Phân phối chương trình Giáo dục công dân 8 Cánh Diều

Mẫu kế hoạch dạy học GDCD 8 bộ Cánh Diều

Phân phối chương trình môn Giáo dục công dân 8 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp các thầy cô nắm được nội dung tiến trình bài dạy môn GDCD lớp 8 sách Cánh Diều của cả kì 1 và kì 2 trong năm học 2023-2024. Sau đây là mẫu file word kế hoạch dạy học môn Giáo dục công dân 8 sách Cánh Diều sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình dạy học thực tế của các trường.

PPCT môn Giáo dục công dân 8 sách Cánh Diều

PPCT môn Giáo dục công dân 8 sách Cánh Diều

STT

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cấn đạt

Ghi chú

1

Bài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

2 tiết

(1,2)

– Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

– Nhận biết được giá trị của các truyền thống của dân tộc Việt Nam.

– Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

– Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

– Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc.

* Năng lực:

- Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác.

- Điều chỉnh hành vi; Phát triển bản thân.

* Phẩm chất: Yêu nước; Trách nhiệm.

2

Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

3 tiết

(3,4,5)

–Nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

– Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

* Năng lực:

- Giao tiếp và hợp tác; Tự chủ và tự học.

– Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

– Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.

- Điều chỉnh hành vi; Tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH.

* Phẩm chất: Nhân ái;

Trách nhiệm.

3

Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo

2 tiết

(6,7)

– Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

– Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

– Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.

– Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động

4

Kiểm tra giữa kì 1

1 tiết

(8)

5

Bài 4. Bảo vệ lẽ phải

2 tiết

(9,10)

– Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

– Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

– Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi

không bảo vệ lẽ phải.

6

Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

4 tiết

(11,12,13, 14)

– Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

– Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

– Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

– Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

7

Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình

3 tiết

(15,16,17)

– Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

– Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

– Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

– Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

– Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi

không bảo vệ lẽ phải.

8

Kiểm tra cuối kì 1

1 tiết

(18)

9

Bài 7. Xác định mục tiêu cá nhân

3 tiết

(19,20,21)

– Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.

–Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.

– Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

– Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.

10

Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu

4 tiết

(22,23,24,25)

– Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.

– Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu.

–Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.

–Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.

11

Kiểm tra giữa kì 2

1 tiết

(26)

12

Bài 9. Phòng ngừa tại nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

4 tiết

(27,28,29,30)

– Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

– Trình bày được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

– Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

– Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

– Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

– Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ

động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Thực hành trải nghiệm

13

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

4 tiết

(31,32,33,34)

– Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.

– Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.

– Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động; lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.

– Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi.

14

Kiểm tra cuối kì 2

1 tiết

(35)

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.700
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi