Cách viết thông cáo báo chí 2022

Tải về

Các bước viết thông cáo báo chí

Thông cáo báo chí là một văn bản thông tin chính thức gửi đến các nhà báo hay cơ quan thông tấn báo chí nhằm thông báo tin tức về các sự kiện, quảng bá, giải thưởng, sản phẩm và dịch vụ mới... Mời các bạn tham khảo cách viết thông cáo báo chí dưới đây.

Thông cáo báo chí là bản tóm tắt những sự thật về một chương trình hay một vấn đề mà bạn muốn giới truyền thông quan tâm. Chúng được viết theo một mẫu chuẩn. Tiêu chí chính của một thông cáo báo chí là nó phải chứa tin.

Cấu trúc một Thông cáo báo chí

Theo đó, một bản TCBC phải chứa trong nó đầy đủ các yếu tố sau:

1. Who: Ai

2. What: Cái gì

3. Where: Ở đâu

4. Why: Vì Sao

5. When: Khi nào

6. How: Như thế nào

Thường trong một bản TCBC, thông tin quan trọng nhất của sự kiện được đặt ở đầu tiên.

Phần đầu Thông cáo báo chí là thông tin có mức độ quan trọng nhất và chưa đựng đầy đủ 5W+1H. Mở đầu thông cáo báo chí, bao giờ cũng có thông tin Liên hệ (chữ nghiêng, cỡ chữ nhỏ hơn phần nội dung chính); Sau đó viết Tiêu đề (chữ in hoa, nghiêng, đậm); Ngày… tháng… năm; Và tiếp theo là nội dung chính.

Phần tiếp theo sẽ là nội dung chi tiết hóa phần đầu, Cuối cùng là thông tin doanh nghiệp, tổ chức phát thông cáo báo chí và thông tin liên hệ.

Cách viết thông cáo báo chí

Hình thức trình bày Thông cáo báo chí

Thông thường, nội dung thông cáo báo chí nên ngắn gọn trong 1 trang. Cuối bài nên có lời cảm ơn và cung cấp thông tin liên hệ, địa chỉ, số điện thoại, email.

Ví dụ mẫu trình bày như sau:

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Tên sự kiện

Phát hành ngày:

Tên đơn vị tổ chức:

Thời gian diễn ra sự kiện:

Địa điểm tổ chức:

Nội dung cụ thể sự kiện:

Chi tiết đơn vị tổ chức:

Thông tin liên hệ cụ thể:

Tên người đại diện truyền thông của doanh nghiệp:

Tên công ty:

Số điện thoại:

Số fax:

Địa chỉ email:

Chú ý khi trình bày

Thông Cáo Báo Chi Thường dài từ 1 trang đến 2 trang A4, xuất bản, in ấn trên giấy 1 mặt

Cách dòng rõ ràng, canh lề chuẩn

Nếu cần chèn header và footer về thông tin doanh nghiệp (logo, tên DN) thì cần phải thật đơn giản, ngắn gọn.

Dưới tiêu đề, cần phải ghi rõ về vùng miền (HCM, Hà Nội) và ngày tháng ra TCBC. Ví dụ: TP.HCM, ngày 17/05/2018.

Cuối TCBC, bắt buộc phải có thông tin liên lạc, và nhất là người đại diện đưa ra TCBC này.

Những yếu tố cần đảm bảo trong một TCBC:

Sử dụng tiêu đề sinh động thu hút sự chú ý của phóng viên, TCBC nên đưa các thông tin quan trọng lên đầu, tránh những lời công bố cường điệu và không có bằng chứng. Nội dung đi thẳng vào vấn đề, có địa chỉ liên lạc. Nên hạn chế sử dụng biệt ngữ...

Những điều cần lưu ý trước khi viết TCBC

- Hiểu tổng quan về báo chí: Cách viết tin, bài, thu thập tin tức, phỏng vấn và một số mô hình khi viết tin của nhà báo.

- Hiểu đặc thù của những báo, đài nhận TCBC: Mỗi tờ báo thường ưu tiên đưa những tin tức khác nhau, VD báo Tuổi Trẻ ưu tiên những tin tức về Giáo dục, từ thiện; báo Sài Gòn Giải phóng ưu tiên đưa tin tức về chính trị…

- Hiểu rõ nội dung cần viết TCBC: Để viết được TCBC tốt và nhanh chóng, người viết TCBC cần có những hiểu biết nhất định liên quan đến nội dung cần viết TCBC.

- Chủ đề của TCBC là gì: Xác định được chủ đề rồi thì TCBC sẽ được viết rất rõ ràng, không lan man.

- Hiểu rõ mục đích thông tin của TCBC: Người viết TCBC cần xác định xem doanh nghiệp/tổ chức muốn đạt được điều gì qua TCBC.

- Tổng hợp thông tin, số liệu, dữ liệu đưa vào TCBC.

Sau khi viết TCBC:

Khi TCBC hoàn thành, bạn nên kiểm tra thật tỉ mỉ thông tin, chính tả, biểu đồ, độ dài của đoạn văn, sự rõ ràng.

Chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

TCBC trả lời được các vấn đề mà chúng ta muốn thông báo chưa?

TCBC có ngắn gọn chưa? TCBC đã được đọc kỹ và duyệt trước khi in chưa?

TCBC này nên gửi đến cơ quan báo chí nào?

Về mặt trình bày, một TCBC thường dài từ 1 trang đến 2 trang A4, được xuất bản, in ấn trên giấy 1 mặt, cỡ chữ 12, cách dòng rõ ràng (1,5 hoặc 2 line), căn lề chuẩn. Tiêu đề của TCBC được in đậm, viết chữ in hoa toàn bộ tiêu đề. Nếu TCBC dai hơn 1 trang A4 thì ghi cuối trang dòng chữ “còn tiếp”, “xem trang sau”, khi nào hết bài, nên ghi là “hết”. Ví dụ: (còn tiếp), (hết)./.

Đánh giá bài viết
1 5.027
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm