Xin xăm, xin xâm là gì?
Hằng năm cứ vào dịp tết, người Việt chúng ta thường có phong tục xin xăm, xin xâm, gieo quẻ với mong được một năm nhiều khởi sắc và thành công hơn. Vậy Xin xăm, xin xâm là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Hướng dẫn xin xăm, xin xâm, gieo quẻ đầu năm
1. Xin xăm (xin xâm), gieo quẻ đầu năm là gì?
Xin xâm là gì?
Xin xăm (xin xâm) là một phong tục truyền thống trong dịp đầu năm mới của người Việt. Trong dịp Tết Nguyên Đán, mọi người thường sẽ đến chùa, miếu để lễ Thần, Phật cầu mong một năm bình an cho bản thân và gia đình, sau đó xin xâm và gieo quẻ đầu năm để biết những vận hạn của mình xem năm đó tốt, xấu ra sao để biết cách phòng tránh. Vậy xin xâm là gì?
Xin xâm (hay xin xăm) vốn trước kia chỉ là một trò chơi may rủi trong dịp Tết, nhằm đem đến những phút giây giải trí cho con người. Nhưng trong tín ngưỡng của người Việt hiện nay, xin xâm được coi là một hoạt động tâm linh, giúp con người kết nối với các bậc siêu nhiên, lắng nghe Thần ý. Xâm có hai loại là xâm thường (hay Tướng Quân Linh Sám) và xâm thuốc (hay Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương).
- Xâm thường: Được gọi là Tướng Quân Linh Sám. Xâm thường gồm có 100 lá xâm, nó được đánh số từ 1 tới 100. Xâm thường sẽ cho biết Thần ý về cưới gả, bệnh tật, cầu tài, bổn mạng, gia đạo, mưu sự, cầu quan, xuất hành, kiện cáo và mất trộm trong năm của gia đình bạn.
- Xâm thuốc: Được gọi là Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương. Xâm thuốc bao gồm 100 lá, chỉ một màu vàng. Xâm thuốc sẽ không phân biệt tốt xấu, đánh số từ 1 tới 100. Xâm thuốc sẽ cho biết Thần ý về các thứ bệnh tật có thể bạn sẽ gặp phải.
Gieo quẻ đầu năm là gì?
Tương tự với xin xâm, đi lễ chùa và xin quẻ (hay gieo quẻ) đầu năm cũng là một hoạt động thú hút sự tham gia của nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi trong dịp đầu năm mới. Theo tục lệ cũ, với những người đi chùa sau khi dâng lễ họ sẽ chọn lấy một quẻ thẻ. Quẻ thẻ này trước đây thường làm bằng tre, trên quẻ thẻ có ghi số hiệu hoặc ghi một câu bằng tiếng Hán rất ngắn gọn để khái quát về cuộc đời cũng như những vận hạn của người rút quẻ trong năm đó.
Hiện nay các chùa thường thay thẻ tre bằng các thẻ giấy và chữ quốc ngữ để người xin quẻ có thể đọc hiểu và tự phân tích, không cần nhờ đến các thầy đồ luận giải quẻ của mình. Tại một số ngôi chùa, việc xin quẻ đầu năm được tổ chức hoàn toàn miễn phí cho người đi lễ, nội dung thường tập trung vào vận hạn trong năm để cảnh báo cho người xin quẻ.
Các quẻ gieo được sáng tạo dựa trên quẻ Kinh Dịch, quẻ tốt hay xấu thường được thể hiện ngay ở tên quẻ, quẻ có chữ Cát là những quẻ tốt, còn quẻ có chữ Hung là quẻ xấu. Ngoài ra, cũng có những quẻ luận giải cụ thể các vấn đề như cầu tài, cầu danh, gia trạch, hôn nhân.... và tổng giải về cả năm của người đó. Nhìn chung, gieo quẻ đầu năm là một phong tục đặc trưng đã được nhân dân ta lưu truyền từ bao đời nay và đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc mỗi dịp Tết đến, xuân về.
2. Cách xin xăm, xin xâm, gieo quẻ đầu năm
Cách xin xăm, xin xâm đầu năm
Cách xin xăm, xin xâm đầu năm 2021 tuy đơn giản những vẫn cần phải làm theo thủ tục. Trước tiên, người xin xăm phải quỳ hoặc ngồi bệt xuống một tấm chiếu, cầm lọ xăm lên trán rồi bắt đầu khấn vái, nói những điều mình muốn cầu xin trước Thánh Thần. Sau đó, người xin xâm lắc lọ xâm đếm khi một quẻ xâm rơi ra, đưa quẻ xăm đó cho người tại nơi mình xin xăm, để họ có thể luận giải rõ ràng quẻ xăm mình đã bóc trúng.
Tuy nhiên hiện nay, do không phải chùa, miếu nào cũng có người luận giải quẻ xăm nên quẻ thường được đánh sổ, người xin khấn sẽ tự tìm giấy có số tương ứng rồi xem trong giấy nói gì về vận mệnh tương lai của mình trong năm mới. Lời chú giải thường được ghi bằng chữ quốc ngữ để tất cả mọi người đều có thể đọc hiểu.
Hướng dẫn gieo quẻ đầu năm 2021
Gieo quẻ đầu năm có 2 loại hình, một loại hình tương tự như cách xin xâm chúng tôi đã giới thiệu ở trên, một loại hình khác gọi là gieo quẻ dịch truyền thống có độ phức tạp cao hơn.
Để gieo quẻ, hiện nay người ta thường sử dụng đồng xu Càn Long thông bảo, được đúc bằng đồng, có hình tròn và nó có lỗ vuông ở chính giữa. Một mặt đồng tiền có ghi chữ 4 chữ Hán tự "Càn Long thông bảo" là mặt ngửa, mặt còn lại thì có họa tiết cũng như những ký hiệu riêng của đồng tiền là mặt sấp. Khi bắt đầu gieo quẻ, bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình tờ giấy, bút và ghi rõ năm - tháng - ngày - giờ mình gieo quẻ, kèm theo 1 cái đĩa hoặc 1 tờ giấy sạch để bạn gieo 3 đồng xu đó xuống.
Khi bạn gieo quẻ thì hãy lấy 3 đồng tiền và đặt trong lòng bàn tay của mình, sau đó úp 2 tay lại, giữ nguyên và bắt đầu suy nghĩ đến việc bạn cần hỏi trong vòng 1 phút để từ trường của đồng tiền cũng như từ trường của cơ thể bạn liên thông với nhau. Bạn cũng có thể khấn một câu đơn giản như: "Con tên là..., con ở tại... hôm nay ngày... con xin thần linh chỉ cho con biết bao giờ con sẽ có người yêu?".
Mục đích của việc khấn này sẽ làm tinh thần bạn được tập trung, giúp quẻ hiện ra rõ ràng hơn cũng như thể hiện lòng thành kính của bạn. Khi bạn kính thần thì thần sẽ phù hộ lại. Sau 1 phút, bạn vừa xóc đều 3 đồng xu vừa tập trung ý niệm về những việc bạn muốn hỏi, sau đó bạn hãy gieo cả 3 đồng xu xuống đĩa.
- Nếu 1 đồng nằm sấp là hào dương.
- 2 đồng nằm sấp là hào âm.
- 3 đồng đều nằm sấp là dương động.
- 3 đồng đều nằm ngửa là âm động.
Bạn gieo 6 lần như vậy thì sẽ thành 1 quẻ. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc gieo quẻ, bạn có thể ghi lại vào giấy kết quả của từng lần gieo như ví dụ dưới đây:
- Gieo lần 1: N N N.
- Gieo lần 2: N S S.
- Gieo lần 3: S N N.
- Gieo lần 4: S S S.
- Gieo lần 5: N S N.
- Gieo lần 6: S N N.
Khi gieo xong, bạn sẽ có thể căn cứ vào các hào đã gieo được để lập thành quẻ, đối chiếu với Kinh Dịch để luận giải quẻ của mình, thông qua đó có thể phần nào dự đón trước những vận hạn sẽ đến trong năm tới và biết cách phòng tránh.
Nhìn chung, xin xâm, gieo quẻ đầu năm là những phong tục tập quán lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc của người Việt Nam ta nên cần được giữ gìn và bảo tồn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và quá ỷ lại vào việc xin xâm, gieo quẻ đầu năm để trục lợi cá nhân dẫn đến mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hằng ngày và an ninh trật tự xã hội.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công