(File doc) Phụ lục 1 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Tải về

Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Văn 9 CTST

Phụ lục 1 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo - Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô và bạn đọc mẫu phụ lục 1 môn Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo là mẫu khung kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo được trình bày dưới dạng file word theo đúng hướng dẫn tại công văn 5512. Sau đây là nội dung chi tiết khung kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 9 của tổ chuyên môn bộ Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo và tải về làm tài liệu sử dụng.

Khung kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 9 của tổ chuyên môn

PHỤ LỤC I

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG ……………….

TỔ: KHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN NGỮ VĂN , KHỐI LỚP:9

BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO.

(Năm học 2024-2025)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 05 ; Số học sinh: HS; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên 03.; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0 Đại học: 03; Trên đại học:.............

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên : Tốt:03; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........

3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

HỌC KỲ I- 72 TIẾT THỰC HIỆN TRONG 18 TUẦN

Tuần

Tiết

Chủ đề

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Thiết bị

dạy học

Ghi chú

1

1

Bài 1

THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

(13 tiết)

Thơ

1/ Kiến thức

- VB văn học; hình thức nghệ thuật của VB văn học.

- Kết cấu của bài thơ; ngôn ngữ thơ.

- Cách đọc bài thơ theo đặc điểm thể loại.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

-Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

-Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

b/ Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: Có những lí giải mới mẻ về VB.

3/ Phẩm chất

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực.

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.

2

Văn bản 1:Quê hương

3

Văn bản 1:Quê hương

4

Văn bản 2 :Bếp lửa

2

5

Văn bản 2: Bếp lửa

6

Đọc kết nói chủ điểm:Vẻ đẹp của Sông Đà

Đọc mở rộng theo thể loại: Mùa xuân nho nhỏ

Hướng dẫn HS đọc ở nhà, trình bày kết quả đọc trên lớp

7

Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: đặc điểm và tác

dụng.

8

Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: đặc điểm và tác dụng.

3

9

Viết: Làm một bài thơ 8 chữ

Bước 3: Làm thơ; bước 4: Chỉnh sửa: Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà,

sau đó đem kết quả đến lớp chia sẻ

10

Viết: Làm một bài thơ 8 chữ

11

Viết: Viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ 8 chữ

Kết hợp hướng dẫn HS thực hành ở nhà và trên lớp

12

Nói-nghe: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

4

13

Ôn tập

14

Bài 2

GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG

(12 tiết)

Đọc: Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản nghị luận

1/ Kiến thức

-Thế nào là cách trình bày vấn đề khách quan, cách trình bày vấn đề chủ quan

- Cách đọc văn nghị luận: phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB nghị luận và mối liên hệ giữa các yếu tố này, phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

b/ Năng lực đặc thù:

-Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày vấn đề chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

-Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong VB, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

3/ Phẩm chất

Yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống của tự nhiên và con người

15

Văn bản 1: Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

16

Văn bản 1: Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

5

17

Văn bản 2: Ý nghĩa văn chương

18

Văn bản 2: Ý nghĩa văn chương

19

Đọc kết nối chủ điểm:Thơ ca

Hướng dẫn HS đọc ở nhà, trình bày kết quả đọc trên lớp

Đọc mở rộng theo thể loại: Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước"

20

Thực hành tiếng Việt: Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn

6

21

Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Mục tìm tư liệu (nằm trong bước 1), viết bài (bước 3), chỉnh sửa (bước 4): hướng dẫn HS thực hiện ở nhà, sau đó đem đến kết quả lớp chia sẻ.

22

Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

23

Nói – nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Kết hợp hướng dẫn HS thực hành ở nhà và trên lớp

24

Nói – nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

7

25

Ôn tập

Kết hợp hướng dẫn HS thực hành ở nhà và trên lớp

26

Bài 3:

NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ DANH THẮNG

(14 tiết)

Đọc:Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; Cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại; Bài phỏng vấn.

1/ Kiến thức

-Đặc điểm của VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.

-Tác dụng của cách trình bày thông tin trong VB như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

-Thông tin cơ bản của VB; ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của VB; vai trò của các chi tiết quan trọng trong VB; quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong VB.

-Cách đọc hiểu VB thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

-Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

b/ Năng lực đặc thù:

-Nhận biết và phân tích được đặc điểm của VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.

-Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong VB như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

-Phân tích được thông tin cơ bản của VB; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của VB.

-Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong VB.

-Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong VB.

-Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ VB để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

3/ Phẩm chất

Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.

27

28

Văn bản 1: Vườn Quốc gia Cúc Phương

8

29

30

Văn bản 2: Ngọ Môn

31

32

Đọc kết nối chủ điểm:

Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận

9

33

Đọc mở rộng theo thể loại: Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn

Hướng dẫn HS đọc ở nhà, trình bày kết quả đọc trên lớp

34

Thực hành tiếng Việt

Phương tiện phi ngôn ngữ

35

Viết: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Mục tìm tư liệu (nằm trong bước 1), viết bài (bước 3), chỉnh sửa (bước 4): hướng dẫn HS thực hiện ở nhà, sau đó đem đến kết quả lớp chia sẻ

36

10

37

Nói – nghe :Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Kết hợp hướng dẫn HS thực hành ở nhà và trên lớp

38

39

Ôn tập

40

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK I

Ôn tập GK

1/ Kiến thức

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

-Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

b/ Năng lực đặc thù:

-Nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

-Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan .

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB

-Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 8 chữ

-Viết được bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

- Viết được bài văn thuyết minh về một Danh lam thắng cảnh hay Di tích lịch sử.

3/ Phẩm chất

Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm, trung thực trong ôn tập và thực hiện bài KT.

11

41

Kiểm tra GKI

42

Kiểm tra GKI

43

BÀI 4

CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI ẢO

(12 tiết)

Truyện truyền kì; lời đối thoại và độc thoại trong văn bản truyện

1/ Kiến thức

- Khái niệm truyện truyền kì; đặc điểm của truyện truyền kì: không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời người kể chuyện.

- Lời đối thoại và lời độc thoại trong VB truyện.

- Cách đọc thể loại truyện truyền kì.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc nhóm nhỏ; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực sáng tạo: Hình thành qua việc có cảm nhận mới mẻ về VB.

b/ Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong VB truyện.

- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

3/ Phẩm chất

Biết cảm thông, chia sẻ với người khác trong học tập và cuộc sống.

44

Văn bản 1: Chuyện người con gái Nam Xương

12

45

Văn bản 1: Chuyện người con gái Nam Xương

46

Văn bản 2: Truyện lạ nhà thuyền chài

47

Văn bản 2: Truyện lạ nhà thuyền chài

48

Đọc kết nối chủ điểm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Đọc mở rộng theo thể loại: Dế chọi

Hướng dẫn HS đọc ở nhà, trình bày kết quả đọc trên lớp

13

49

Thực hành tiếng Việt:

Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, việc sử dụng dấu câu

50

51

Viết: Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Mục tìm tư liệu (nằm trong bước 1), viết bài (bước 3), chỉnh sửa (bước 4): hướng dẫn HS thực hiện ở nhà, sau đó đem đến kết quả chia sẻ trước lớp.

52

14

53

Nói – nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Kết hợp hướng dẫn HS thực hành ở nhà và trên lớp

54

Ôn tập

55

Bài 5

KHÁT VỌNG CÔNG LÍ

(14 tiết)

Truyện thơ Nôm; đôi nét về lịch sử văn học Việt Nam

1/ Kiến thức:

- Một số yếu tố của truyện thơ Nôm.

- Cách đọc truyện thơ Nôm.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

NL giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.

b/ Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

-Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu VB văn học.

3/ Phẩm chất

Thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người.

56

Truyện thơ Nôm; đôi nét về lịch sử văn học Việt Nam

15

57

Văn bản 1 : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

58

Văn bản 1 : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

59

Văn bản 2: Thuý Kiều báo ân báo oán

60

Văn bản 2: Thuý Kiều báo ân báo oán

16

61

Đọc kết nối chủ điểm:

Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì

62

Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan

Hướng dẫn HS đọc ở nhà, trình bày kết quả đọc trên lớp

63

Thực hành tiếng Việt : Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; điển tích, điển cố: đặc điểm và tác dụng

64

17

65

Viết: Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

66

Viết: Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Mục tìm tư liệu (nằm trong bước 1), viết bài (bước 3), chỉnh sửa (bước 4): hướng dẫn HS thực hiện ở nhà, sau

đó đem kết quả chia sẻ trên lớp.

67

Nói- nghe: Thực hiện cuộc phỏng vấn

Kết hợp hướng dẫn HS thực hành ở nhà và trên lớp

68

Ôn tập

18

69

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HK I

Ôn tập cuối HK I

1/ Kiến thức

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy- sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

b/ Năng lực đặc thù:

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến

3/ Phẩm chất

Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong ôn tập và thực hiện bài KT.

70

Kiểm tra cuối kì I

71

Kiểm tra cuối kì I

72

TRẢ BÀI KT CUỐI HK I

Trả bài kiểm tra cuối kì I

HỌC KỲ II- 68 TIẾT THỰC HIỆN TRONG 17 TUẦN

Tuần

Tiết

Chủ đề

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Thiết bị

dạy học

Ghi chú

19

73

Bài 6

SỨC MẠNH CỦA TRUYỀN THÔNG

(13 tiết)

Ý tưởng, thông điệp của văn bản; bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội trong việc đọc hiểu văn bản

1/ Kiến thức

- Khái niệm ý tưởng, thông điệp của VB.

- Khái niệm bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội và vai trò của các yếu tố này trong việc

đọc hiểu VB.

- Cách đọc văn nghị luận: Nhận biết và phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB; nhận xét, đánh giá tính chất đúng/ sai của vấn đề đặt ra trong VB; liên hệ ý tưởng, thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua hoạt động thảo luận nhóm

b/ Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB

- Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong VB.

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

3/ Phẩm chất

Có trách nhiệm, quan tâm đến những vấn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp.

74

Văn bản 1: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Hai văn bản dạy trong thời lượng 3 tiết, gv phân bố thời gian phù hợp theo tình hình thực tế.

75

Văn bản 2: Bài phát biểu của Tổng Thư kí liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

76

Văn bản 2: Bài phát biểu của Tổng Thư kí liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

20

77

Đọc kết nối chủ điểm: Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên)

Đọc mở rộng thể loại: Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu

78

Thực hành tiếng Việt: Lựa chọn câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối các vế câu ghép

79

Thực hành tiếng Việt: Lựa chọn câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối các vế câu ghép

80

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Mục tìm tư liệu (nằm trong bước 1), viết bài (bước 3), chỉnh sửa (bước 4): hướng dẫn HS thực hiện ở nhà, sau đó đem kết quả chia sẻ trên lớp.

21

81

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

82

Viết: Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

83

Viết: Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

84

Nói – nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

22

85

Ôn tập

86

Bài 7

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT (13 tiết)

Truyện trinh thám

1/ Kiến thức:

- Khái niệm truyện trinh thám.

- Một số đặc điểm của truyện trinh thám: Không gian, thời gian, cốt truyện, sự kiện, nhân vật, nhân vật chính, lời người kể chuyện, lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm.

- Cách đọc VB truyện trinh thám theo đặc điểm của thể loại.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp

b/ Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: Không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời

độc thoại trong VB truyện.

- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.

3/ Phẩm chất

Tôn trọng sự thật, có tinh thần đấu tranh cho lẽ phải trong cuộc sống.

87

Truyện trinh thám

88

Văn bản 1: Chiếc mũ miện dát đá be-rô

23

89

Văn bản 1: Chiếc mũ miện dát đá be-rô

90

Văn bản 2: Ngôi mộ cổ

91

Đọc kết nối chủ điểm: Cách suy luận

92

Đọc mở rộng theo thể loại: Kẻ sát nhân lộ diện

24

93

Thực hành tiếng Việt: Câu rút gọn và câu đặc biệt: đặc điểm và chức năng.

94

Thực hành tiếng Việt: Câu rút gọn và câu đặc biệt: đặc điểm và chức năng.

95

Viết: Viết một truyện kể sáng tạo

96

Viết: Viết một truyện kể sáng tạo

25

97

Nói-nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

98

Ôn tập

99

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK II

ÔN TẬP GIỮA HK II

1/ Kiến thức

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy- sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

b/ Năng lực đặc thù:

- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

- Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.

3/ Phẩm chất

Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện bài KT.

100

Kiểm tra GKII

26

101

102

Bài 8

NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM (12 tiết)

Thơ song thất lục bát

1/ Kiến thức

- Một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Một số yếu tố của thơ như: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- Chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Cách đọc hiểu thơ song thất lục bát.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

-Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

b/ Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như:

Vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

3/ Phẩm chất

Đồng cảm và tôn trọng cảm xúc của người khác

103

Văn bản 1: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ

104

Văn bản 1: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ

27

105

Văn bản 2: Hai chữ nước nhà

106

Văn bản 2: Hai chữ nước nhà

107

Đọc kết nối chủ điểm: Bức thư tưởng tượng

Đọc mở rộng theo thể loại: Tì bà hành

108

Thực hành tiếng Việt: Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố

Hán Việt

28

109

Thực hành tiếng Việt: Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố

Hán Việt

110

Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

111

Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

112

Nói – nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

30

113

Ôn tập

114

Bài 9

NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG

(13 tiết)

Bi kịch.

Vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học

1/Kiến thức:

- Đặc điểm cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ của kịch – bi kịch.

- Cách đọc kịch – bi kịch

2/Năng lực:

a/Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc nhóm nhỏ; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực sáng tạo: Hình thành qua việc có cảm nhận mới mẻ về VB.

b/Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.

- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.

3/Phẩm chất:

Biết gìn giữ niềm tin và tình bạn trong sáng; nhận thức được hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình, biết hành xử phù hợp.

115

Văn bản 1: Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

116

Văn bản 1: Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man

117

Văn bản 2: Tình yêu và thù hận

118

Văn bản 2: Tình yêu và thù hận

119

Đọc kết nối chủ điểm: Cái roi tre

Đọc mở rộng theo thể loại: Cái bóng trên tường

Hướng dẫn HS đọc ở nhà, trình bày kết quả trên lớp

120

Thực hành tiếng Việt:

Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu: đặc điểm và tác dụng

31

32

121

Thực hành tiếng Việt:

Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu: đặc điểm và tác dụng

122

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

123

Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

124

Nói – nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

125

Nói – nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

126

Ôn tập

127

Bài 10

TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA

(10 tiết)

Nội dung và hình thức của văn bản văn học

1/ Kiến thức:

- Nội dung và hình thức của VB văn học, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.

- Cách đọc hiểu VB thơ

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

b/ Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

3/ Phẩm chất

Trân trọng kí ức và gìn giữ niềm tin trong cuộc sống

128

Văn bản 1: Nhớ rừng

33

129

Văn bản 1: Nhớ rừng

130

Văn bản 2: Mùa xuân chín

131

Đọc kết nổi chủ điểm: Kí ức tuổi thơ

Đọc mở rộng theo thể loại: Sông Đáy

Hướng dẫn HS đọc ở nhà, trình bày kết quả đọc trên lớp

132

Thực hành Tiếng Việt: Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới

34

133

Viết: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

Mục tìm tư liệu (nằm trong bước 1), viết bài (bước 3), chỉnh sửa (bước 4): hướng dẫn HS thực hiện ở nhà

134

Viết: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

135

Nói- nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

136

Ôn tập

35

137

Ôn tập cuối kì II

1/ Kiến thức

- Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong năm học, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập.

2/ Năng lực

a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy- sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

b/ Năng lực đặc thù:

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

- Viết được văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

- Viết được truyện kể sáng tạo có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

-Viết được bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học

- Viết được bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

3/ Phẩm chất

- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong ôn tập và thực hiện bài KT.

138

Kiểm tra cuối kì II

139

Kiểm tra cuối kì II

140

Trả bài kiểm tra cuối kì II

2. Thực hiện chuyên đề

3. Đánh giá định kỳ

Bài KT, ĐG

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa HKI

90p

Tuần 11

1.Năng lực:

– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của thơ tự do, văn bản nghị luận

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

– Viết được một bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:

– Năng lực sáng tạo: Có những lí giải mới mẻ, có khả năng tạo ra cái mới.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực khi làm KTĐG

Kiểm tra Viết

Cuối HK1

90p

Tuần 18

1`.Năng lực:

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của VB thông tin, văn bản truyện truyền kì, truyện thơ Nôm

– Nhận biết và phân tích được tác dụng của sự có mặt của các đặc điểm thể loại của VB thông tin, văn bản truyện truyền kì, truyện thơ Nôm

– Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong VB.

– Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ VB để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực.

Kiểm tra Viết

Giữa HKII

90p

Tuần 25

1. Năng lực:

– Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của thể loại văn bản ngị luận, truyện trinh thám.

– Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong VB.

– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

- Lựa chọn được câu đơn – câu ghép, các kiểu câu ghép và các phương tiện nối các vế
câu ghép.

– Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực.

Kiểm tra Viết

Cuối HKII

90p

Tuần 35

1.Năng lực:

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể loại văn bản thơ và kịch.

– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

–Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

-Nhận biết và phân tích được sự phát triển của ngôn ngữ: Từ ngữ mới và nghĩa mới.

– Viết được VB thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

– Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực.

Kiểm tra Viết

III. Các nội dungkhác (nếu có):

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

………….…., ngày tháng năm 20……..…

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.153
(File doc) Phụ lục 1 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng