Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS22

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS22 - Sử dụng một số phần mềm dạy học

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS22 - Sử dụng một số phần mềm dạy học để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ khái niệm của phần mềm dạy học, vai trò của phần mềm trong dạy học, phân loại phần mềm dạy học... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THCS22: Sử dụng một số phần mềm dạy học

Năm học: ..............

Họ và tên: .....................................................................................................

Đơn vị: ..........................................................................................................

PMDH là phần mềm ứng dụng được dung trong quá trình dạy học với khối lượng thong tin chọn lọc, phong phú và có chất lượng cao giúp việc học tập của HS diễn ra sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu và giáo viên có điều kiện dạy học phân hóa, cá thể hóa nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi học sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên và việc tìm hiểu, tự học với nhu cầu, hứng thú, năng lực, sở thích của từng học sinh. Do đó PMDH là phương tiện quan trọng góp phần thực hiện được những đổi mới căn bản về nội dung và PPDH nhằm hình thành ở HS năng lực làm việc, học tập một cách độc lập, thích ứng với xã hội hiện đại.

1. Nội dung 1: VAI TRÒ CỦA PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phần mềm dạy học

Phần mềm là chương trình được lập trình và cài đặt vào máy tính để người dung điều khiển phần cứng hoạt đọng nhằm khai thác các chức năng của máy tính và xử lý CSDL. Trong lĩnh vực giáo dục, ngoài những phần mềm được cài đặt trong máy vi tính còn có những phần mềm công cụ được giáo viên sử dụng, khai thác nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học, gọi là PMDH như : phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử, phần mềm thí nghiệm, phần mềm toán học, phần mềm thi trắc nghiệm…

PMDH với khỏi lượng thông tin chọn lọc, phong phú và có chất lượng cao hơn hẳn các loại phương tiện truyền thông khác (sách, báo, tranh ảnh, bản đồ, phlời đèn chiếu,...). PMDH có thể được tra cứu, lựa chọn, sao chép, in ấn, thay đối tốc độ hiển thị một cách nhanh chóng, dễ dàng theo ý muốn của người sử dụng, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và việc tìm hiểu, tự học phù hợp với nhu cầu, hứng thứ, năng lực, sở thích của từng HS. Bên cạnh đó PMDH còn có khả năng thông báo kịp thời các thông tin phản hồi, kết quả học tập, nguyên nhân sai lầm,... của HS một cách khách quan và trưng thực. Do đó PMDH là phương tiện dạy học quan trọng tạo điều kiện thực hiện được những đối mới căn bản về nội dung, PPDH nhằm hình thành ở HS năng lực làm việc, học tập một cách độc lập, thích ứng với xã hội hiện đại

Một số PMDH biết hoặc đã sử dụng: Microsoft PowerPoint, Geometry sketchpad, phần mềm Toán học Maple

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu những tác động của phần mềm đến quá trình dạy học

- Tác động tới nội dung dạy học: Khác với dạy học truyền thống nội dung dạy học bao gồm toàn bộ những tri thức trong sách giáo khoa, trong dạy học có sự hỗ trợ của PMDH, nội dung dạy học bao gồm toàn bộ những tri thức đã được tinh giản, cô đọng, chủ yếu nhất của chương trình, đồng thời nó còn bao gồm những tri thức có tính chất mở rộng, cung cấp thêm các tài liệu phong phú, đa dạng, gọn nhẹ,... tuỳ theo các mức độ nhận thức khác nhau. Toàn bộ nội dung môn học đuợc trực quan hóa dưới dạng văn bản, sơ đồ, mô hình, hình ảnh, âm thanh... và được chia thành các đơn vị tri thức tương đối độc lập với nhau.

- Tác động tới PPDH: Các PPDH truyền thống (thuyết trình, vấn đáp...) khó thực hiện được cá thể hóa quá trình dạy học, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá khó thực hiện được thường xuyên, liên tục đối với tất cả HS. PMDH tạo ra môi trường học tập mới - môi trường học tập đa phương tiện có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, tăng cường sự tương tác giữa các thành tố của quá trình dạy học, đặc biệt là sự tương tác giữa thầy- trò, giữa người học - máy. Đồng thời, PMDH có khả năng tạo ra sự phân hóa cao trong dạy học. với PMDH, HS tự lựa chọn nội dung học tập, nhiệm vụ học tập theo tiến độ riêng của mình, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng HS, qua đó hình thành cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nhờ có sự hỗ trợ của PMDH, quá trình học tập của từng HS được kiểm soát chăt chẽ.

Với các phần mềm mở, GV có thể tự xây dụng, tự thiết kế những bài giảng, bài tập cho phù hợp đối tượng HS, cho phù hợp năng lực chuyên môn của mình. Nhờ đó có thể chủ động cải tiến hoặc đối mới PPDH một cách tích cực ở bất kì tình huống nào, nơi nào có máy tính điện tử. Một FMDH, với nhiều công cụ trình diễn, có thể giúp thiết kế một bài giảng hoàn chỉnh theo đúng ý đồ riêng của mỗi GV một cách rõ ràng với những hình ảnh sống động và màu sắc theo ý muốn cho từng bài dạy. Nhở đó, GV có thể hạn chế toi đa thời gian ghi bảng, thay vào đó là làm việc trực tiếp với HS. Với kỹ thuật đồ họa tiên tiến, chúng ta có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tương thực tế mà khó có thể đua ra cho HS thấy trong mỗi tiết học.

- Tác động tôi hình thức dạy học: Đối với quá trình dạy học truyền thống, GV sử dụng hình thức dạy học đồng loạt là chủ yếu, đôi khi có kết hợp với các hình thức dạy học khác như hình thức thảo luận nhóm, hình thức seminar, tham quan học tập... Việc sử dụng PMDH trong tố chức hoạt động nhận thức cho HS làm cho các hình thức tố chức dạy học như trên có những đối mới và việc kết hợp giữa các hình thức dạy học này nhuần nhuyến hơn. với PMDH, hoạt động dạy và học không còn chỉ hạn chế ở trường- lớp, ở bài- bảng nữa, mà cho phép GV có thể dạy học phân hóa theo đối tương, HS học theo nhu cầu và khả năng của minh. PMDH giúp HS tự học tại trường hoặc tại nhà bằng hình thức trực tuyến để năng cao trình độ nhận thức phù hợp với khả năng cá nhân.

- Tác động tới phương tiện dạy học: Việc sử dung PMDH sẽ tạo điều kiện để việc học tập của HS được diễn ra sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu, giúp cho GV có điều kiện dạy học phân hóa, cá thể hóa nhằm năng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi HS.

- Tác động tới kiểm tra, đánh giá: Việc làm bài thi trắc nghiệm khách quan bằng PMDH sẽ giúp HS tăng cường kỹ năng tự kiểm tra, đảm bảo tính khách quan, công bằng trong thi cử, tránh được những ảnh hưởng khách quan (bị khiển trách, chê cười,...); GV có thể dễ dàng thống kê các sai lầm, giúp HS tìm được những nguyên nhân và cách khắc phục. Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời để GV điều chỉnh phương pháp dạy và học.

- Tác động tới kĩ năng của HS: với PMDH, HS được hoạt động trong môi trường dạy học mới, giàu thông tin làm tăng kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp tác và năng lực áp dụng CNTT. vì vậy, PMDH góp phần hình thành được kĩ năng học tập có hiệu quả cho HS. Do HS chiếm lĩnh tri thức đã được cô đọng, tinh giản nên thời gian dành cho lĩnh hội lí thuyết giảm đi nhiều, thời gian luyện tập được tăng lên. Như vậy HS được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện kỹ năng thực hành nhiều hơn và tư duy suy nghĩ nhiều hơn.

2. NỘI DUNG 2: MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI PHẦN MỀM DẠY HỌC

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu những căn cứ để phân loại phần mềm dạy học

- Căn cứ vào mã nguồn: Gồm có phần mềm mã nguồn mở (như phần mềm Moodle, GeoGebra...) và phần mềm mã nguồn đóng (như phần mềm Microsoft PowerPoint, Geometry sketchpad,...).

- Căn cứ vào tính kinh tế: Gồm có phần mềm miễn phí (như phần mềm Test Pro, Free Mind,,...) và phần mềm thương mại (như phần mề Lectora,...).

- Căn cứ vào nội dung: PMDH dùng chung (như phần mềm LectureMaker, Adobe Presenter,...) và PMDH theo môn học (như phần mềm Toán học Maple, phần mềm tiếng Anh English Study,...).

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
2 7.279
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm