Mẫu nhận xét học sinh Tiểu học môn Âm nhạc theo Thông tư 27

Cách ghi nhận xét học bạ môn Âm nhạc theo Thông tư 27 là mẫu tài liệu được Hoatieu.vn sưu tầm sẽ giúp các thầy cô giáo viên Tiểu học có tài liệu tham khảo khi nhận xét, để đánh giá nhận xét kết quả học tập, năng lực và phẩm chất, ý thức học sinh sau mỗi kỳ học, mỗi năm học.

Trong năm học 2023-2024 học sinh tiểu học sẽ thực hiện đánh giá xếp loại theo Thông tư 27 đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4. Nhằm giúp các thầy cô linh hoạt hơn trong việc đưa ra những lời nhận xét đánh giá cuối học kỳ và cuối năm đối với học sinh tiểu học. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu nhận xét năng lực đặc thù môn âm nhạc, nhận xét môn Âm nhạc theo Thông tư 27, lời nhận xét môn Âm nhạc Tiểu học... mời các thầy cô cùng tham khảo.

Bài viết đã được Hoatieu tìm hiểu, cập nhật thêm để phù hợp hơn với năm học mới 2023 - 2024

Lời nhận xét môn Âm nhạc lớp 1, 2, 3 theo Thông tư 27

1. Tiêu chí đánh giá môn Âm nhạc tiểu học theo Thông tư 27

Theo thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, học bạ là tài liệu dùng để ghi & đánh giá kết quả học tập của học sinh. Môn Âm nhạc nằm trong mục "1. Môn học và hoạt động giáo dục", khi ghi nhận xét học bạ môn Âm nhạc theo Thông tư 27, thầy/cô cần đảm bảo thực hiện theo các tiêu chí sau:

- Trong cột "Mức đạt được": Ghi ký hiệu là T, nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; ghi ký hiệu là H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành"; ký hiệu là C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Trong cột "Điểm KTĐK":

+ Đối với các môn học có Bài kiểm tra định kỳ: Ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học

+ Đối với học sinh được kiểm tra lại: Ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

- Trong cột "Nhận xét":

+ Ghi những điểm nổi bật của học sinh. Ví dụ: Sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với môn học, hoạt động giáo dục của học sinh.

+ Ghi những nội dung, kỹ năng mà học sinh chưa hoàn thành trong môn học, hoạt động cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).

Môn học và hoạt động giáo dụcMức đạt được 

Điểm KT ĐK

Nhận xét

..........................................................................

..........................................................................

Nghệ thuật (Âm nhạc)

2. Cách Ghi Nhận Xét Học Bạ Môn Âm Nhạc Theo Thông Tư 27

Môn âm nhạc là môn nghệ thuật năng khiếu, do đó cách ghi nhận xét học bạ môn âm nhạc cũng có vài điểm khác biệt so với các môn học tự nhiên, xã hội. Với học sinh hoàn thành tốt bài học, có lời khen khích lệ các em có năng khiếu, khả năng cảm thụ âm nhạc tốt; với học sinh chưa hoàn thành, giáo viên cần động viên các em tự tin hơn để thể hiện khả năng của mình. Bởi mục đích chính của môn học là giúp các em hiểu về âm nhạc, biết yêu và cảm thụ âm nhạc. Dưới đây là một số mẫu nhận xét năng lực đặc thù môn âm nhạc theo Thông tư 27:

- Em tự tin, trình diễn bài hát tốt, thể hiện được cảm xúc qua lời bài hát.

- Em biết cách vận động theo nhịp điệu bài hát.

- Em có thể nghe, đọc đúng cao độ, trường độ và gõ đệm khi tập đọc nhạc.

- Em hoàn thành khá tốt mọi nội dung của chương trình học.

- Em thể hiện năng khiếu với môn âm nhạc, tự tin thể hiện khả năng hát của mình, có thể điều chỉnh giọng hát và biểu hiện cảm xúc khi hát.

- Có thể đọc bài đọc nhạc kết hợp với gõ đệm hoặc kí hiệu trên bàn tay.

- Biết đánh giá, nhận xét công bằng phần trình diễn của các bạn trong lớp.

- Có khả năng hát đơn ca, hát song ca và hát tốp ca.

- Hát đúng lời các bài hát, hát hay, biết kết hợp các động tác phụ họa phù hợp.

- Em biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách...

HTT

- Học sinh thể hiện được năng kiếu về âm nhạc, thuộc lời bài hát nhanh, phong thái tự tin khi biểu diễn, biết thể hiện cảm xúc của bài hát.

- Hoàn thành xuất sắc môn học, học sinh thuộc lời và giai điệu bài hát, biết cách trình diễn bài hát hay.

- Giọng hát khỏe, biểu diễn tự nhiên, biết kết hợp với gõ đệm nhịp nhàng chính xác.

HT

- Học sinh hiểu được khái niệm cơ bản về âm nhạc, biết theo chỉ dẫn của giáo viên thực hiện các hoạt động hát, múa, vỗ tay đơn giản.

- Học sinh có sự tiến bộ qua thời gian rèn luyện, hát tốt các bài hát.

- Học sinh biết đọc tên nốt nhạc, hát đúng giai điệu.

- Học sinh có chất giọng khá tốt, hát đúng nhịp điệu, lời ca, hoàn thành nhiệm vụ môn học.

CHT

- Học sinh cần tập luyện thêm để hoàn thành môn học.

- Con cố gắng hơn nhé!

- Con tự tin lên nhé, cô tin con sẽ hát tốt hơn!

3. Lời nhận xét môn Âm nhạc lớp 1, 2, 3, 4 theo Thông tư 27

Nhận xét

- Nhớ được tên bài hát, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát

- Biết quan sát, lắng nghe, mô tả và thể hiện được các âm thanh trong câu chuyện.

- Em có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng

- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát

- Biết hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

- Nhớ tên các nốt nhạc và đọc được bài đọc nhạc.

- Biết đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

- Biết phân biệt và thể hiện được yếu tố to – nhỏ.

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát bằng nhiều cách.

- Biết đọc nhạc kết hợp nhạc đệm theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, ...

- Thể hiện được yếu tố sắc thái to nhỏ khi thể hiện bài hát.

- Thể hiện được yếu tố sắc thái to nhỏ khi thể hiện bài đọc nhạc.

- Biết đọc nhạc và chơi trò chơi âm nhạc.

- Nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát

- Cảm nhận được cảnh đẹp có trong bài hát.

- Thể hiện được các yếu tố âm thanh cao – thấp.

- Biết yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và con người Việt Nam.

- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát.

- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu của bài hát.

- Biết hát bằng nhiều hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, ...

- Biết cảm thụ và gõ đệm theo khi nghe bài hát (nghe nhạc)

- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu bằng nhiều hình thức khác nhau như: Đơn ca, song ca, tốp ca, ...

- Biết phân biệt âm thanh cao – thấp và biết thể hiện vận động theo ý thích khi nghe nhạc.

- Biết điều chỉnh giọng và thể hiện yếu tố to nhỏ, cao thấp khi hát và đọc câu nhạc.

- Biết thể hiện tình yêu đối với thầy cô, bạn bè và mái trường.

- Biết đọc bài đọc nhạc kết hợp vận động theo nhịp.

- Biết nghe và vận động theo giai điệu bài hát.

- Cảm nhận được tình cảm kính yêu, trân trọng Thầy cô, bạn bè và mái trường khi nghe bài hát.

- Biết hát kết hợp nhạc đệm, vận động theo nhịp bằng nhiều hình thức như: Đơn ca, song ca, tốp ca, ... thể hiện được tính chất âm nhạc của bài hát.

- Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Biết vận động theo ý thích và chơi trò chơi âm nhạc.

- Biết hát kết hợp nhạc đệm, vận động theo nhịp điệu của bài hát.

- Biết sử dụng trống con gõ theo hình tiết tấu và gõ đệm cho bài hát.

- Nghe, cảm nhận và vận động được theo giai điệu bản nhạc.

- Biết gõ theo các mẫu tiết tấu.

- Biết kể lại và trình diễn các bài hát ở các chủ đề đã học bằng nhiều hình thức.

- Biết tự lựa chọn và biểu diễn một bài hát,

- Đọc bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc kí hiệu bàn tay,

- Hát kết hợp vận động hoặc gõ đệm bằng nhạc cụ, ...

- Biết nhận xét và đánh giá đồng đẳng về các phần trình diễn của bạn bè.

4. Mẫu nhận xét học sinh Tiểu học môn Âm nhạc

- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, biết thể hiện sắc thái bài hát

- Biết biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát.

- Biết đọc cao độ, trường độ của các bài Tập đọc nhạc.

- Ghép được lời ca bào Tập đọc nhạc, gõ đệm nhịp nhàng.

- Mạnh dạn , tự tin thể hiện được cảm xúc của mình qua bài hát.

- Hát rõ lời, đúng giai điệu các bài hát, biết kết hợp vận động phụ hoạ.

- Đọc được đúng cao độ và tiết tấu của các bài Tập đọc nhạc.

- Biết đọc cao độ, trường độ, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm bài TĐN.

- Hát đúng giai điệu, thuộc lời các bài hát,

- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách.

- Biết gọi tên nốt, kết hợp nốt trên khuôn nhạc, hát đúng giai điệu.

- Thuộc lời ca và hát lại được các bài hát đã học kết hợp vận động phụ hoạ.

- Biết giá trị độ dài của hình nốt đã học, biết thể hiện hình tiết tấu có các nốt đã học.

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.

+ Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng.

+ Biết thể hiện tình cảm của mình vào bài hát.

+ Hoàn thành các nội dung của môn học.

+ Mạnh dạn, tự tin thể hiện bài hát rất hay.

+ Hát đúng lời các bài hát, biết kết hợp vận động phụ hoạ.

+ Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng.

+ Biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát kết hợp với gõ đệm nhịp nhàng chính xác.

+ Hoàn thành các nội dung của môn học. Hát đúng giai điệu và cảm thụ âm nhạc tốt.

Hoàn thành tốt

- Hát hay, biểu diễn tự nhiên.

- Có năng khiếu hát và biểu diễn đẹp.

- Giọng hát khỏe, trong. Biểu diễn tự tin.

- Hát đúng giai điệu và cảm thụ âm nhạc tốt.

- Mạnh dạn, tự tin thể hiện bài hát rất hay.

- Biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.

- Hát hay và kết hợp với gõ đệm nhịp nhàng chính xác.

- Hát đúng giai điệu kết hợp trò chơi âm nhạc.

- Hát hay, biểu diễn tự nhiên.

- Có năng khiếu hát và biểu diễn đẹp.

- Giọng hát khỏe, trong. Biểu diễn tự tin.

- Hát đúng giai điệu và cảm thụ âm nhạc tốt.

- Mạnh dạn, tự tin thể hiện bài hát rất hay.

- Biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.

- Thuộc lời, hát được các bài hát đã học

- Hát đúng giai điệu kết hợp trò chơi âm nhạc.

Hoàn thành

- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát.

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát.

- Hoàn thành các nội dung của môn học.

- Hát đúng lời các bài hát, biết kết hợp gõ đệm.

- Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng.

- Thuộc lời, hát được các bài hát đã học

- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách.

- Hát rõ lời, đúng giai điệu các bài hát.

- Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát.

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát.

- Hoàn thành các nội dung của môn học.

- Hát đúng lời các bài hát, biết kết hợp gõ đệm.

- Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng.

- Thuộc lời, hát được các bài hát đã học

- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách.

- Hát rõ lời, đúng giai điệu các bài hát.

5. Mẫu nhận xét môn âm nhạc tiểu học học kỳ 1

Lời nhận xét môn âm nhạc là những nhận xét năng lực đặc thù. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện cảm xúc, phản ánh tâm tư, tình cảm của con người. Mục đích của môn âm nhạc trong trường tiểu học không phải đào tạo học sinh thành ca sĩ, nhạc sĩ, bởi không phải học sinh nào cũng có năng khiếu trong môn học này. Âm nhạc dạy trong trường tiểu học góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức - trí - thể - mỹ; học sinh nắm được nội dung cơ bản các kiến thức về âm nhạc. Do đó, lời nhận xét môn Âm nhạc tiểu học theo Thông tư 27 cần khích lệ các em hiểu về âm nhạc, biết yêu và cảm thụ âm nhạc trong cuộc sống.

Đây là đánh giá định kỳ nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Khi đánh giá HS, c ần bám sát những nội dung sau :

+ Hát : Hát đúng, thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm bài hát.

+TĐN: Biết đọc và đọc đúng cao độ, trường độ, ghép được lời ca.

+ Phát triển khả năng âm nhạc :Nghe, biết phân biệt dân ca các miền, nhận biết và gọi tên một vài nhạc cụ dân tộc.

+ Các hoạt động khác : thực hiện vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca, biết vận động phụ hoạ và tích cực tham gia biểu diễn bài hát.

+ Thái độ : Có hứng thú và tích cực học tập âm nhạc.

Dưới đây là một số đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành, hoàn thành tốt của giáo viên âm nhạc dành cho học sinh tiểu học trong học kỳ 1:

HT

HTT

Biết tên tác giả, nội dung và ý nghĩa giáo dục của mỗi bài hátBiết xây dựng và bước đầu có ý tưởng về các động tác vận động phụ họa cho bài hát.
HS biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát đã học. Biết hát kết hợp với 3 hình thức gõ đệm.HS biết trình diễn bài hát kết hợp với các động tác vận động phụ họa.
HS biết lắng nghe giữ gìn nề nếp lớp học, Tham gia tích cực các hoạt động của nhóm, lớp.Có ý thức xây dựng nhóm, có ý tưởng vận động cho các hoạt động của nhóm.
Biết xây dựng và bước đầu có ý tưởng về các động tác vận động phụ họa cho bài hát.Thường xuyên phát biểu và giữ gìn nề nếp lớp học. Mạnh dạn trong các HĐ trình diễn kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ.
Hát kết hợp 3 hình thức gõ đệm, trình diễn được các động tác vận động phụ họa cho bài hát. Biết xây dựng nội dung và ý nghĩa giáo dục của mỗi bài hát.Biết xây dựng động tác vận động phụ họa cho bài hát, tham gia tích cực trong việc luyện tập của nhóm. Trình diễn kiểm tra mạnh dạn, tự tin.

HS hát đúng giai điệu và lời ca của 5 bài hát.

Đọc đúng cao độ, trường độ 4 bài tập đọc nhạc.

Xây dựng được các động tác vận động phụ họa đơn giản cho bài hát, tham gia tích cực trong việc luyện tập của nhóm. Trình diễn kiểm tra mạnh dạn, tự tin.

Phân biệt được dân ca các vùng, miền.

Trình diễn có âm sắc, rõ lời và đúng giai điệu.

Biết giữ gìn vệ sinh và nề nếp lớp học. Tiếp thu bài tốt nhưng cần tập trung hơn

Có ý thức xây dựng bài tham gia tốt các hoạt động của nhóm.

Có khả năng điều chỉnh giọng hát và biểu hiện yếu tố lớn - nhỏ, cao - thấp khi hát và đọc câu nhạc.
Biết hát kết hợp với vận động theo nhịp điệu thông qua các hình thức khác nhau như đơn ca, song ca, tốp ca, ...Biết nhận xét và đánh giá công bằng về các phần trình diễn của bạn bè.

- Hát đúng lời các bài hát, biết kết hợp gõ đệm.

- Hoàn thành các nội dung chương trình của từng bài trong tháng.

Biết yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam qua các bài hát.

- Biết tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.

- Biết giá trị độ dài của hình nốt đã học

- Biết thể hiện hình tiết tấu có các nốt đã học.

- Biết gọi tên nốt, kết hợp nốt trên khuôn nhạc

- Tự tin thể hiện được sắc thái của bài hát

- Hát hay và kết hợp với gõ đệm nhịp nhàng chính xác.

- Hát đúng giai điệu kết hợp trò chơi âm nhạc.

- Hát lại được các bài hát đã học kết hợp vận động phụ hoạ.

- Ghép được lời ca bài Tập đọc nhạc, gõ đệm nhịp nhàng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
12 73.473
0 Bình luận
Sắp xếp theo