Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH về định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH đề cập đến: Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phân loại định mức kinh tế - kỹ thuật; nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; ăn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật;...

Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường

Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh

Thông tư 35/2017/TT-BTC quy định mức thu và sử dụng phí thẩm cải tạo môi trường

Thông tư 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Thông tư này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là định mức kinh tế - kỹ thuật) là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư và thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 03 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức thiết bị và định mức vật tư.

2. Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

3. Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Điều 3. Mục tiêu xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Làm căn cứ xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, tiết kiệm và hiệu quả.

2. Làm căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Thúc đẩy xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tạo môi trường hoạt động bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập.

Điều 4. Phân loại định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật ngành: Là định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành. Định mức kinh tế - kỹ thuật ngành áp dụng trong phạm vi toàn quốc.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là địa phương): Là định mức kinh tế - kỹ thuật do các địa phương tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành đối với các ngành, nghề theo danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp, thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Định mức kinh tế - kỹ thuật do địa phương ban hành chỉ có hiệu lực áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương. Các địa phương có the xem xét áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành và định mức kinh tế - kỹ thuật của các địa phương khác đã ban hành.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật cơ sở: Là định mức kinh tế - kỹ thuật do các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) xây dựng, thẩm định và ban hành. Định mức kinh tế - kỹ thuật cơ sở chỉ ban hành đối với các ngành, nghề có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi cần cụ thể hóa định mức kinh tế - kỹ thuật ngành, định mức kinh tế - kỹ thuật của địa phương cho phù hợp với điều kiện và đặc thù của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Định mức kinh tế - kỹ thuật cơ sở chỉ áp dụng trong phạm vi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.

Điều 5. Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Đảm bảo tính đúng, tính đủ để hoàn thành việc đào tạo cho người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định hiện hành.

2. Đáp ứng yêu cầu chung về kết cấu của các loại định mức kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo tính trung bình tiên tiến, ổn định, thống nhất và tính kế thừa của định mức kinh tế - kỹ thuật trước đó.

Điều 6. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo (tùy theo loại định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Điều 4 của Thông tư này mà cơ quan tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật có thể lựa chọn một hoặc một số các căn cứ trên).

2. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

3. Điều kiện thực tế hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Số liệu thống kê hàng năm và các tài liệu có liên quan.

Điều 7. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Phương pháp thống kê tổng hợp

Căn cứ số liệu thống kê hàng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, pháp lý trong thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

2. Phương pháp tiêu chuẩn

Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng công việc, trên cơ sở đó tính toán xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.

3. Phương pháp phân tích thực nghiệm

Trên cơ sở triển khai khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức (lựa chọn những công việc không xác định được qua hai phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).

Điều 8. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật

Vận dụng một hoặc đồng thời các phương pháp được quy định tại Điều 7 của Thông tư này, để xây dựng các định mức thành phần:

1. Định mức lao động

Định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp (giảng dạy) + Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ).

- Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành;

- Định mức lao động gián tiếp được quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của lao động trực tiếp.

2. Định mức thiết bị

- Xác định chủng loại thiết bị;

- Xác định thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị;

- Xác định thời gian sử dụng từng chủng loại thiết bị: Bao gồm thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư) và máy chạy không tải (không tiêu hao vật tư);

- Tổng hợp định mức thiết bị.

Các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được tính trong định mức thiết bị.

3. Định mức vật tư

- Xác định chủng loại vật tư;

- Xác định số lượng/khối lượng theo từng loại vật tư: Căn cứ vào chủng loại thiết bị, thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư);

Đánh giá bài viết
1 1.628
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo