Người có bệnh nền có nên tiêm vaccine Covid không?

Người có bệnh nền có nên tiêm vaccine Covid không? Những đối tượng nào được chống chỉ định tiêm vacicne Covid? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Người có bệnh nền có nên tiêm vaccine Covid không?

Những người có bệnh nền là những đối tượng có nguy cơ mắc Covid cao hơn và bệnh tình dễ trở nặng khi nhiễm Covid. Nhưng nhiều người vẫn phân vân người có bệnh nền có nên tiêm vaccine Covid không?

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine Covid vẫn tồn tại tuy nhiên nó lại thấp hơn những lợi ích nó mang lại cho con người và những vaccine này đã được kiểm định độ an toàn trước khi đưa ra tiêm cho người dân

=> Người có bệnh nền nên tiêm vaccine Covid khi đến lịch tiêm, tuy nhiên những người này cần thận trọng khi tiêm, cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp trước khi tiêm

2. Những ai không nên tiêm vaccine Covid?

Những đối tượng sau đây không nên tiêm vaccine Covid 19 theo quy định của Bộ Y tế:

  • Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.
  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

3. Đối tượng trì hoãn tiêm vaccine Covid

Đối tượng thận trọng khi tiêm vaccine Covid

Những đối tượng sau đây nên trì hoãn tiêm vaccine, nên thận trọng lựa chọn tiêm nếu lợi ích mang lại cao hơn tác dụng phụ:

  • Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
  • Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …
  • Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

4. Đối tượng thận trọng khi tiêm vaccine Covid

Những đối tượng sau đây nên thận trọng khi tiêm vaccine Covid, người dân thuộc một trong những đối tượng này khi đi tiêm phải lựa chọn những cơ sở có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
  • Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
  • Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

5. Triệu chứng sau khi tiêm vaccine Covid

Sau khi tiêm phòng, các bạn nên theo dõi các triệu chứng sau tiêm, nếu có những biểu hiện bất thường thì cần báo ngay cho cơ sở y tế để được điều trị kịp thời

Sau đây là những triệu chứng sau tiêm vaccine Covid:

Sau khi tiêm vaccine, người tiêm có thể gặp các trường hợp sau đây:

  • Đau tại vị trí tiêm: Khoảng 70% đến 80% số người cảm thấy đau cánh tay ở vị trí tiêm kèm theo mẩn đỏ, sưng tấy.
  • Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết vùng dưới cánh tay sưng lên sau khi tiêm vắc-xin xảy ra ở khoảng 1/10 số người tiêm vắc-xin Moderna. Nguyên nhân là do các hạch bạch huyết đang hoạt động quá mức nhằm tạo ra các kháng thể chống nhiễm trùng, khiến chúng tăng kích thước.
  • Chóng mặt: Khoảng 17% trường hợp cảm thấy chóng mặt sau khi tiêm COVID-19. Đây là tác dụng không mong muốn phổ biến mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc-xin Moderna hoặc Pfizer trong tháng đầu tiên có vắc xin.
  • Đau đầu: Có khoảng 30% trường hợp bị đau đầu sau khi tiêm liều đầu tiên hoặc thứ hai của vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là phản ứng phụ sau tiêm có thể xảy ra sau một trong hai liều vắc-xin. Bạn có thể giảm mệt mỏi bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau tiêm.
  • Sốt, ớn lạnh: Tác dụng phụ này là kết quả của việc hệ thống miễn dịch được kích hoạt.
  • Buồn nôn: Khoảng 20% số người sau khi tiêm vắc-xin Moderna cho biết bị buồn nôn sau khi tiêm liều thứ hai, gấp đôi tỷ lệ sau khi tiêm liều thứ nhất. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn sẽ không kéo dài lâu.
  • Đau cơ: Việc mắc COVID-19 có thể khiến người bệnh bị nhức mỏi cơ và vắc-xin COVID -19 cũng vậy. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể, tùy thuộc theo từng trường hợp và ngưỡng chịu đau của từng người mà xuất hiện triệu chứng đau hay không.
  • Sốc phản vệ: Đây là tác dụng phụ hiếm gặp và có thể đe dọa đến tính mạng. Phản ứng nguy hiểm này thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng vắc xin. Dấu hiệu sốc phản vệ trên lâm sàng bao gồm khó thở, nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, chóng mặt và ngất xỉu.

Khi gặp những biểu hiện này sau tiêm, các bạn nên lưu ý và báo ngay cho cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời:

  • Sốc phản vệ
  • Ở miệng: tê quanh môi hoặc lưỡi;
  • Ở da: phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tai hoặc đỏ da;
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, nghẹn họng;
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng;
  • Đường hô hấp: khó thở, thở rít, khò khè;
  • Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt

Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp như: sốt cao; sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm; tăng hoặc tụt huyết áp; đau cơ dữ dội

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Người có bệnh nền có nên tiêm vaccine Covid không? Trước khi đi tiêm vaccine Covid, các bạn nên xác định xem mình thuộc trường hợp nào, có phù hợp với việc tiêm vaccine hay không để đảm bảo an toàn nhé.

Mời các bạn tham khảo các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 879
0 Bình luận
Sắp xếp theo