Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải

Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH - Điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải

Ngày 15/5/2017, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải. Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2017/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu bin;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về khai báo, điều tra, thng kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Tàu biển Việt Nam, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển ViệtNam;

b) Tàu biển nước ngoài, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam;

c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan.

2. Thông tư này không áp dụng đối với chủ tàu và thuyền viên làm việc trên các loại tàu dưới đây:

a) Tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá;

b) Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuyền viên Việt Nam là công dân Việt Nam được tuyển dụng hoặc thuê làm việc trên tàu biển đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian đi tàu là thời gian kể từ ngày thuyền viên bắt đầu nhận nhiệm vụ đến ngày hồi hương.

3. Người sử dụng lao động được hiểu là tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác tàu biển; tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp thuyền viên; hoặc người được tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác tàu biển, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp thuyền viên ủy quyền trực tiếp quản lý thuyền viên.

Điều 4. Tai nạn lao động hàng hải

1. Tai nạn lao động hàng hải là tai nạn xảy ra trong thời gian đi tàu gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho thuyền viên trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo phân công của chủ tàu hoặc người được chủ tàu ủy quyền.

2. Những trường hợp tai nạn đối với thuyền viên xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý cũng được khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định tại Thông tư này, bao gồm: Tai nạn xảy ra đối với thuyền viên khi đi từ nơi cư trú đến tàu biển, từ tàu biển về nơi cư trú.

Điều 5. Phân loại tai nạn lao động hàng hải

1. Tai nạn lao động hàng hải chết người là tai nạn mà thuyền viên bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vếtthương do tai nạn lao động hàng hải gây ra (theo kết luận tại biên bản giám định pháp y hoặc kết luận của cơ quan y tế); được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ) là tai nạn lao động mà thuyền viên bị nạn không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 6. Mục đích, yêu cầu điều tra tai nạn lao động hàng hải

1. Xác định nguyên nhân hay những khả năng có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động hàng hải đểcó những biện pháp hữu hiệu phòng tránh và hạn chế tai nạn tương tự.

2. Hỗ trợ giải quyết chế độ lao động cho thuyền viên Việt Nam.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

Điều 7. Khai báo tai nạn lao động hàng hải

1. Khi xảy ra tai nạn đối với thuyền viên trên tàu biển hoặc thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động thì thuyền viên bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải thông báo ngay cho người sử dụng lao động.

2. Trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên chết hoặc hai thuyền viên bị thương nặng xảy ra trong lãnh thổ và vùng biển Việt Nam thì người sử dụng lao động bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) phải gửi Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải đến Cảng vụ hàng hải gần nhất, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải.

3. Trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên chết hoặc hai thuyền viên bị thương nặng xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì người sử dụnglao động phải gửi Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, thư điện tử) tới cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài (nơi tàu biển ghé vào), Cục Hàng hải Việt Nam và Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Nội dung bản khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèmtheo Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 385
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo