợ chồng sống hạnh phúc, hòa thuận đến khoảng …. (mốc thời gian) thì có vấn đề xảy ra. Từ  …….(mốc thời gian), sau khi tôi không đồng ý việc mua xe máy mới cho anh .............. thì hai vợ chồng có cãi vã và từ đó anh … đã nhiều lần ăn nhậu với bạn bè, đi chơi về khuya. Sau mỗi lần bia rượu đều lấy cớ say xỉn để chửi bới, xúc phạm, lăng mạ kèm đánh đập tôi trước mặt các con. Tần suất và mức độ anh ta say rượu về rồi đánh tôi ngày càng nhiều, thân thể tôi nhiều vết thương chồng chất nhau khiến tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi có trao đổi khi tỉnh thì anh ta cự cãi, bảo tôi láo, không tôn trọng chồng. Vì bị đánh trong thời gian dài nên tinh thần tôi luôn hoảng sợ, chán nản, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên tôi có ý định ly hôn. Tuy nhiên, biết được ý định đó, anh ta lại tiếp tục đánh tôi dã man hơn, thậm chí còn dọa nếu tôi làm thủ tục ly hôn thì sẽ không xong với anh ta. Gần đây nhất, ngày …. tháng ….. năm 20......., anh ta nhậu say rượu kiếm chuyện vợ chồng cãi nhau và đã lấy mũ bảo hiểm đánh tôi, đấm và đạp vào bụng khiến tôi ……….(hậu quả). Hôm đó hàng xóm phải sang ngăn cản nếu không tôi sẽ còn bị thương nặng hơn.

Nhận thấy, hành vi của anh ………… đã cấu thành tội hành hạ vợ chồng quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Nay tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan:

– Có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ tôi ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc;

– Xác minh và tạm giữ (nếu cần thiết) để ngăn chặn hành vi tiếp tục xảy ra;

– Truy cứu trách nhiệm hoặc xử lý đúng theo quy định pháp luật;

Tài liệu kèm theo đơn bao gồm:

– .............................

– .............................

– .............................

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…. , ngày … tháng … năm…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Cách viết đơn tố cáo bạo lực gia đình

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết chi tiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

– Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).

– Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)

– Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)

– Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

5. Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu?

Căn cứ Luật số 13/2022/QH15 phòng, chống bạo lực gia đình quy định địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học.

d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

e) Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định nêu trên thực hiện theo các hình thức sau đây: Gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; trực tiếp báo tin.

6. Bạo hành gia đình là gì?

Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình”

Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”

Bạo lực gia đình được chia thành các loại như: kiểm soát cưỡng chế (một hình thức hăm dọa, làm nhục, cô lập và kiểm soát bằng việc dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bạo lực tình dục), bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, lạm dụng tình dục, lạm dụng tài chính, quấy rối, rình rập, tấn công mạng.

Trong quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì các hành vi bạo lực gia đình gồm:

  1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  2. Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  3. Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
  4. Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
  5. Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
  6. Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
  7. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  8. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  9. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
  10. Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
  11. Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
  12. Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
  13. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
  14. Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
  15. Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
  16. Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật

7. Mức xử phạt với người có hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt với hành vi bạo lực gia đình là:

Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Nghị định còn quy định mức phạt tiền tối đa với hành vi bạo lực gia đình là:

  • Đối với cá nhân là 30.000.000 đồng
  • Đối với tổ chức là 60.000.000 đồng

Như vậy có thể thấy được người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị pháp luật cảnh cáo và xử phạt hành chính như trên.

8. Mẫu đơn ly hôn bạo hành gia đình

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày.....tháng.....năm..…

Đơn ly hôn đơn phương

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN (nơi nộp đơn)

Họ và tên người khởi kiện:..........................Sinh năm ………....

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………….......

Họ và tên người bị kiện: ……………...........Sinh năm ……….…

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………

Yêu cầu Toà án nhân dân ……………..................................... giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn:

1. Về quan hệ hôn nhân:

Vì hai vợ chồng có nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng và chồng có hành vi đánh đập và bạo hành nên chúng tôi không thể tiếp tục chung sống.

Cụ thể như sau:

Ngày …… tháng …… năm 20……, tôi và anh ….. kết hôn. Được UBND ….. Quận ….. cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ngày ……./…../20…….

Sau khi kết hôn, tôi về chung sống với gia đình chồng tại…………………….

Thời gian đầu cả hai chung sống rất hạnh phúc và chồng tôi cũng chuyên tâm làm ăn, yêu thương vợ con.

Nhưng được một thời gian thì chồng tôi thường xuyên về muộn và uống rượu say. Vì thế mối quan hệ trở nên mâu thuẫn nghiêm trọng khi chồng tôi thường xuyên như vậy và không còn quan tâm vợ con.

Vào ngày…tháng…năm…, Sau khi trở về nhà và cả hai có xảy ra mâu thuẫn vì lý do chồng tôi bỏ bê gia đình, và chồng tôi đã đánh đập, bạo hành tôi. Vào đêm đó tôi đã bỏ về nhà ngoại để sinh sống. Tuy nhiên, sự việc không được giải quyết thì thường xuyên chồng tôi có hành động đến nhà ngoại để đánh tôi và đe doạ.

2. Về con chung:

Trình bày thông tin về con chung có hay chưa?

Bao nhiêu con chung?

Mong muốn nuôi con như thế nào?

Cấp dưỡng như thế nào?

3. Về tài sản chung, công nợ, công sức, đất nông nghiệp:

Có yêu cầu toà án giải quyết không?

Giải quyết như thế nào?

4. Cam kết của người ký đơn:

Ngoài những nội dung trên tôi không có yêu cầu nào khác. Rất mong nhận được sự quan tâm giải quyết từ Quý tòa.

Những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1/ .......................................................................

2/ ........................................................................

3/ .........................................................................

4/ .........................................................................

5/ .........................................................................

NGƯỜI KHỞI KIỆN

Trên đây HoaTieu.vn đã đăng tải Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình, hướng dẫn viết kèm các quy định pháp lý có liên quan. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
14 9.684
2 Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình 2025 chuẩn và cách viết
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm