Ngày giỗ tổ nghề Nail là ngày nào 2024?

Cúng giỗ tổ nghề Nail - Tóc diễn ra vào ngày mùng mấy hàng năm? Giỗ tổ nghề Nail là một hoạt động tâm linh ý nghĩa, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và cũng là dịp để những người làm trong ngành nail mong cầu cho công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, được tổ nghề ban phước, chở che. Vậy giỗ tổ nghề nail vào ngày nào? Mâm cúng tổ nghề Nail cần chuẩn bị những gì?

Bài viết dưới đây, HoaTieu.vn sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc về cách cúng tổ nghề nail và những lưu ý, mâm cúng tổ nghề nail, lễ vật giỗ tổ nghề nail, văn khấn cúng tổ nghề nail đúng chuẩn nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cách cúng tổ nghề Nail
Cách cúng tổ nghề Nail

1. Ngày giỗ tổ nghề Nail là ngày nào?

Hiện nay, có 2 ngày giỗ tổ nghề Nail. Đó là:

  • Giỗ tổ nghề nail vào khoảng ngày 15 hoặc 16 tháng 3 âm lịch hằng năm. Với năm 2024 thì sẽ là ngày 23 hoặc 24 tháng 4 dương lịch.
  • Nhưng cũng có nơi chọn ngày 3/11 âm lịch hàng năm làm ngày tổ chức cúng giỗ tổ nghề nail, tức ngày 3-12-2024 dương lịch.

Theo nhiều thông tin kiểm chứng từ những người làm trong ngành làm nail - tóc thì phần nhiều ngày 16/3 âm lịch sẽ được lấy làm ngày giỗ tổ nghề làm móng.

Tuy nhiên, tùy theo vùng quy định, nên ngày 3/11 vẫn có nơi tiến hành cúng giỗ tổ ngành nail tóc.

2. Mâm cúng tổ nghề Nail – Tóc

Mâm cúng tổ nghề Nail, nghề làm móng thường sẽ có các lễ vật sau:

  • Trái cây
  • Hoa cúng
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo và muối
  • Trầu cau đã têm
  • Trà, Rượu nếp, Nước
  • Giấy cúng tổ nghề
  • Gà luộc
  • Heo quay
  • Xôi, chè
  • Bánh bao

3. Lễ vật cúng tổ nghề Nail chuẩn bị những gì?

Lễ vật và văn khấn cúng tổ nghề Nail - Tóc
Lễ vật và văn khấn cúng tổ nghề Nail - Tóc
  • Nhang và đèn, hoặc có thể lựa chọn nến được chạm khắc có hình long phụng.
  • Trái cây thì chọn theo vùng miền, sở thích và kinh tế của giai chủ. Chỉ cần lưu ý là phải chọn quả tươi, to, đẹp để thể hiện ước mong tài lộc dồi dào, cuộc sống đủ đây, công việc thuận lợi, tiến tới.
  • Rượu nếp, xôi, chè, bánh chưng, bánh tét, bánh bao,…: là những món đồ cúng mặn cần phải có trên mâm cúng tổ nghề nail.
  • Gà luộc: Nên lựa chọn những con gà trống khỏe mạnh, có cựa đỏ, khi luộc thì nên để gà ở tư thế ngẩng đầu để mâm cúng được đẹp và thể hiện tính trang trọng.
  • Heo quay: Nếu có điều kiện kinh tế hơn, người làm nail có thể thay thế gà luộc bằng heo quay để thể hiện lòng thành với tổ nghề. Tuy nhiên đây là điều không bắt buộc nếu không có điều kiện, bởi điều cần nhất vẫn là sự thành tâm trong cúng bái.
  • Giấy cúng tổ nghề nail
  • Trà và trầu cau têm

4. Cách bày mâm cúng Tổ nghề

Các lễ vật trên mâm cúng tuy rất nhiều nhưng đều có cách trình bày rất đơn giản. Một số quy tắc bày mâm cúng thường thấy là:

• Xung quanh mâm cúng đặt chén đũa

• Giữa bàn cúng đặt đồ mặn (heo quay, gà luộc, bánh chưng, chả lụa,..)

• Phía trước mâm cúng đặt trái cây, bình nước, 3 chung nước, 3 chung rượu, đèn cầy (nến), lư hương, nhang cúng, giấy cúng, gạo, muối

5. Cách cúng tổ nghề Nail

  • Lễ cúng tổ nghề nail thường được tổ chức vào buổi sáng sớm hoặc trong buổi sáng, để đón nhận năng lượng dồi dào từ ánh nắng thiên nhiên của mặt trời. Tránh làm lễ làm buổi tối vì đây là thời gian có chứa nhiều năng lượng âm, không tốt để thực hiện các nghi thức thờ cúng. Nên dậy sớm chuẩn bị đồ cúng hoặc chuẩn bị từ hôm trước để lễ cúng diễn ra đúng vào giờ đẹp.
  • Thắp nến long phụng và đèn cầy (số lượng lẻ 1-3-5). Người đại diện cúng tổ là người có uy tín cao trong nghề, thay mặt mọi người dâng lên tổ nghề những lễ vật đã chuẩn bị trước đó. Sau đó châm nén hương thơm (1-3-5 nén) rồi chủ tế sẽ khấn vái, thắp hương vào lư hương.
  • Tiếp theo là đọc bài văn khấn cúng tổ. Người đại diện thực hiện đọc văn khấn cúng tổ nghể nail, mỗi đoạn đọc xong thì phải cúi lạy 1 cái.
  • Nghi lễ tiếp theo là tất cả mọi người lần lượt đến thắp nhang cho tổ nghề, thành tâm bày tỏ những mong ước của bản thân mình. Lễ cúng tổ nghề làm móng, tóc thường diễn ra từ 1 - 3 tiếng đồng hồ.
  • Kết thúc các nghi thức của phần lễ cúng, sẽ chuyển qua phần hội khi mọi người cùng nhau ăn uống và trò chuyện cùng nhau.
  • Chờ cho hương tàn hết thì khấn văn hạ lễ, hóa vàng mã.
  • Lấy gạo, muối, rượu rải xung quanh.

6. Bài khấn cúng tổ ngành Nail

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………

Ngụ tại…………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Trên đây là thông tin về Ngày giỗ tổ nghề Nail tại Việt Nam cùng hướng dẫn chi tiết cách cúng, chuẩn bị lễ vật trong mâm giỗ tổ nghề nail mà HoaTieu.vn muốn gửi tới bạn đọc. Việc thực hiện các nghĩ lễ giỗ tổ nghề Nail không cần quá cầu kì mà quan trọng là sự thành tâm trong công đoạn chuẩn bị, thực hiện. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 3.834
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm