Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá
Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá. Thang đánh giá trong dạy học là gì? Thang đánh giá là một trong những biện pháp đánh giá năng lực học sinh, vậy phương pháp đánh giá này được hiểu thế nào, có những nội dung gì? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé
Hiểu biết về thang đánh giá trong dạy học
1. Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá
Thang đánh giá là công cụ, phương pháp dùng để đo lường mức độ mà học sinh đạt được ở từng đặc điểm, tiêu chí cụ thể trong từng khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.
Thang đánh giá có các loại sau:
- Thang đánh giá dạng số
Đây là một trong những loại thang đo đơn giản nhất. Người sử dụng đánh dấu hoặc khoanh vào một con số chỉ mức độ biểu hiện của một phẩm chất ở học sinh. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả bằng lời và sự mô tả này thống nhất ở tất cả các câu ưong thang đo. Đôi khi người sử dụng thang đo chỉ được chỉ dẫn rằng con số to nhất là chỉ mức độ cao nhất, con số nhỏ nhất là chỉ mức độ thấp nhất, những số ở giữa là chỉ các giá trị trung bình.
- Thang dạng đồ thị
Thang đo dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu hiện của hành vi theo một trục đường thẳng. Người quan sát đánh dấu vào đoạn thẳng đó. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những vị trí nhất định trên đoạn thẳng nhưng người đánh giá vẫn có thể đánh dấu vào điểm giữa các mức độ trên đoạn thẳng.
- Thang mô tả
Thang đo này sử dụng những cụm từ mô tả để xác định các mức độ trên đoạn thẳng. Sự mô tả này chỉ ra những khác biệt trong biểu hiện hành vi của học sinh ở những mức độ khác nhau. Một số thang đo chỉ mô tả điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Một số thang đo khác mô tả dưới mỗi điểm của đoạn thẳng. Đôi khi có một đoạn trống ở dưới mỗi câu hỏi để người quan sát cho thêm ý kiến về cách lựa chọn mức độ của mình.
2. Thang đánh giá trong dạy học
Thang đánh giá trong dạy học là một phương pháp đánh giá học sinh được nhiều giáo viên sử dụng, nó giúp đánh giá học sinh theo từng mức độ cụ thể, đúng với trình độ năng lực của học sinh.
Khi sử dụng phương pháp thang đánh giá, giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Những tiêu chí của thang đo cần phải là những nội dung giảng dạy và giáo dục quan trọng
- Những mô tả trong thang đo phải là những bằng chửng cỏ thể trực tiếp quan sát được
- Các mức độ và mô tả mức độ của thang đo phải được định nghĩa rõ ràng.
- Nên đưa ra từ 3 đến 7 mức độ trong thang đo và cho phép người sử dụng thang đo đánh dấu vào khoảng giữa các mức độ.
- Nên cho phép người sử dụng thang đo bỏ qua những câu mà họ cảm thấy không có đủ bằng chứng để đánh giá.
- Nếu có thể, nên kết hợp kết quả đánh giá của nhiều người quan sát trên cùng một đối tượng.
Thang đánh giá có thể được ứng dụng trong nhiều vấn đề, cụ thể:
- Đánh giá thực hành:
Trong nhiều lĩnh vực học tập, kết quả học tập không được thể hiện qua bài kiểm tra viết hay vấn đáp mà bằng hoạt động thực hành, ví dụ chơi nhạc, hát, diễn thuyết, chơi thể thao... Cách tốt nhất đề đánh giá những hoạt động này là quan sát. Việc sử dụng thang đánh giá khi quan sát những hoạt động thực hành của học sinh giúp cho quá trình quan sát tất cả học sinh cùng tập trung vào một sổ biểu hiện nhất định và có cùng một cách ghi chép những nhận định của giáo viên.
- Đánh giá sản phẩm:
Khi kểt quả học tập của học sinh được thề hiện bằng sản phẩm ví dụ: vở sạch chữ đẹp, bức vẽ, bản đồ, đồ thị, đồ vật, sáng tác... thì cần có sự đánh giá sản phẩm. Để việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và cảc mức độ đánh giá giáo viên có thẻ thiết kế thang đánh giá.
- Đánh giá sự phát triển những kĩ năng xã hội của cá nhân:
Đây là lĩnh vực mà thang đánh giá được sử dụng nhiều nhẩt. Thang đánh giá có thể được dùng để đánh giá hứng thú, đạo đức, sự tự tin, đồng cảm... Việc đo lường có thể được giáo viên sử dụng định kì để đánh giá sự phát triển. Đánh giá sự phát triền những kĩ năng xã hội của cá nhân khác với những đánh giá đã trình bày ở trên ở chỗ việc đánh giá không được thực hiện ngay ừong hoặc ngay sau khi quan sát.
Vừa rồi, Hoatieu.vn đã đưa ra các thông tin về thang đánh giá trong hoạt động dạy học. Để việc dạy học được hiệu quả, phù hợp, sát sao thì đánh giá năng lực học sinh là điều không thể thiếu. Các thầy cô có thể đọc thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương
- Cuộc thi Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn
- Cuộc thi tìm hiểu 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh
- Đáp án thi Tìm hiểu lịch sử, truyền thống của 75 năm xây dựng Lực lượng vũ trang Thủ đô.
- Chia sẻ:Demons
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Yêu cầu cần đạt môn Đạo đức lớp 2 sách Chân trời sáng tạo
Phiếu góp ý sách giáo khoa mới lớp 9 môn Ngữ văn (3 bộ sách mới)
File hình ảnh môn Toán sách Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 7 Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 môn Công nghệ Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 môn tiếng Việt Kết nối tri thức