Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
TÌm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sĩ cách mạng kiên trung và là nhà chỉ huy, nhà lý luận quân sự xuất sắc. Nhắc đến đại tướng Võ Nguyên Giáp không thể không nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Sau đây là một số nội dung về vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mời các bạn cùng tham khảo.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên Phủ
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đó là chiến công lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). 65 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc lịch sử và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn ngày càng tỏa sáng. Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Tổng Tư lệnh của chiến dịch. Tài thao lược quân sự của ông đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)
Trong lịch sử quân sự thế giới có lẽ hiếm có một người nào xuất thân từ một thầy giáo dạy sử, chưa từng được kinh qua một trường lớp chính quy nào về quân sự lại được giao sứ mệnh cầm quân để rồi trở thành linh hồn của chiến dịch Điện Biên Phủ như Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Nhớ lại, mùa Xuân năm 1954, khi cả dân tộc đang chuẩn bị vào Xuân thì Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh lại lên đường ra mặt trận. Là người từng trải qua nhiều chiến dịch, kể cả một số chiến dịch lớn như Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc…. Hơn ai hết, Võ Nguyên Giáp là người hiểu rõ trọng trách lớn lao mà Bộ Chính trị và cụ Hồ đã ủy thác qua lời dặn dò trước lúc lên đường: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định.
Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Phải là người có lòng tin và quyết tâm mới dám nhận một sứ mệnh lịch sử cao cả như vậy.
Trong con người Võ Nguyên Giáp luôn hội đủ tố chất của một vị tướng: Nhân, Trí, Dũng, Tín, Liêm, Trung. Ông là một con người “Dĩ công vi thượng”, luôn biết đề cao vai trò của tập thể, biết quy tụ nhân tâm, không chủ quan duy ý chí. Khi được giao là người chỉ huy cao nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp không hề đánh giá thấp sức mạnh của địch tại tập đoàn cứ điểm này và Ông nhận thức sâu sắc rằng chỉ có đánh bại được hình thức phòng ngự chiến lược bằng tập đoàn cứ điểm của địch mới mở đường cho cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lúc bấy giờ đối với Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không phải là vấn đề tiến công hay không tiến công; mà là đánh như thế nào để tiêu diệt được một mục tiêu chiến lược cực mạnh như vậy? Để biến quyết tâm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị thành hiện thực thắng lợi, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ Tư lệnh chiến dịch đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề ở tầm chiến lược, chiến dịch, đó là tìm mọi cách cô lập và giữ chân quân Pháp ở Điện Biên Phủ để đại quân ta tiêu diệt; loại bỏ cách đánh mạo hiểm, chọn cách đánh bảo đảm yếu tố chắc thắng; chỉ đạo giải quyết thành công vấn đề bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch dài ngày, lực lượng tham ia lớn và diễn ra trên một địa bàn khó khăn xa hậu phương; khắc phục được những tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, mở đường giành thắng lợi trọn vẹn cho chiến dịch.
Tại mặt trận Điện Biên Phủ, là một vị Đại tướng, Tư lệnh chiến dịch nhưng Võ Nguyên Giáp giống như người cha, người anh, người đồng chí thân thiết và gần gũi của bộ đội. Trước nhiều trận đánh lớn, bao giờ Ông cũng viết thư thăm hỏi, động viên bộ đội và dân công. Ngày Xuân trên chiến hào, những tình cảm chân tình của vị Tư lệnh chiến dịch đã tiếp thêm sức mạnh cho các mũi, các hướng sẵn sàng xung trận. Trong điều kiện khó khăn của mặt trận, song Võ Nguyên Giáp vẫn thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội trong điều kiện tối đa có thể; đặc biệt là hết mực thương yêu, quý trọng cấp dưới và biết trọng dụng những người có đức - tài. Dưới Ông, nhiều trí thức xuất thân từ các thành phần khác nhau đã có cơ hội cống hiến hết mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ và không ít trong số đó về sau đã trở thành những vị tướng lĩnh tài ba của quân đội. Võ Nguyên Giáp là một con người luôn coi trọng dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể. Ông luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới. Trước khi quyết bất cứ vấn đề hệ trọng nào Ông đều đưa ra thảo luận tập thể. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc” - một phương châm đã góp phần đưa Võ Nguyên Giáp lên hàng “thống soái quân sự cỡ lớn”, Ông đã trao đổi, xin ý kiến và kiên trì thuyết phục tập thể Đảng ủy, Bộ Tư lệnh chiến dịch, nhằm tạo sự đồng thuận, thống thất cao.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực cho dù người đó giữ cương vị to hay bé, quân hàm cao hay thấp và biết quý từng giọt máu của bộ đội. Là một nhà cầm quân là phải khát khao chiến thắng, song ở Ông không phải lúc nào cũng giành chiến thắng bằng mọi giá mà chiến thắng phải luôn đi kèm với giảm thiểu hy sinh xương máu của bộ đội một cách thấp nhất. Việc quyết định thay đổi phương châm từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ là một ví dụ. Ở đây, vị Tư lệnh chiến dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến - một quyết định được Ông cho là khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình, thì ngoài yếu tố bảo đảm đánh chắc thắng còn là nhằm giảm thiểu tổn thất cho bộ đội. Võ Nguyên Giáp luôn quan niệm rằng quý trọng sinh mệnh của cán bộ và chiến sỹ, suy cho cùng cũng tức là quý trọng sinh mệnh của người dân.
Đối với kẻ địch, thấu triệt tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của các bậc tiền nhân, Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng biết đánh thắng địch bằng quân sự, mà còn biết thắng địch bằng nhân nghĩa, “biết khoan dung đối với kẻ địch đã đầu hàng”. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đã từng một thời đứng bên kia chiến tuyến, từ những tướng lĩnh của Pháp đến những người lính Âu-Phi... đều dành cho Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp một sự kính trọng và khâm phục đặc biệt. Tư tưởng nhân nghĩa được kết tinh từ truyền thống nhân văn trong chống giặc ngoại xâm của cha ông trên tinh thần “không vì tư thù, tư oán” được Võ Nguyên Giáp kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc nói chung. Nó vừa là chiến lược, vừa là sách lược nhằm giành được thắng lợi mà không phải tiêu diệt đến tên địch cuối cùng. Chính điều đó đã đưa Võ Nguyên Giáp trở thành “một cây đại thụ rợp bóng nhân văn” như lời nhận xét của một nhà quân sự nổi tiếng thế giới.
Là một Đại tướng được phong cấp hàm có một lần duy nhất trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (1948) nhưng chỉ với một “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu” cũng đã đủ đưa Võ Nguyên Giáp lên hàng danh tướng. 65 năm đã đi qua, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn mãi mãi là một bản anh hùng ca tuyệt vời về tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng về trí tuệ và bản lĩnh của con người Việt Nam trong đấu tranh cách mạng. Yếu tố quyết định chiến thắng Điện Biên Phủ là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và đặc biệt là vai trò, trí tuệ và bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đã đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn; phương pháp cách mạng khoa học, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù./.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Demons
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án cuộc thi an toàn giao thông Thái Nguyên 2022
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - Tuần 4
Đáp án Tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019 và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19 tuần 3
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Biên cương Tổ quốc tôi Tuần 4
Đáp án Học và làm theo lời Bác 2023 Bảng B tuần 1
Đáp án thi theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công