Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH30
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH30 - Hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH30 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH30 là bài viết hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở cấp tiểu học vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH34
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH30: Hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam
Năm học: ..............
Họ và tên: .................................................................................................................
Đơn vị: ......................................................................................................................
1. Xác định đề tài:
1.1. Tìm hiểu hiện trạng
Căn cứ vào các vấn đề đang nổi cộm trong thực tế giáo dục ở địa phương như những khó khăn, hạn chế trong D&H, QLGD làm ảnh hưởng đến kết quả dạy và học/giáo dục của lớp mình, trường mình, địa phương của mình:
Ví dụ:
- Hạn chế trong thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá;
- Hạn chế, yếu kém trong sử dụng thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
- Chất lượng, kết quả học tập của học sinh ở một số môn học còn thấp (ví dụ: môn Toán ; Tiếng Việt ...);
- Học sinh chán học, bỏ học;
- Học sinh yếu kém, HS cá biệt trong lớp/ trường;
- Sự bất cập của nội dung chương trình và SGK đối với địa phương
Trong rất nhiều vấn đề nổi cộm của thực tế giáo dục ở địa phương, chúng ta chọn một vấn đề để tiến hành NCKHSPƯD nhằm cải thiện/ thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng.
Ví dụ:
- Làm thế nào để giảm số học sinh bỏ học...?
- Làm thế nào để tăng tỉ lệ đi học đúng giờ đối với số học sinh hay đi học muộn?
- Làm thế nào để nâng cao kết quả học tập của học sinh học kém môn Toán ?
Làm thế nào để giúp học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt hơn môn Tiếng Việt?
Sau khi chọn vấn đề nghiên cứu chúng ta cần tìm hiểu liệt kê các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực trạng và chọn một nguyên nhân để tìm biện pháp tác động.
Ví dụ:
Nguyên nhân của việc học sinh học kém môn toán là:
- Do chương trình môn toán chưa phù hợp với trình độ của học sinh;
- Phương pháp dạy học sử dụng trong môn toán chưa phát huy được tính tích cực của HS;
- Điều kiện, đồ dùng, thiết bị dạy học Toán chưa đáp ứng;
- Phụ huynh HS chưa quan tâm đến việc học của con em mình;
Từ các nguyên nhân trên, ví dụ ta chọn nguyên nhân thứ hai để nghiên cứu, tìm biện pháp tác động.
1. 2. Tìm các giải pháp thay thế
Khi tìm các giải pháp thay thế nên tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo các kinh nghiệm của đồng nghiệp và các tài liệu, bài báo, SKKN, báo cáo NCKH có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình. Đồng thời suy nghĩ, điều chỉnh, sáng tạo tìm ra các biện pháp tác động phù hợp, có hiệu quả.
Ví dụ: Giải pháp thay thế cho nguyên nhân thứ hai ở trên là:
Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn toán.
1. 3. Xác định vấn đề nghiên cứu
Sau khi tìm được giải pháp tác động ta tiến hành xác định vấn đề NC, câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Với ví dụ trên ta có tên đề tài là:
- Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn toán sẽ nâng cao kết quả học tập môn toán của HS tiểu học (lớp 2B trường ... tỉnh...)
- Nâng cao kết quả học tập môn toán cho HS thông qua việc sử dụng PP trò chơi (lớp 2B trường ... tỉnh...)
Với đề tài này chúng ta có các câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu sau:
- Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn toán có nâng cao kết quả học Toán cho HS tiểu học không?
Giả thuyết của Vấn đề nghiên cứu trên là: Có, sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán sẽ nâng cao kết quả học Toán cho HS tiểu học.
2. Lựa chọn thiết kế:
- Thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
Là thiết kế đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt đối với giáo viên tiểu học. Bởi vì thiết kế này không làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của lớp/trường, có thể sử dụng học sinh của cả lớp, tất cả học sinh đều được tham gia vào nhóm nghiên cứu. Hơn nữa với thiết kế này, ngoài việc thu thập dữ liệu qua bảng hỏi/bài kiểm tra, người NC dễ quan sát nhận biết sự thay đổi qua hành vi, thái độ cña HS...
Tuy vậy, thiết kế này chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng, kết quả kiểm tra sau tác động tăng lên so với trước tác động có thể do một số yếu tố khác (ví dụ như học sinh có kinh nghiệm hơn trong việc làm bài kiểm tra; tâm trạng của người sử dụng công cụ đo ở những thời điểm khác nhau nên kết quả khác nhau,...). Do đó, nếu sử dụng thiết kế này thì nên kết hợp căn cứ vào kết quả của bộ phiếu hỏi/bài kiểm tra và qua quan sát, lập hồ sơ cá nhân.
Ví dụ đề tài: "Tác động của việc học sinh THCS hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học đối với hành vi thực hiện nhiệm vụ môn Toán" (do GV Singapore thực hiện). Ở đề tài này, nhóm NC đã tiến hành khảo sát trước tác động và sau tác động (qua bảng phiếu hỏi và qua nhật kí của học sinh) về hành vi của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ trong học tập môn Toán đối với tất cả học sinh tham gia vào quá trình nghiên cứu.
- Thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương.
Thiết kế này sử dụng 2 nhóm nguyên vẹn (toàn bộ 2 lớp học sinh) có sự tương đương để làm nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Đây là thiết kế mang tính thực tế, dễ thực hiện đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên THCS, THPT. Song đối với giáo viên tiểu học thì sẽ gặp khó khăn. Bởi mỗi giáo viên chỉ dạy học trong một lớp (trừ giáo viên các môn đặc thù: Mĩ thuật, Âm nhạc...).
Ví dụ đề tài "Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề "Vật chất và năng lượng" cho học sinh thông qua việc sử dụng một số tệp có định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học" (HS lớp 4 trường tiểu học Sông Đà do GV tỉnh Hòa Bình thực hiện). Nhóm NC chọn 2 lớp: lớp 4A1 làm nhóm thực nghiệm và lớp 4A2 làm nhóm đối chứng. Hai nhóm có sự tương đương nhau về khả năng học tập và tỉ lệ giới tính, dân tộc...
- Thiết kế 3: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.
Yêu cầu bắt buộc là các nhóm ngẫu nhiên phải đảm bảo sự tương đương.
Có thể tạo lập 2 nhóm ngẫu nhiên ở các lớp khác nhau hoặc có thể phân lớp thành 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng vẫn phải đảm bảo sự tương đương. Đây là một thiết kế hiệu quả nhưng rất khó thực hiện, vì nó ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học.
Ví dụ đề tài: "Nâng cao khả năng đánh giá và khả năng giải toán cho học sinh lớp 8 thông qua việc tổ chức cho học sinh đánh giá chéo bài kiểm tra môn Toán" (HS lớp 8 trường thực hành sư phạm Quảng Ninh) nhóm nghiên cứu: chia lớp (trong lớp có 30 em HS) thành 2 nhóm, mỗi nhóm 15 HS. Trình độ của học sinh trong 2 nhóm được xem là tương đương trên cơ sở lựa chọn từ kết quả học tập do giáo viên bộ môn đánh giá. Nhóm nghiên cứu tổ chức kiểm tra trước tác động và sau tác động cho cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
- Thiết kế 4: Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Không cần khảo sát/kiểm tra trước tác động vì các nhóm đã đảm bảo sự tương đương (căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trước khi tác động). Người NC chỉ kiểm tra sau tác động và so sánh kết quả.
Ví dụ đề tài: "Tăng kết quả giải bài tập toán cho học sinh lớp 5 thông qua việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở nhà" (trường tiểu học Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La) nhóm nghiên cứu đã: phân chia lớp (lớp có 30 học sinh) thành 2 nhóm ngẫu nhiên (đảm bảo sự tương đương), mỗi nhóm 15 học sinh và chỉ kiểm tra sau tác động để so sánh kết quả của 2 nhóm
- Thiết kế cơ sở AB/thiết kế đa cơ sở AB
Trong lớp học/trường học nào cũng có một số học sinh được gọi là " HS cá biệt". Những HS này thường có các biểu hiện khác thường như không thích tham gia vào các hoạt động tập thể; không thích học; thường xuyên đi học muộn; bỏ học hoặc hay gây gổ đánh nhau; kết quả học tập yếu kém...Vậy làm thế nào để có thể thay đổi thái độ, hành vi, thói quen không tốt của học sinh? Đây là một câu hỏi đặt ra cho GV và CBQLGD trong nhà trường. NCKHSPƯD có thể giúp chúng ta giải quyết những trường hợp cá biệt đó. Ta có thể sử dụng thiết kế cơ sở AB/ thiết kế đa cơ sở AB.
Thực hiện nghiên cứu theo thiết kế này ta cần tìm hiểu nguyên nhân của các biểu hiện "cá biệt" trên cơ sở đó tìm giải pháp tác động nhằm thay đổi thái độ, hành vi và những thói quen xấu của HS. Sau đó ta tiến hành ghi chép kết quả của hiện trạng (quá trình diễn ra trong một thời gian nhất định) trước khi tác động (gọi là giai đoạn cơ sở "A"). Tiếp theo, ta thực hiện tác động và ghi chép quá trình diễn biến kết quả (gọi là giai đoạn tác động "B"). Khi ngừng tác động, căn cứ vào kết quả ghi chép để xác định sự thay đổi mà tác động đem lại. Có thể tiếp tục lặp lại giai đoạn A và giai đoạn B thì gọi là thiết kế ABAB, giai đoạn mở rộng này có thể khẳng định chắc chắn hơn về kết quả của tác động.
Thiết kế này có thể thực hiện trong nghiên cứu một hoặc một số học sinh. Khi thực hiện nghiên cứu trên 2 hoặc nhiều học sinh, nếu có sự khác nhau về thời gian của giai đoạn cơ sở A thì được gọi là thiết kế đa cơ sở AB.
Ví dụ đề tài: "Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày" (xem trong phần phụ lục).
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Lịch báo giảng và theo dõi thiết bị dạy học lớp 2 - Tuần 15
Đáp án tự luận module 4 đại trà THPT
13+Mẫu lời cảm ơn bài tiểu luận hay và ấn tượng 2024
Quy trình chuẩn bị và thực hiện giờ dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm
Thể lệ cuộc thi viết "Chân dung cán bộ kiểm sát & Bản lĩnh kiểm sát viên"
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến