Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS21

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS21 - Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS21 - Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học. Bài viết nêu rõ cách bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học tại trường THCS. Mời các thầy cô tham khảo.

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN

Năm học………..

Modul 21: BẢO QUẢN, SỬA CHỮA, SÁNG TẠO THIẾT BỊ DẠY HỌC

(15 tiết)

I. Các nội dung tự học trong mô đun 21:

1. Giới thiệu tổng quan

Bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết và quan trọng trong moi nhà trường. Nếu không thục hiện tổt công tác bảo quản thì thiết bị sẽ dễ bị hư hỏng mất mát làm lãng phí tiền của, công sức, làm ảnh hường đến chất lượng, hiệu quả sử dụng TBDH. Bảo quản TBDH phải đuợc thực hiện theo đứng quy chế quản lí tài sản cửa Nhà nước, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra hằng năm,... TBDH phải đuợc sắp đặt khoa học để tiện sử dụng và có các phuơng tiện bảo quân như: Tủ, giá, hòm, kệ,..., vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy. Cần có hệ thống sổ sách quản lí việc trang bị TBDH theo từng học kì, từng năm học; hệ thống sổ sách quản lí việc mượn, trả TBDH của GV để nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm. Khi mất mát, hỏng hóc TBDH phải có biện pháp xử lí thích hợp. TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, thực hiện việc bảo quản theo chế độ phù hợp đối với từng loại TBDH. Quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường,... ảnh hương đến việc bảo quản, chất lương cửa từng loại TBDH, đặc biệt là các loại TBDH có ứng dụng CNTT&TT hiện đại và đất tiền như: máy chiếu đa năng, máy vi tính, bảng thông minh,... Việc bảo quản cũng phải tuân theo hướng dẫn cửa nhà sản xuất TBDH (theo Catalogue) và tuân thủ những quy trình chung về bảo quản. Các thiết bị thí nghiệm độc hại, gây ô nhiễm phải được bố trí và xử lí theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Những TBDH đã hỏng, không thể sửa chữa để tiếp tục sử dụng thì có thể tổ chức lập biên bản thanh lí, tiêu hủy. Bố trí kinh phí để mua sắm vật tư, vật liệu bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao theo định kì bảo dưỡng, bảo quản.

Cùng với việc đầu tư mua sắm mới các loại TBDH, các trường THCS phải đặc biệt lưu ý thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các TBDH hiện có, vừa không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Như vậy chứng ta sẽ đảm bảo tiết kiệm và sử dụng hiệu quả đuợc nguồn kinh phí mua sắm TBDH. Phát động sâu rộng trong các trường THCS phong trào GV tự chế tạo TBDH đơn giản, rẻ tiền, sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học tích cực.

2. Nhận biết các loại thiết bị

Hệ thống các môn học ở trường THCS, trừ 3 môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, các môn học còn lại được gọi là các môn học khác, bao gồm: Toán học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Thể dục, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (Tiếng nước ngoài), Mĩ thuật, Âm nhạc.

Hệ thống TBDH của các môn học từ lớp 6 đến lóp 9 được quy định trong các Danh mục TBDH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo các quyết định.

Hệ thổng TBDH tối thiểu của các bộ môn này, bao gồm các loại hình thiết bị cơ bản sau: mô hình; tranh ảnh; bản đồ, luợc đồ; băng đĩa; dụng cụ; mẫu vật. Ngoài ra còn có hoá chất và vật liệu tiêu hao, tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà có kế hoạch mua sắm phù hợp. Đồng thời, ở các trường còn có hệ thống các TBDH tự làm nên các loại hình thiết bị sẽ phong phú, đa dạng hơn.

3. Các loại hình thiết bị dạy học:

- TBDH ở trường trung học cơ sở = TBDH dùng chung 4 - TBDH bộ môn

- TBDH dùng chung (hay còn gọi là phương pháp kĩ thuật dạy học) là: máy tính,

máy chiếu đa năng, máy chiếu qua đầu, vô tuyến truyền hình, đầu Video, bảng

thông minh,...

- TBDH bộ môn bao gồm các loại hình chính như sau:

Tranh ảnh giáo khoa.

- Bản đồ, biểu bảng giáo khoa, bản đồ tư duy đuợc thiết kế bằng tay qua sử dụng giấy AO, A4, bút màu.

- Mô hình, mẫu vật, vật thật để dạy học.

- Dụng cụ, hoá chất thí nghiệm.

- Phim đèn chiếu.

- Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu.

- Băng, đĩa ghi âm.

- Băng hình, đĩa hình.

- PMDH, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng.

- Giáo án dạy học tích cực điện tử.

- Website học tập.

- Phòng thí nghiệm ảo.

- Mô hình dạy học điện tử.

- Thư viện ảo/Thư viện điện tử.

- Bản đồ tư duy (BĐTD) được thiết kế bằng phần mềm Freemind, bản đồ điện tử

4: Tăng cường thiết kế thiết bị dạy học tự làm

Thí nghiệm là phuơng tiện nhận thức, là nguồn tri thức và không thể thiếu trong hoạt động nhận thức của HS. Thí nghiệm là phuơng tiện trực quan giúp HS dễ hiểu hơn các hiện tượng. Thí nghiệm đã làm cho các kiến thức gần gũi hơn với thực tiến sản xuất và đời sống của HS. vì tác dụng nhiều mặt cửa thí nghiệm như vậy nên không thể học mà không có thí nghiệm. Tình trạng thiếu dung cụ thí nghiệm ở các truờng THCS đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học. Tình trạng dạy chay, học chay khiến cho HS không hình dung đuợc các quá trình, các diễn biến của các hiện tượng hay sự biểu hiện của các tính chất, khi đó không khí lớp học trở nên đơn điệu, HS thiếu hứng thú học tập và tất yếu dẫn đến hiệu quả giờ học thấp.

5: Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học ở trường trung học cơ sở

Tác dụng cùa bản đồ tư duy

Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động cửa bộ não, BĐTD sẽ giúp HS:

- Sáng tạo hơn.

- Tiết kiệm thời gian.

- Ghi nhớ tốt hơn.

- Nhìn thấy búc tranh tổng thể.

- Tổ chức và phân loại suy nghĩ.

- Lập kế hoạch và giám sát công việc.

- Tổ chức và lưu trữ các tài liệu một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm.

Tổ chức và phát huy hiệu quả sự sáng tạo và đóng góp của từng thành viên khi

làm việc theo nhóm.

II. Quá trình học tập và rút ra kết quả:

Nội dung 1: Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH

Trong quá trình dạy học người dạy cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học. Vì thiết bị dạy học là cộng cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. Thiết bị dạy học sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng thực hành, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học sinh..

Nội dung 2: Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho học sinh thực hiện bảo quản thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là rất cần thiết đối với việc dạy học. Vì vậy, vấn đề bảo quản và sử dụng hợp lí thiết bị dạy học là điều đáng quan tâm. Bảo quản các thiết bị dạy học bằng cách phân loại, sắp xếp và lau chùi phù hợp đối với từng loại thiết bị. Thường xuyên kiểm tra để khắc phục những hư hỏng.

Nội dung 3: Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH

Giáo viên cần nắm được thông tin về TBDH và biết cách sửa chữa các TBDH

Nội dung 4: Cải tiến và sáng tạo TBDH

Thiết bị dạy học tự làm (TBDHTL) là loại TBDH do giáo viên chế tạo mới hoặc cải tiến từ một TBDH đã có hoặc qua sưu tầm tư liệu hiện vật mà có. TBDHTL có nguyên lí cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện bài dạy của giáo viên làm ra, do đó khi được sử dụng thường cho hiệu quả cao và thiết thực.

III. Kết luận:

Sau khi nghiên cứu kĩ module này, tôi nhận thấy rằng:

Bản thân tôi đã bảo quản TBDH một cách khoa học, khắc phục được những hư hỏng. Trong năm nay tôi đã làm một số đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy như in tranh chân dung tác giả phục vụ việc dạy văn bản.

Tự nhận xét đánh giá: Học tập và thực hiện theo đúng nội dung bồi dưỡng

KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

GIÁO VIÊN

Đánh giá bài viết
1 5.950
0 Bình luận
Sắp xếp theo