Cách tính tiền trực tết của giáo viên
Cách tính lương trực Tết của giáo viên
Tiền trực ngày lễ của giáo viên được quy định như thế nào, chế độ trực ngày lễ tết của giáo viên được quy định ra sao là vấn đề được nhiều thầy cô thắc mắc mỗi dịp trực Tết hay các ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5. Dưới đây là mức tiền trực ngày lễ theo đúng quy định của pháp luật, HoaTieu.vn xin được chia sẻ đến các bạn.
1. Quy định về tiền trực ngày Tết, ngày lễ của giáo viên
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012
"Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày."
Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 về làm thêm giờ:
Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ."
Điều 115 Bộ luật này quy định:
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây: Tết Dương lịch 1 ngày; Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch); Ngày Quốc tế Lao động 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch); Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2/9 dương lịch); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch). Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Như vậy, trong trường hợp làm thêm giờ phải có sự đồng ý của người lao động. Hơn nữa theo quy định tại Điều 97 của Luật này, khi làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương, bạn sẽ được trả thêm một khoản tiền bằng 300% tiền lương của ngày nghỉ đó. Như vậy, trường hợp làm việc vào những ngày trên, người lao động (giáo viên) sẽ nhận được mức lương tối thiểu bằng 400% mức lương làm việc ngày thường.
2. Cách tính lương trực Tết của giáo viên
Như đã phân tích, nghỉ Tết là một trong những quyền lợi của giáo viên. Vì vậy, nếu đến trường trực Tết, giáo viên sẽ được coi là làm thêm giờ. Khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức quy định về chế độ tiền lương của viên chức như sau:
Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, giáo viên đến trường trực Tết theo yêu cầu của nhà trường sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ. Cụ thể, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Quy định trên được hướng dẫn cụ thể tại các Điều 55, 56, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, tiền lương trực Tết của giáo viên sẽ được tính theo công thức:
- Tiền trực Tết vào ban ngày:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất là 300% x Số giờ làm thêm
- Tiền trực Tết vào ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất là 300% | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ tết có hưởng lương | x | Số giờ làm thêm vào ban đêm |
3. Ép giáo viên trực Tết, bị phạt đến 25 triệu đồng
Việc yêu cầu trực Tết khi giáo viên không đồng ý là vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động.
Tại Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt các vi phạm về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Trong đó, Điều 107 Bộ luật Lao động quy định về làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt như: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa….
Như vậy, việc yêu cầu trực Tết mà không được giáo viên đồng ý có thể bị phạt tới 25 triệu đồng.
Tham khảo thêm
Quyết định 1130/QĐ-BGDĐT 2019
Bảng chức danh nghề nghiệp viên chức
Mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp 2019
Những điểm mới trong Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học
Quyết định 467/QĐ-TTg 2019
Hệ số lương Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mới nhất 2024
Nghị định 34/2019/NĐ-CP
Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Cách tính tiền trực tết của giáo viên
119,4 KB 21/01/2021 5:27:00 CHTải file định dạng .doc
35 KB 02/05/2019 1:56:07 CH
Gợi ý cho bạn
-
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024
-
Cách đổi biển 3 số 4 số sang biển số định danh online
-
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội sinh viên Việt Nam đã phát động phong trào gì?
-
Thứ 7 trạm y tế có làm việc không?
-
Blgđ là gì?
-
Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp 2024 mới nhất
-
Bảng giá đất Thành phố Hồ Chí Minh 2024 (mới nhất)
-
Người bao nhiêu tuổi không được uống rượu bia?
-
Tại sao học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?
-
Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu là bản chất kinh tế của nền dân chủ nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27