SKKN: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3

Làm thế nào để học sinh có hứng thú, có nhu cầu nhận thức và chủ động, tích cực học tập thì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên. Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết SKKN: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3. Bài viết nêu rõ những kỹ năng, phương pháp dạy môn TNXH cho học sinh lớp 3 sao cho hiệu quả và dễ hiểu cho học sinh. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

Phương pháp dạy môn TNXH cho học sinh lớp 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của đề tài

Tạo hứng thú học tập cho học sinh là một trong những điều cốt yếu trong quá trình dạy học, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi đây là bậc học đầu tiên các em được làm quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới, một cách tiếp cận với tri thức mới, bậc học này chính là nền tảng cho những bậc học tiếp theo.

Khi có hứng thú, hoạt động học tập của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hứng thú sẽ giúp các em cảm thấy hào hứng, mong chờ để được khám phá những kiến thức mới, những điều lí thú và bổ ích mới... Thông qua đó, học sinh sẽ tích cực, tự giác hơn trong quá trình học tập, chủ động thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Từ đó, giúp các em nắm được tri thức một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất... không những thế các em còn biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống một cách sáng tạo, khoa học.

Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học sẽ giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu thiết thực về tự nhiên, xã hội, các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em; Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp... tích hợp cho học sinh những kĩ năng cần thiết của cuộc sống. Ngoài ra, môn Tự nhiên và Xã hội còn hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp và biết bảo vệ chúng; Hình thành cho học sinh lòng ham hiểu biết khoa học, thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo.

Tuy nhiên, hiện nay ở các trường tiểu học nói chung, học sinh chưa thực sự tìm được hứng thú khi học môn Tự nhiên và Xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sự tác động của rất nhiều các yếu tố từ phía nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh và bản thân các em, chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của môn học trong chương trình tiểu học nên trong quá trình dạy và học, môn Tự nhiên và Xã hội bị coi như một môn phụ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Phụ huynh không quan tâm; Giáo viên lơ là, dạy "chay", chưa thực sự đầu tư cho một tiết học Tự nhiên và Xã hội, việc dạy và học môn này chỉ mang tính chất hình thức... Từ đó, làm cho các tiết học Tự nhiên và Xã hội trở nên nhàm chán đối với học sinh, học sinh cảm thấy mệt mỏi, thờ ơ, không mấy hứng thú với kiến thức của môn học dẫn đến việc các em nắm kiến thức một cách thụ động và không biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách khoa học, hợp lí… những điều này đã làm cho quá trình dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi tôi đã tìm ra một trong những yếu tố góp phần giúp các em hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội đó là trò chơi. Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp dạy học không phải là mới nữa bởi trong dạy học truyền thống trước đây chúng tôi cũng đã thường xuyên sử dụng để gây hứng thú cho học sinh.

Kết hợp với những kinh nghiệm trong những năm giảng dạy trước đây và những phương pháp, nội dung chương trình dạy đổi mới trong thời gian gần đây, tôi đã thiết kế ra những trò chơi hết sức bổ ích, vừa giúp học sinh tránh nhàm chán trong mỗi tiết học, tạo hứng thú khi tiếp thu bài mới cho các em. Những thử nghiệm luôn được tôi tổ chức trên hình thức dạy học bằng bài giảng điện tử. Những trò chơi tôi thiết kế, sau khi áp dụng khảo nghiệm đều nhận thấy những hiệu quả cao sau mỗi bài dạy như học sinh chăm chỉ học bài hơn, học sôi nổi hơn và chất lượng cao hơn.

Trên tinh thần đó năm học 2019 – 2020 tôi quyết định chia sẻ những kinh nghiệm vừa qua của bản thân thông qua đề tài : “Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3/1 thông qua việc thiết kế trò chơi tương tác trong bài dạy Power Point tại trường tiểu học Vạn Thắng, Nha Trang, Khánh Hòa”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

*) Khi nghiên cứu đề tài này sẽ giúp học sinh:

- Tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu giúp cho học sinh lớp 3/1 trường tiểu học Vạn Thắng, thành phố Nha Trang hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội. Từ đó kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội của lớp 3/1 được nâng cao.

*) Giúp giáo viên:

- Nắm được thực trạng học Tự nhiên và Xã hội của học sinh tại lớp chủ nhiệm.

- Nắm được cách tổ chức trò chơi trong các giờ học Tự nhiên và Xã hội lớp 3.

- Khi giảng dạy, củng cố được tri thức , kiến thức rèn luyện cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo phát triển linh hoạt, nhanh nhạy cho học sinh thông qua trò chơi.

- Có kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đúng với nội dung kiến thức của môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3, tạo cho học sinh say mê, hứng thú với môn học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng học tập môn Tự nhiên Xã hội của học sinh lớp 3/1

1.1 Đặc điểm tình hình tổ chức lớp

- Tổng số học sinh : 36/18( nữ )

- Bán trú : 32/16

- Học sinh nghèo: /

- Học sinh khuyết tật : /

- Độ tuổi 2011 : 35/18; 2010: 1/0

1.2 Thuận lợi – khó khăn

a) Thuận lợi

- Lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo cho việc học. Đa học sinh sống trên cùng địa bàn nên việc quản lý các em cũng như việc liên lạc thông tin hai chiều, có nhiều thuận lợi.

- Trong những năm qua, việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của giáo viên đã được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và triển khai tập huấn. Trang thiết bị dạy học có sử dụng CNTT như laptop, máy chiếu đã được trang bị để giáo viên thực hiện dạy các bài trình chiếu

b) Khó khăn

- Do điều kiện công việc của phụ huynh nên việc kèm cặp, rèn luyện của các em còn hạn chế. Hoàn cảnh kinh tế của một số em vẫn còn khó khăn.

1.3 Thực trạng

Qua tìm hiểu một số giáo viên dạy lớp 3, tìm hiểu học sinh, tài liệu tham khảo ở trường tiểu học Vạn Thắng, tôi nhận thấy:

- Phần đông giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học học tập vào giảng dạy. Hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng mà thôi. Vì vậy mà giờ học Tự nhiên và Xã hội còn trầm học sinh còn thụ động trong học tập, một số học sinh thụ động còn ngại học Tự nhiên và Xã hội, đến giờ học Tự nhiên và Xã hội các em không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao.

- Việc học sinh học theo truyền thống không có trò chơi, không tương tác, chỉ chép đầy đủ nội dung theo yêu cầu và về nhà học thuộc đã vô tình tạo ta nhiều lỗ hổng trong giáo dục. Thứ nhất học sinh rất hay nhàm chám, thứ hai hiệu quả trong các bài học không cao.

* Qua thời gian quan sát, khảo sát hứng thú của học sinh trong giờ học Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 3/1 từ tháng 10 năm 2019, kết quả khảo sát như sau:

Câu hỏi

Không

Số lượng

%

Số lượng

%

1. Em thích học phân môn Tự nhiên và Xã hội hay không ?

16/36

44,4

20/36

55,6

2. Em cảm thấy giờ học phân môn Tự nhiên và Xã hội rất lôi cuốn và hấp dẫn.

10/36

27,8

26/36

72,2

3. Em thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm.

12/36

33,3

24/36

66,7

4. Lớp em thường xuyên tổ chức trò chơi trong giờ học Tự nhiên và Xã hội.

7/36

18,4

29/36

81,6

5.Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Tự nhiên và xã hội gây hứng thú học tập.

12/36

33,3

24/36

66,7

Như vậy qua bảng khảo sát trên đã giúp tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào trong một số tiết dạy là hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Nhất là các em lớp 3/1. Chính vì thế việc được thầy, cô dạy học vui, có trò chơi thay đổi không khí căng thẳng mà lại thêm phần dễ hiểu thì không còn gì thích hơn.

Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3, mời bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 8.857
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huong Ngo
    Huong Ngo

    bạn cho xin bài powoint các dạng trò trơi này với


    Thích Phản hồi 03/11/22