Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 2023-2024

Mẫu kế hoạch dạy học Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT

Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức - Dưới đây là phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các thầy cô nắm được nội dung của các tiết học Hoạt động trải nghiệm 8 đầy đủ cả năm. Với mẫu kế hoạch dạy học Hoạt động trải nghiệm 8 bộ Kết Nối tri thức với cuộc sống file word dưới đây, các thầy cô có thể dễ dàng điều chỉnh lại sao cho phù hợp với nội dung dạy học tại địa phương cũng như lên kế hoạch cho việc soạn giáo án mới.

PPCT Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT

(Tổng số tiết trong năm học: 35 tuần x 3 tiết/ tuần = 105 tiết)

CHỦ ĐỀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

NỘI DUNG CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

SINH HOẠT LỚP

CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

(3 tuần x 3 tiết/ tuần = 9 tiết)

– Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.

– Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

– Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

– Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.

Tuần 1: Khai giảng năm học mới.

Tuần 2: Tham gia các cuộc phát động, giao lưu do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.

Tuần 3: Tham gia lễ phát động cuộc thi “Em yêu trường em”.

1. Xây dựng và giữ gìn tình bạn (1 tiết).

2. Phòng tránh bắt nạt học đường (1 tiết).

3. Xây dựng truyền thống nhà trường (1 tiết).

Tuần 1: Chia sẻ kết quả của hoạt động xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Tuần 2: Triển lãm hình ảnh với khẩu hiệu “Lớp học không có bắt nạt”.

Tuần 3:

– Chia sẻ kết quả cuộc thi “Em yêu trường em”.

– Chia sẻ kế hoạch về hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.

Đánh giá chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN

(4 tuần x 3 tiết/ tuần = 12 tiết)

– Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.

– Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.

– Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân trong một số tình huống.

Tuần 1: Tham gia trò chơi “Rung chuông vàng” hoặc “Đuổi hình bắt chữ” với chủ đề tính cách và các biểu hiện của tính cách.

Tuần 2: Tham gia cuộc thi “Nghệ sĩ kịch câm tài ba”.

Tuần 3: Nghe nói chuyện về một số nhà thương thuyết nổi tiếng của Việt Nam và trên thế giới.

Tuần 4: Tranh biện và thương thuyết về một số vấn đề mà HS THCS hiện nay đang quan tâm.

1 . Tính cách và cảm xúc của tôi (2 tiết).


2. Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi

(2 tiết).

Tuần 1: Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.

Tuần 2: Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng nhận diện cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

Tuần 3: Chia sẻ kết quả tự đánh giá khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.

Tuần 4: Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân trong một số tình huống.

Đánh giá chủ đề 2


CHỦ ĐỀ 3. TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

(5 tuần x3 tiết/ tuần = 15 tiết)

– Xác định được trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh.

– Thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động, thực hiện được các cam kết đề ra.

– Nhận biết được những tình huống cần từ chối và thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.



Tuần 1: Trách nhiệm của HS THCS.

Tuần 2: Kịch tương tác thể hiện trách nhiệm của học sinh.

Tuần 3: Cuộc thi “Ai nhanh trí hơn”.

Tuần 4: Diễn đàn về kĩ năng từ chối trong việc tự bảo vệ bản thân.

Tuần 5: Biểu diễn tiểu phẩm thể hiện kĩ năng từ chối.



1. Sống có trách nhiệm

(2 tiết).

2 . Kĩ năng từ chối (2 tiết).


Kiểm tra định kì giữa Học kì I: 1 tiết

Tuần 1: Tranh biện về quan điểm “Chỉ khi hoàn thành được trách nhiệm học tập, học sinh mới có thể thực hiện các trách nhiệm khác”.

Tuần 2: Chia sẻ về tấm gương HS THCS thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân.

Tuần 3: Chia sẻ kết quả rèn luyện kĩ năng nhận diện và thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động.

Tuần 4: Trò chơi “Tôi từ chối” hoặc chia sẻ kết quả sưu tầm các mẫu câu từ chối cụ thể ứng với mỗi hình thức từ chối.

Tuần 5: Chia sẻ kết quả rèn luyện và thực hiện kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.

Đánh giá chủ đề 3


CHỦ ĐỀ 4. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

(5 tuần x 3 tiết/ tuần = 15 tiết)

– Nhận ra ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu cá nhân để có quyết định phù hợp.

– Lập được kế hoạch kinh doanh của bản thân phù hợp với lứa tuổi.

– Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và quan hệ trên mạng xã hội.

Tuần 1: Tọa đàm “Ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo đối với việc mua sắm và tiêu dùng”.

Tuần 2: Biểu diễn tiểu phẩm về tiếp thị, quảng cáo và tiêu dùng.

Tuần 3: Giao lưu: Vấn đề kinh doanh đối với HS THCS.

Tuần 4: Diễn đàn: Tự chủ đối với HS THCS.

Tuần 5: Giao lưu: Những con người tự chủ.



1. Người tiêu dùng thông thái (1 tiết).

2. Nhà kinh doanh nhỏ

(1 tiết).

3. Rèn luyện tính tự chủ

(2 tiết).


Kiểm tra đánh giá định kì cuối Học kì I: 1 tiết

.





Tuần 1: Chia sẻ về việc rèn luyện kĩ năng ra quyết định chi tiêu của bản thân trước tác động của tiếp thị quảng cáo.

Tuần 2: Chia sẻ kết quả rèn luyện để trở thành người tiêu dùng thông thái.

Tuần 3: Chia sẻ về việc tìm hiểu kế hoạch kinh doanh ở địa phương.

Tuần 4: Chia sẻ về việc rèn luyện tính tự chủ của bản thân trong cuộc sống và trên mạng xã hội.

Tuần 5: Chia sẻ kết quả rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống và trên mạng xã hội.

Đánh giá chủ đề 4

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

(3 tuần x 3 tiết/ tuần = 9 tiết)

– Thực hiện được những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.

– Thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

– Tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình và thể hiện được khả năng thuyết phục.

– Biết sắp xếp công việc và hoàn thành các công việc trong gia đình.

Tuần 1: Giao lưu về chủ đề “Ứng xử khi có bất đồng ý kiến trong gia đình”.

Tuần 2: . Giao lưu về chủ đề “Bạn cần làm gì để gia đình hài lòng”.

Tuần 3: Chia sẻ về cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

1. Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử làm người thân hài lòng (1 tiết).


2. Tiết kiệm và thực hiện công việc gia đình (2 tiết).



Tuần 1: Chia sẻ kết quả rèn luyện kĩ năng thuyết phục, thể hiện sự tôn trọng và ứng xử làm người thân hài lòng.

Tuần 2: Chia sẻ kết quả rèn luyện kĩ năng sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

Tuần 3: Chia sẻ kết quả rèn luyện kĩ năng sắp xếp và hoàn thành các công việc trong gia đình.

Đánh giá chủ đề 5

CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CỘNG ĐỒNG

(3 tuần x 3 tiết/ tuần = 9 tiết)

– Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

– Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện.

– Biết tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.

Tuần 1: Tìm hiểu các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

Tuần 2: Tham gia lễ phát động “Hoạt động thiện nguyện” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tuần 3: Tìm hiểu về kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

1. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương (2 tiết).

2. Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện (2 tiết).

Tuần 1: Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

Tuần 2: Báo cáo kế hoạch hoạt động thiện nguyện.

Tuần 3: Chia sẻ khó khăn và cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi tham gia hoạt động thiện nguyện.

Đánh giá chủ đề 6

CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(5 tuần x3 tiết/ tuần = 15 tiết)

– Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

– Tổ chức được sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.

– Sưu tầm được tài liệu và viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.

– Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Tuần 1: Biểu diễn Chương trình văn nghệ về chủ đề “Tự hào quê hương tôi”.

Tuần 2: Giới thiệu các sản phẩm đã thiết kế để thể hiện vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Tuần 3: Giao lưu với chuyên gia môi trường ở địa phương về chủ đề “Thiên tai và ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai gây ra cho địa phương”.

Tuần 4: Báo cáo kết quả tìm hiểu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm trước toàn trường.

Tuần 5: Truyền thông trước toàn trường về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

1 . Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi (2 tiết).

2. Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (2 tiết).


Kiểm tra đánh giá định kì giữa Học kì II: 1 tiết

Tuần 1: Trình bày, giới thiệu sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương đã thiết kế được.

Tuần 2: Báo cáo kết quả tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.

Tuần 3: Trình bày báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.

Tuần 4: Chia sẻ kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Tuần 5: Báo cáo kết quả truyền thông đã thực hiện.

Đánh giá chủ đề 7

CHỦ ĐỀ 8. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

(2 tuần x 3 tiết/ tuần = 6 tiết)

– Lập được danh mục những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

– Nêu được việc làm đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của những nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

– Nêu được những thách thức đối với người làm nghề trong xã hội hiện đại.

Tuần 1: Nghe nói chuyện về nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Tuần 2: Tọa đàm/ giao lưu Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại”.

Nghề phổ biến trong xã hội hiện đại (2 tiết).

Tuần 1: Chia sẻ danh mục nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

Tuần 2: Chia sẻ kết quả trải nghiệm một nghề phổ biến trong xã hội hiện đại.

CHỦ ĐỀ 9. HIỂU BẢN THÂN CHỌN ĐÚNG NGHỀ

(5 tuần x 3 tiết/ tuần = 15 tiết)

– Xây dựng và thực hiện được kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.

– Rèn luyện được sức khoẻ, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.

– Nêu được phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề trong xã hội hiện đại.

– Tự đánh giá được việc rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

– Định hướng được các nhóm môn học ở trung học phổ thông liên quan đến hướng nghiệp.

– Xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp.

Tuần 1: Nghe nói chuyện về mối tương quan giữa việc chọn nghề phù hợp với hứng thú nghề nghiệp và đặc điểm cá nhân với sự thành đạt trong nghề nghiệp.

Tuần 2: Giao lưu với cựu HS thành đạt trong nghề nghiệp.

Tuần 3. Tham gia diễn đàn “ Nghề nào cũng đáng được tôn trọng”

Tuần 4: Ngày hội tư vấn hướng nghiệp.

Tuần 5: Tổng kết năm học.

1. Hứng thú nghề nghiệp (1 tiết).

2. Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp (3 tiết).


Kiểm tra đánh giá định kì cuối học kì 2: 1 tiết

Tuần 1: Chia sẻ kết quả khảo sát hứng thú nghề nghiệp của bản thân.

Tuần 2 . Chuẩn bị bài thuyết trình để tham gia diễn đàn “ Nghề nào cũng đáng được tôn trọng” ở lớp

Tuần 3: Chia sẻ kết quả rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

Tuần 4: Chia sẻ kết quả rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp.

Đánh giá chủ đề 9


Tuần 5. Tổng kết năm học tại lớp.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 3.165
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo