Đáp án thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tải về

Đáp án tìm hiểu tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Quảng Ngãi

Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã chính thức phát động Cuộc thi trực tuyến trên mạng internet tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Để tham gia dự thi người chơi truy cập vào địa chỉ Cuộc thi https://tinhdoan.quangngai.gov.vn/tracnghiem/; hoặc click vào banner Cuộc thi trên Trang thông tin điện tử Tỉnh đoàn Quảng Ngãi http://www.tinhdoan.quangngai.gov.vn. Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi và gợi ý đáp án thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 2022, mời các bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Quảng Ngãi 2022

Tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Quảng Ngãi 2022

Câu 1. Triết học Mác ra đời vào thời gian nào?

  1. Những năm 20 của thế kỷ XIX
  2. Những năm 30 của thế kỷ XIX
  3. Những năm 40 của thế kỷ XIX
  4. Những năm 50 của thế kỷ XIX

Câu 2: Triết học Mác - Lênin do những ai sáng lập và phát triển?

  1. Các Mác
  2. Các Mác và Ph.Ăng ghen
  3. Các Mác và V.I.Lênin
  4. Các Mác, Ph.Ăng ghen và V.I.Lê nin

Câu 3. Ai là tác giả của câu nói "Chủ nghĩa xã hội hay là chết"?

  1. Các Mác
  2. V.I.Lênin
  3. Hồ Chí Minh
  4. Hugo Chavez

Đáp án: Phiđen Castrô

Câu 4. Định nghĩa về giai cấp được Lênin nêu lần đầu tiên trong tác phẩm nào?

  1. Làm gì?
  2. Một bước tiến, hai bước lùi
  3. Sáng kiến vĩ đại
  4. Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết

Câu 5. Ai là người đầu tiên đưa CNXH khoa học trở thành thực tiễn sinh động?

  1. Các Mác
  2. Ph. Ăng ghen
  3. V.I.Lênin
  4. Hồ Chí Minh

Câu 6. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, ý thức là gì?

  1. Hình ảnh của thế giới khách quan
  2. Hình ảnh phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan
  3. Là một phần chức năng của bộ óc con người
  4. Là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Câu 7. Luận điểm nào sau đây đúng theo quan điểm của triết học Mác - Lênin?

  1. Phát triển của sự vật không có tính kế thừa
  2. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ hoặc lắp ghép cái cũ sang cái mới một cách máy móc về mặt hình thức
  3. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở có phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát triển
  4. Tất cả đáp án đều sai

Câu 8. Trong định nghĩa Vật chất của Lênin, căn cứ thuộc tính nào để phân biệt vật chất với ý thức?

  1. Tồn tại
  2. Tồn tại khách quan
  3. Có thể nhận thức được
  4. Tính đa dạng

Câu 9. Điều kiện kinh tế xã hội cho sự ra đời của triết học Mác - Lênin?

  1. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển
  2. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị - xã hội độc lập
  3. Trình độ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật phát triển
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10. Sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về sự thống nhất của thế giới là ở cái gì?

  1. Thừa nhận tính tồn tại của thế giới
  2. Thừa nhận tính vật chất của thế giới
  3. Không thừa nhận tính tồn tại của thế giới
  4. Không thừa nhận tính vật chất của thế giới

Câu 11. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhân tố nào quyết định sự tồn tại của xã hội?

  1. Sản xuất tinh thần
  2. Sản xuất ra bản thân con người
  3. Sản xuất vật chất
  4. Tái sản xuất vật chất

Câu 12. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, trong các hình thức cơ bản của thực tiễn, thì hình thức nào đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác?

  1. Hoạt động sản xuất vật chất
  2. Hoạt động chính trị- xã hội
  3. Thực nghiệm khoa học
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13. Triết học Mác-Lênin cho rằng, thực tiễn là toàn bộ... có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Hãy điền vào chổ trống để hoàn thiện quan điểm trên

  1. Hoạt động vật chất và tinh thần
  2. Hoạt động tinh thần
  3. Hoạt động vật chất
  4. Hoạt động

Câu 14. Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin, bản chất của nhận thức là?

  1. Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người
  2. Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể
  3. Sự tiến gần của tư duy đến khách thể
  4. Tất cả đều đúng

Câu 15. Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học Mác-Lênin là gì?

  1. Thực tiễn
  2. Khoa học
  3. Nhận thức
  4. Hiện thực khách quan

Câu 16. Hãy xác định cách định nghĩa đúng nhất theo quan điểm triết học Mác-Lênin?

  1. Tự nhiên là môi trường con người đang sống
  2. Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận
  3. Tự nhiên là nguồn gốc của xã hội
  4. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển xã hội

Câu 17. Chọn câu trả lời đúng: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, muốn thay đổi một chế độ xã hội thì phải làm gì?

  1. Thay đổi lực lượng sản xuất
  2. Tạo ra nhiều của cải
  3. Thay đổi quan hệ sản xuất
  4. Thay đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Câu 18. Theo quan niệm triết học Mác-Lênin, tính thống nhất của thế giới là gì?

  1. Tính hiện thực
  2. Tính vật chất
  3. Tính tồn tại
  4. Tính khách quan

Câu 19. V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất trong tác phẩm nào? Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?

  1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
  2. Thế nào là người bạn dân
  3. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu
  4. Cả ba tác phẩm trên

Câu 20. Tác phẩm nào được xem là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác?

  1. Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844
  2. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  3. Hệ tư tưởng Đức
  4. Gia đình thần thánh

Câu 21. Ai là người đưa ra tư tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”?

  1. V.I.Lênin
  2. Hồ Chí Minh
  3. Đặng Tiểu Bình
  4. Phạm Văn Đồng

Câu 22. Do đâu Nguyễn Ái Quốc triệu tập chủ trì Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?

  1. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản
  2. Nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản
  3. Sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc
  4. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị

Câu 23. Những văn kiện nào dưới đây được coi như Cương lĩnh kháng chiến của Đảng ta?

  1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  2. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng
  3. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh
  4. Cả ba phương án trên

Câu 24. Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức có vai trò như thế nào đối với người cách mạng?

  1. Là định hướng lý tưởng của người cách mạng
  2. Là cơ sở tư tưởng của người cách mạng
  3. Là nền tảng lý luận của người cách mạng
  4. Là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng

Câu 25. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc ta từ việc tìm hiểu tác phẩm nào của V.I.Lênin?

  1. V.I.Lênin và Phương Đông
  2. Bút ký triết học
  3. Bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa
  4. Thà ít mà tốt

Câu 26. Theo Hồ Chí Minh, ai “là người đầu tiên đă đặt cơ sở cho một thời đại mới, thực sự cách mạng trong các nước thuộc địa”?

  1. Các Mác
  2. V.I.Lênin
  3. Xtalin
  4. Khổng Tử

Câu 27. Quan niệm khái quát của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là gì?

  1. Là chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ
  2. Là chế độ xă hội có nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
  3. Là chế độ không có áp bức bóc lột, văn hóa, đạo đức phát triển cao
  4. Cả 3 vấn đề trên

Câu 28. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế được tạo lập trên cơ sở đặc trưng nhất là gì?

  1. Nền công nghiệp hiện đại
  2. Nền nông nghiệp hiện đại
  3. Nền công - nông nghiệp hiện đại
  4. Trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Câu 29. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Câu nói trên đã xuất hiện trong tác phẩm nào của Hồ Chủ tịch?

  1. Tuyên ngôn độc lập (1945)
  2. Đường Kách mệnh
  3. Bản án chế độ thực dân Pháp
  4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Câu 30. Chọn phương án trả lời đúng nhất?

  1. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta
  3. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta

Câu 31. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách làm chủ nghĩa xã hội là gì?

  1. Đem của dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân
  2. Quản lý nhà nước tập trung bao cấp
  3. Phải dựa vào các nước tiên tiến
  4. Phải dựa trên sức dân

Câu 32. “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu trên trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?

  1. Đường Kách mệnh
  2. Đạo đức cách mạng
  3. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
  4. Liên Xô vĩ đại

Câu 33. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường nào?

  1. Cách mạng tư sản
  2. Cách mạng vô sản
  3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
  4. Cách mạng ruộng đất

Câu 34. Theo Hồ Chí Minh, học chủ nghĩa Mác - Lênin nghĩa là gì?

  1. Học thuộc các luận điểm lý luận
  2. Để sống với nhau có tình, có nghĩa
  3. Để chứng tỏ trình độ lý luận
  4. Để làm kinh tế

Câu 35. Nội dung cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh là:

  1. Độc lập dân tộc
  2. Chủ nghĩa xã hội
  3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
  4. Độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo

Câu 36. Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ:

  1. Do giai công nhân làm chủ
  2. Giai cấp nông dân làm chủ
  3. Do giai cấp công nhân và giai cấp nông dân làm chủ
  4. Do nhân dân làm chủ

Câu 37. Những nội dung sau, nội dung nào là phẩm chất đạo đức cách mạng của người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

  1. Trung với nước, hiếu với dân
  2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
  3. Tinh thần quốc tế trong sáng
  4. Cả 3 phẩm chất nêu trên

Câu 38. Chọn phương án đúng trả lời cho câu hỏi sau: Lực lượng giải phóng dân tộc gồm:

  1. Công nhân, nông dân
  2. Toàn dân tộc
  3. Công nhân, tiểu tư sản
  4. Công nhân, nông dân, trí thức

Câu 39. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví những đức tính nào của con người như trời có bốn mùa, đất có bốn phương?

  1. Cần, kiệm, liêm, chính
  2. Trung với nước, hiếu với dân
  3. Chí công vô tư
  4. Có nghĩa, có tình

Câu 40: Câu nói nào dưới đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ:

  1. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
  2. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên
  3. Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
  4. Tất cả các câu nói trên

PHẦN TỰ LUẬN: Đồng chí cho biết: Những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với Đảng, Nhà nước ta hiện nay? Bằng lý luận và thực tiễn đồng chí hãy đề ra giải pháp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng?(*)

Trên đây, Hoatieu.vn đã đưa ra Đáp án cuộc thi "tìm hiểu tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Quảng Ngãi". Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Đánh giá bài viết
4 2.400
Đáp án thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm